Tập quán trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân tộc

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH XÃ HỘI HỌC ĐÈ TÀI: TẬP QUÁN TRONG SẢN XUẤT VÀ SINH HOẠT CỦA NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ (Nghiên cứu trường hợp tại xã Mậu Long – huyện Yên Minh – tỉnh Hà Giang) (Trang 27)

4.1.1. Tập quán trồng trọt của người dân tộc

Ở vùng cao, đặc biệt là ở trong các vùng nông thôn sản xuất nông nghiệp là hoạt động kinh tế chính của người dân. Ở xã Mậu Long hơn 90% người dân đều làm nông nghiệp, sống dựa vào việc canh tác lúa nước là chủ yếu. Ngoài lúa nước thì còn một số cây trồng như ngô, khoai, sắn là những cây trồng phổ biến phục vụ cho đời sống của người dân tộc Tày và Giáy. Đối với người dân tộc Tày và người dân tộc Giáy loại cây trồng chủ yếu là lúa nước và ngô, ngoài ra còn trồng thêm khoai, sắn (bảng 4.1).

Bảng 4.1: Loại cây trồng

Phương án Tày (n=25) Giáy (n=30)

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Lúa nước 25 100.0 30 100.0 Lúa nương 1 4.0 0 0.0 Ngô 25 100.0 30 100.0 Khoai 1 4.0 22 73.3 Sắn 11 44.0 5 16.7

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2018 Kết quả nghiên cứu cho thấy cả hai người dân tộc Tày và người dân tộc Giáy đều chọn 100% là trồng lúa nước và trồng ngô (bảng 4.1). Đây là những loại cây trồng được canh tác lâu đời của người dân tộc Tày và dân tộc Giáy vì nó phù hợp với điều kiện đất đai và khí hậu nơi đây, có thể thấy đây là cây trồng chính của cả hai dân tộc Tày và Giáy, giữ vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế và không thể thay thế được. Là cây cung cấp lương thực chính cho gia đình (hộp 4.1).

Gia đình có truyền thống trồng lúa nước, trồng ngô lâu đời. Đây là cây cung cấp lương thực chính hiện nay, gia đình cô cũng không muốn thay đổi trồng sang những loại cây khác bởi vì quen trồng những cây này rồi, nếu trồng cây khác thì không trồng được”

(PVS, nữ dân tộc Giáy, 37 tuổi)

“Nhà bác chủ yếu là trồng lúa nước với trồng ngô, đây là những loại cây được canh tác từ đời ông bà cho đến bây giờ nên không thể thay đổi được, nhà nông nếu không trồng lúa trồng ngô thì không biết làm cái gì khác cả. Có chăng chỉ thay đổi giống mới có năng suất chất lượng cao hơn thôi chứ không thể không trồng

(PVS, nam dân tộc Tày, 45 tuổi) Loại cây tiếp theo được người dân tộc Giáy trồng với tỷ lệ cao là khoai (73,3%) trong khi đó cây sắn được người dân tộc Tày trồng chiếm 44% (bảng 4.1). Đối với người dân tộc Giáy họ có tập quán trồng khoai (khoai lang, khoai sọ) để lấy lấy rau, lấy củ cho việc chăn nuôi lợn, nguồn thức ăn cho lợn hoàn toàn là thức ăn tự nhiên “nhà cô có mảnh vườn trồng rau khoai lang, có khi trồng xen canh dưới những ruộng ngô, trồng nhiều rau khoai thì không phải đi tìm rau khác cho lợn ăn đỡ vất vả hơn. Trồng khoai thì không phải chăm sóc nhiều” (Pvs, nữ dân tộc Giáy, 41 tuổi). Trong khi đó người dân tộc Tày có tỷ lệ trồng sắn cao do “nhà có trồng một ít sắn để làm thức ăn cho gà, vịt, nếu dùng mỗi ngô cho thì tốn lắm. Với cả trồng sắn cũng không phải chăm sóc gì nhiều chỉ cần không cho trâu bò đến phá là được, đến mùa thì đi thu hoạch về là xong” (Pvs, nam dân tộc Tày, 48 tuổi).

Về mùa vụ trồng lúa thì cả hai người dân tộc Tày và người dân tộc Giáy đều có tập quán trồng một vụ trong năm do phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Bên cạnh đó cũng có một số gia đình người dân tộc Tày có làm hai vụ

trong năm do những gia đình này có hệ thống mương dẫn nước ổn định (hộp 4.2).

