Nhà vệ sinh sử dụng của người dân tộc

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH XÃ HỘI HỌC ĐÈ TÀI: TẬP QUÁN TRONG SẢN XUẤT VÀ SINH HOẠT CỦA NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ (Nghiên cứu trường hợp tại xã Mậu Long – huyện Yên Minh – tỉnh Hà Giang) (Trang 49 - 53)

Ô nhiễm môi trường do phân người nói riêng và do các chất thải trong cuộc sống của con người từ lâu đã được các quốc gia và cộng đồng thế giới

quan tâm. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn khoảng 40% dân số thế giới (chủ yếu ở Châu Á) không được tiếp cận với nhà tiêu hợp vệ sinh, 80% dân số nông thôn (2,6 tỷ người) trên toàn cầu không được tiếp cận với điều kiện vệ sinh đảm bảo, trong số này có 1,3 tỷ người ở Trung Quốc và Ấn Độ. Gánh nặng bệnh tật liên quan đến phân người, rác thải và việc sử dụng nước ô nhiễm đã được biết đến từ lâu. Quyết định 08/2005/QĐ-BYT quy định có 4 loại nhà tiêu hợp vệ sinh là: nhà tiêu hai ngăn, nhà tiêu thấm dội nước, nhà tiêu tự hoại và nhà tiêu chìm có ống thông hơi; nhà tiêu bioga cũng được coi là nhà tiêu hợp vệ sinh do nó là một dạng nhà tiêu tự hoại, nhưng có một số điểm khác biệt cấu trúc so với nhà tiêu tự hoại thông thường (Đào Duy Khuê và Cộng sự, 2007).

Phần lớn quan niệm về nhà tiêu hợp vệ sinh của người dân tộc Tày và người dân tộc Giáy là xây dựng nhà tiêu cách nguồn nước ăn uống, sinh hoạt 10m trở lên và có mái lợp ngăn được nước mưa, cửa và xung quanh nhà tiêu được che kín đáo (bảng 4.14).

Bảng 4.14: Quan niệm về nhà tiêu hợp vệ sinh của người dân tộc Quan niệm nhà tiêu hợp vệ

sinh Tày (n=25) Giáy (n=30) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)

Xây dựng nhà tiêu cách nguồn nước ăn uống, sinh hoạt 10m trở lên

17 68.0 13 43.3

Có mái lợp, xung quanh nhà tiêu được che chắn kín đáo

8 32.0 12 40.0

Có nắp đậy kín các lỗ tiêu 0 0.0 0 0.0

Không biết 0 0.0 5 16.7

Tổng 25 100 30 100

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2018 Từ bảng 4.14 ta thấy, quan niệm về nhà tiêu hợp vệ sinh là việc xây

ở cả hai nhóm dân tộc. Cụ thể, người dân tộc Tày là 68,0% vì làm nhà vệ sinh gần nguồn nước sẽ làm cho các ký sinh trùng gây bệnh phát triển khi sử dụng nước uống mà không đun kỹ thì dễ bị mắc các bệnh về tiêu hóa, ô nhiễm nguồn nước sạch “làm nhà vệ sinh phải cách xa nguồn nước ăn uống, sinh hoạt chứ nếu không sẽ ảnh hưởng đến nguồn nước ăn, nước uống và gây ô nhiễm nguồn nước” (Pvs, nam dân tộc Tày, 48 tuổi) và người dân tộc Giáy là 43,3% vì “chú thấy làm nhà vệ sinh thứ nhất là phải cách xa chỗ ở một chút, thứ hai là cách xa nguồn nước bởi vì nó gây mùi, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của mình” (Pvs, nam dân tộc Giáy, 43 tuổi). Tiếp đến là nhà vệ sinh có mái lợp ngăn được nước mưa, cửa và xung quanh nhà tiêu được che chắn kín đáo của người Tày là 32,0%, còn của người dân tộc Giáy là 40,0% do làm nhà vệ sinh mà không có gì che chắn kín đáo sẽ là môi trường gây bệnh cho các con như con ruồi, muỗi dễ sinh sôi nảy nở. Không có lượt chọn nào về quan niệm có nắp đậy kín các lỗ tiêu ở cả hai dân tộc. Tỷ lệ không biết về nhà tiêu hợp vệ sinh của người dân tộc Tày là 0% trong khi đó của người dân tộc Giáy là 16,7% vì “cô cũng không biết, chỉ biết làm cách xa nhà một chút thôi. Không biết thế nào là hợp vệ sinh với không hợp vệ sinh cả” (Pvs, nữ dân tộc Giáy, 37 tuổi). Có thể thấy rằng hiểu biết của người dân tộc Tày về nhà tiêu hợp vệ sinh cao (bảng 4.15).

