Cúng bái, cúng ma là một nhu cầu đối với nhà có người ốm đau hoặc khi nhà có người có sự kiện bất thường. Người dân tộc thiểu số thường tự chữa bằng những bài thuốc dân gian đồng thời mời thầy cúng. Việc cúng thường đơn giản, nhưng phải là mâm rượu thịt. Hiện nay ở vùng sâu vùng xa một số người dân tộc thiểu số vẫn còn duy trì tục lệ cúng bái khi ốm đau.
Bảng 4.18: Tập quán cúng bái khi ốm đau của người dân tộc
Phương án Tày (n=25) Giáy (n=30)
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
Đi bệnh viện 21 84.0 12 40.0
Cúng bái 4 16.0 18 60.0
Tổng 25 100 30 100
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2018 Kết quả nghiên cứu cho thấy người dân tộc Tày với 84% lượt chọn khi ốm đau thường đi bệnh viện, người dân tộc Giáy có tới 60% lượt chọn khi ốm
vì “khi ốm đau thì đi bệnh viện vì bác tin tưởng vào y học hiện đại và bác sỹ mới có thể khám chữa bệnh được. Chỉ có thuốc men mới làm cho người ta khỏi bệnh, nhưng đôi khi đi bệnh viện mà không khỏi thì kết hợp cả cúng nữa” (Pvs, nam dân tộc Tày, 45 tuổi), người dân tộc Giáy chọn cúng bái do “đôi khi cúng thì nó cũng khỏi mà, đây là phong tục có từ lâu rồi bây giờ người ta vẫn còn tin vào ma là do con ma làm cho người ốm. Nhưng đã có thay đổi một chút rồi vì khi ốm nặng thì mọi người vẫn đi bệnh viện chứ không chỉ có mỗi cúng ở nhà” (Pvs, nam dân tộc Giáy, 43 tuổi). Chỉ có 40% người dân tộc Giáy chọn khi ốm đau đi bệnh viện và người dân tộc Tày khi ốm đau làm cúng bái chiếm 16% lượt chọn (bảng 4.18). Đối với người dân ốm nhẹ thì nằm ở nhà nghỉ ngơi, chỉ khi ốm nặng mới phải đi bệnh viện.
Hộp 4.16: Cúng bái khi ốm đau của người dân tộc
“Vào viện mà không khỏi thì mới cúng bái vì một phần ma ba phần thuốc mà”
PVS, nam dân tộc Tày, 48 tuổi
“Có chứ, tuy nhiên không phải cứ ốm đau là cúng, chỉ thỉnh thoảng có cúng thôi, còn nếu ốm nặng thì vẫn uống thuốc và đi bệnh viện bình thường. Bởi vì uống thuốc đôi khi cũng không khỏi được nên mới cúng bái”
PVS, nam dân tộc Giáy, 39 tuổi
Tóm lại, tập quán ốm đau chỉ tìm thầy cúng, thầy mo đến cúng bái, gọi hồn,…đã có sự thay đổi mặc dù chưa bỏ hẳn nhưng hiện nay người dân đã bắt đầu đi mua thuốc uống khi bị bệnh, đưa người bệnh đến trạm xá, bệnh viện khám chữa bệnh, cho người bệnh ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.