Hộp 4.2: Lý do người dân có tập quán trồng một vụ trong năm

Nhà chú trồng lúa nước, trồng ngô, khoai một vụ thôi bởi vì thiếu nước. Muốn làm hai vụ cũng khó khăn lắm nên làm được một vụ là tốt rồi, bây giờ mưa càng ngày càng ít, hạn hán nắng nóng thì kéo dài

(PVS, nam dân tộc Giáy, 43 tuổi) “Gia đình anh trồng một vụ thôi vì ở đây làm nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào tự nhiên. Chỉ làm một vụ cho đủ ăn là được rồi, làm nhiều cũng không có sức do nhà ít người mà làm thì hoàn toàn làm bằng sức người”

(PVS, nam dân tộc Tày, 31 tuổi) “Gia đình bác thì có trồng lúa nước hai vụ, còn những loại cây khác như ngô, sắn thì chỉ trồng một vụ thôi vì nhà bác có dẫn mương nước từ suối về cũng đủ làm hai vụ lúa nước. Ruộng thì cũng chỉ có mấy sào với tập chung cùng một chỗ nên làm được”

(PVS, nam dân tộc Tày, 48 tuổi) Như vậy, cả hai người dân tộc Tày và người dân tộc Giáy đều có tập quán canh tác lúa nước và ngô, đây là cây trồng được người dân canh tác lâu đời và không thay đổi. Tuy nhiên chỉ canh tác được một vụ trong năm, bên cạnh đó có một số gia đình canh tác lúa nước được hai vụ trong năm.

Đối với người dân ở vùng cao, đặc biệt là ở xã Mậu Long việc trồng lúa phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên, do vậy thời điểm thích hợp để người dân gieo trồng là vào mùa mưa (bảng 4.2).

Bảng 4.2: Thời gian trồng lúa

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Lúa nước Từ tháng 5-10 (Mùa mưa) 25 100.0 30 100.0 Từ tháng 11-4 (Mùa khô) 6 24.0 0 0.0 Lúa nương Từ tháng 5-10 (Mùa mưa) 1 4.0 0 0.0 Từ tháng 11-4 (Mùa khô) 0 0.0 0 0.0

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2018 Kết quả điều tra cho thấy cả hai người dân tộc Tày và người dân tộc Giáy đều trồng lúa nước vào khoảng thời gian từ tháng 5-10 (mùa mưa) là 100%. Lúa nương không còn được canh tác phổ biến ở cả hai dân tộc, chỉ có người dân tộc Tày chiếm 4% nguyên nhân do trồng lúa nương không đem lại hiệu quả cao, năng suất thấp và người dân không thể trông coi được. Người dân tộc Giáy không trồng lúa nước vào mùa khô (hộp 4.3). Đây là giai đoạn mùa khô, đất đai khô cằn, trời không mưa, sông suối ít nước chỉ có một số ít gia đình có kênh mương nước hoàn chỉnh mới có thể canh tác được trong khoảng thời gian này (hộp 4.3).

Hộp 4.3: Lý do không trồng lúa nước vào mùa khô của người dân tộc

Bây giờ mọi người không canh tác lúa nương nữa vì trồng lúa nương năng suất không cao, tỷ lệ nảy mầm thấp. Hơn nữa làm lúa nương là làm xa nhà nên không thể trông được vì trâu bò người khác chăn không cẩn thận hay đến ăn, còn có chim muông thú đến phá nữa

(Pvs, nữ dân tộc Tày, 32 tuổi) “Nhà anh trồng lúa vào mùa mưa khoảng tháng 5-6 thôi, mùa khô thì không trồng được vì không có nước

(Pvs, nam dân tộc Giáy, 35 tuổi)

Như vậy tập quán canh tác lúa của người dân hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên tức là người dân chỉ trồng lúa được trong thời gian mưa

nhiều. Thời gian canh tác chủ yếu là vào khoảng tháng 5-6, chỉ có một số ít người dân tộc Tày canh tác vào mùa khô.

Ở nước ta đồi núi chiếm ¾ lãnh thổ, đặc biệt là khu vực miền núi phía Bắc địa hình chủ yếu là đồi, dốc, do đó việc canh tác của người dân phụ thuộc hoàn toàn vào địa hình. Ruộng bậc thang là hình thức canh tác phù hợp nhất đối với địa hình. Đối với người dân tộc Tày và người dân tộc Giáy hình thức canh tác của họ chủ yếu là ruộng bậc thang (bảng 4.3).