Bảng 4.15: Loại nhà vệ sinh sử dụng của người dân tộc

Loại nhà vệ sinh Tày (n=25) Giáy (n=30)

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Nhà vệ sinh tự hoại 12 48.0 1 3.3

Nhà vệ sinh thô sơ 13 52.0 24 80.0

Không có nhà vệ sinh 0 0.0 5 16.7

Tổng 25 100 30 100

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2018 Kết quả điều tra cho thấy, loại nhà vệ sinh chiếm tỷ lệ cao nhất của cả hai người dân tộc Tày và người dân tộc Giáy là nhà vệ sinh thô sơ lần lượt là

52% và 80% (bảng 4.15), phần lớn nhà vệ sinh thô sơ của người dân tộc đều không hợp vệ sinh nó chỉ được các gia đình đào hố rồi quay bạt hoặc sử dụng những phên tre nứa quây xung quanh. Người dân tộc Tày có nhà vệ sinh tự hoại cao với 48% trong khi đó người dân tộc Giáy chỉ có 3,3%. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến người dân tộc không làm nhà vệ sinh tiêu chuẩn, trong đó nguyên nhân quan trọng nhất là các hộ gia đình người dân tộc không có điều kiện kinh tế. Bên cạnh đó do ảnh hưởng của những thói quen lâu đời nên người dân vẫn chưa chú trọng vào công tác vệ sinh.

Hộp 4.13: Lý do không làm nhà vệ sinh tiêu chuẩn

Nhà anh chỉ có thóc gạo là đủ ăn quanh năm, còn tiền mua rau mua thịt thì đem gạo ra chợ bán mới có mà mua nhưng bữa rau chiếm phần lớn, còn thịt thì tuần được 2-3 bữa thôi. Vì không có tiền nên hai vợ chồng thay nhau đi làm thuê ở Trung Quốc vài tháng có tiền trả nợ những khoản chi khác trước đó vay họ hàng, hàng xóm. Thế nên là không có tiền để xây nhà vệ sinh, riêng chi phí vận chuyển cũng đắt lắm rồi tại vì vật liệu ở xa mà”

PVS, nam dân tộc Giáy, 35 tuổi

“Hiện nay thì nhà cô vẫn dùng nhà vệ sinh thô sơ thôi vì chưa có điều kiện để xây nhà vệ sinh mới, nhà thì trồng lúa cũng chỉ đủ ăn không có đồng nào cả, xây thì cũng không có đủ nước nữa, mùa khô chỉ đủ nước ăn uống thôi”

PVS, nữ dân tộc Tày, 32 tuổi

Nguyên nhân thứ hai không xây nhà vệ sinh tiêu chuẩn là do thói quen. Thói quen đi vệ sinh bừa bãi hay nơi đồi núi, trong rừng đã ăn sâu vào trong tiềm thức của họ do đó họ không muốn thay đổi hoặc ít thay đổi “nhà

còn hạn chế nên người dân không thể biết được sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh sẽ gây ra nhiều loại bệnh, có hại cho sức khỏe như bệnh đường tiêu hóa, bệnh về da. Bởi vì người dân không có thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh nên rất dễ bị mắc bệnh. Về công tác tuyên truyền ở các cấp xã đến thôn bản còn ít và chưa thực sự có hiệu quả, các phương tiện truyền thông đại chúng như loa, đài phát thanh chưa có mà trình độ dân trí của người dân lại thấp vì vậy mà không thể tự tìm hiểu được ở trên sách, báo nên ở các cấp chính quyền cần phải tuyên truyền nhiều hơn để người dân có thể hiểu về cách phòng bệnh cũng như làm nhà tiêu hợp vệ sinh.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH XÃ HỘI HỌC ĐÈ TÀI: TẬP QUÁN TRONG SẢN XUẤT VÀ SINH HOẠT CỦA NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ (Nghiên cứu trường hợp tại xã Mậu Long – huyện Yên Minh – tỉnh Hà Giang) (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w