Bảng 4.3: Hình thức canh tác lúa

Hình thức canh tác lúa Tày (n=25) Giáy (n=30) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)

Ruộng bậc thang 25 100.0 30 100.0

Nương rẫy 1 4.0 0 0.0

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2018 Qua bảng 4.3 cho thấy, cả hai dân tộc Tày và Giáy đều canh tác lúa bằng hình thức ruộng thang. Người dân tộc Tày với người dân tộc Giáy lần lượt là 100% lượt chọn. Điều đó cho thấy địa hình là yếu tố quan trọng quyết định hình thức canh tác của người dân, người dân dựa vào địa hình để lựa chọn phương thức canh tác cho phù hợp với địa hình. Như vậy địa hình là yếu tố quan trọng góp phần hình thành nên tập quán canh tác lúa nước bằng ruộng bậc thang của người dân tộc. Để có được ruộng bậc thang, công việc đầu tiên là phải tìm chọn cho được những đồi đất có nước hoặc khả năng dẫn nước về. Tiếp đến là công việc phát cỏ, dọn cây, đánh gốc. Điều quan trọng và bậc nhất là trong đầu người khai khẩn phải hình dung được thửa ruộng sẽ dài rộng như thế nào.

Ruộng bậc thang làm theo quy trình từ trên xuống, không bao giờ làm từ đỉnh mà làm từ đỉnh mà làm từ lưng chừng đồi xuống tới chân đồi bằng với mặt bằng thung lũng. Ruộng rộng hay hẹp tùy vào độ dốc của đồi. Có nơi độ

dốc cao, chiều rộng của thửa ruộng chỉ vừa hai đường bừa. Tuy nhiên, để có một thửa ruộng hẹp như thế người ta phải làm đi làm lại nhiều lần. Có thể thấy, ruộng bậc thang là hình thức canh tác được người dân lựa chọn nhiều nhất. Hiện nay người dân không còn canh tác lúa trên nương rẫy bởi nó mang lại năng suất thấp, chim muông phá hoại nhiều mà người dân không thể trông coi được. Bên cạnh đó, canh tác nương rẫy chỉ được 2-3 năm là đất bị bạc màu, không canh tác được lâu dài như ruộng bậc thang. Do đó, người dân chủ yếu canh tác trên ruộng bậc thang.

Do những năm gần đây người dân đã chuyển từ hình thức du canh du cư sang hình thức ổn định (định canh, định cư) nên việc trồng lúa trên nương rẫy đã không còn. Thay vào đó những mảnh nương rẫy cũ được người dân trồng các loại cây như: cây keo, cây thông,…phủ xanh đất trống đồi trọc. Công cụ là một phần không thể thiếu được trong hoạt động sản xuất của người dân tộc. Phần lớn các công cụ sản xuất của người dân vẫn là công cụ thô sơ, truyền thống (bảng 4.4).

Bảng 4.4: Công cụ sản xuất của các gia đình dân tộc

Công cụ sản xuất Tày (n=25) Giáy (n=30)

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)

Cuốc/dao/liềm 25 100.0 30 100.0

Máy cày mini 18 72.0 11 36.7

Lưỡi cày 8 32.0 30 100.0

Máy tuốt lúa 25 100.0 30 100.0

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2018 Qua điều tra cho thấy, công cụ sản xuất của cả hai dân tộc Tày và dân tộc Giáy là cuốc/dao/liềm và máy tuốt lúa với lượt chọn là 100% (bảng 4.4). Cuốc/dao/liềm tuy là những công cụ thô sơ nhưng đó là những công cụ quan trọng không thể thiếu được trong hoạt động sản xuất của người dân, là những

chính là cuốc, liềm,…hoàn toàn là những công cụ thô sơ, tuy nhiên những công cụ này không thể thiếu được trong hoạt động sản xuất bởi vì máy móc không hiện đại cũng không thay thế được do địa hình vùng cao và ruộng bậc thang” (Pvs, nữ dân tộc Tày, 32 tuổi). Ngoài ra, các gia đình người dân tộc Tày và người dân tộc Giáy đều dùng máy tuốt lúa để sản xuất bởi vì công cụ này gọn, nhẹ và đặc biệt là nó không quá đắt người dân có thể mua được, phù hợp với điều kiện địa hình ruộng bậc thang nhỏ (hộp 4.4).

Hộp 4.4: Lý do dùng máy tuốt lúa của người dân

Trước năm 2007 gia đình chú dùng tay để đập lúa, cái đập để lúa (tiếng dân tộc gọi là “ắn lổng”) được làm bằng gỗ đóng như cái thuyền vậy, rồi dùng hai đầu của cái đập đập lúa. Từ sau năm 2007-2008 thì mới bắt đầu mua máy tuốt lúa thay cho cái đập vì cái máy nó làm nhanh hơn với giá cả cũng hợp lý nên gia đình sắm được”

(PVS, nam dân tộc Giáy, 43 tuổi)

“Nhà anh dùng máy tuốt lúa để sản xuất vì nó nhanh, không tốn nhiều thời gian. Bây giờ có loại máy tuốt chỉ cần cho xăng vào là chạy chứ không dùng chân đạp như trước kia, cái máy này nó cũng nhỏ nên có thể khiêng từ sào ruộng này sang sào ruộng khác vì ruộng bậc thang bé mà

(PVS, nam dân tộc Tày, 31 tuổi) Đối với người dân tộc Giáy tỷ lệ dùng lưỡi cày chiếm 100%, với người dân tộc Tày thì họ dùng máy cày mini nhiều hơn với 72% (bảng 4.4). Hiện nay khoa học kỹ thuật rất phát triển nhưng ở xã Mậu Long lưỡi cày vẫn được hầu hết các gia đình người dân tộc Giáy sử dụng bởi vì điều kiện địa hình dốc, việc áp dụng máy móc hiện đại thay thế cho công cụ thô sơ này là một việc hết sức khó khăn trong sản xuất đặc biệt là những mảnh nương làm ngô. Nơi làm nương trồng ngô thường có độ dốc cao việc đưa máy móc vào là hoàn toàn không thể, lưỡi cày nhỏ, gọn thường dùng sức trâu bò để kéo là chủ

yếu vẫn là thuận tiện hơn nên được người dân lựa chọn để làm công cụ sản xuất, rất khó thay thế vì vậy người dân vẫn có thói quen dùng những chiếc cày để làm lụng “Nhà cô dùng chiếc cày chìa vôi lâu rồi từ khi biết làm ruộng đến nay vẫn dùng nó, cái khác thì không dùng được, cái cày thì nhà nào cũng có một cái dùng trâu dùng bò để kéo” (Pvs, nữ dân tộc Giáy, 41 tuổi). Người dân tộc Tày có tỷ lệ dùng máy cày cao hơn một phần là do địa hình nơi sản xuất ruộng lúa có thể ứng dụng máy móc được, một phần là mong muốn được thay đổi công cụ hiện đại hơn vào sản xuất giảm bớt sức lao động cho con người do đó người dân có xu hướng đưa máy móc thay thế dần những công cụ đã quen thuộc và gắn liền với họ suốt bao năm qua “Bây giờ máy móc nhiều, nhiều loại nên giá cả cũng khác nhau, gia đình cũng cố gắng mua một cái máy cày với mức giá mà gia đình có thể mua được về làm ruộng cho đỡ vất vả hơn. Trước đây thì toàn dùng cày để kéo, bây giờ có máy rồi nên cũng muốn thay đổi cho năng suất hơn” (Pvs, nam dân tộc Tày, 45 tuổi).

Những điều trên cho thấy, cả hai người dân tộc Tày và người dân tộc Giáy đều sử dụng công cụ cuốc/dao/liềm, đây là những công cụ thô sơ nhưng đối với họ là không thể thay đổi được, nó là công cụ quen thuộc được người dân sử dụng từ lâu đời. Bên cạnh đó người dân tộc Giáy có tập quán dùng lưỡi cày-một công cụ cũng rất quan trọng trong sản xuất của người dân và không thể thay thế được. Người dân tộc Tày có xu hướng từ tập quán dùng lưỡi cày sang dùng máy cày do mong muốn giảm bớt sức lao động cũng như địa hình thuận lợi hơn.

Về phương tiện vận chuyển lúa của người dân đã được thay thế bằng máy móc đó là sử dụng xe máy làm phương tiện vận chuyển. Trước đây người dân chủ yếu là dùng dậu gánh hay vác trên bao tải từ ruộng về nhà.

chuyển Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)

Xe máy 25 100.0 30 100.0

Xe đạp 0 0.0 0 0.0

Cùi hai đai 0 0.0 0 0.0

Phương tiện khác 0 0.0 0 0.0

Tổng 25 100 30 100

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2018 Kết quả nghiên cứu cho thấy người dân tộc Tày và dân tộc Giáy về phương tiện vận chuyển lúa của cả hai dân tộc đều dùng xe máy làm phương tiện vận chuyển lần lượt là 100% lượt chọn (bảng 4.5). Xe máy là phương tiện đi lại duy nhất của người dân, mặc dù đời sống còn nhiều khó khăn, tuy nhiên các hộ gia đình đều cố gắng sắm cho gia đình mình một cái xe máy để có thể phục vụ cho việc đi lại cũng như phục vụ cho các hoạt động sản xuất như chở lúa, chở ngô, chở củi,…Đa số người dân không dùng xe đạp bởi vì điều kiện địa hình không thích hợp, do đó chỉ có thể sử dụng được xe máy phục vụ đời sống sinh hoạt của người dân.

Trong những năm gần đây đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện nên phần lớn các gia đình đều có phương tiện xe máy để sử dụng. Hiện nay đường giao thông đã đến các xã, thôn bản, các hộ gia đình người Tày và người Giáy đã tận dụng, mở thêm các con đường mới đủ để xe máy đi lại phục vụ cho việc sản xuất (hộp 4.5).

Phương tiện vận chuyển lúa của nhà bác là xe máy, mọi người ở đây đều dùng xe máy để vận chuyển cả vì nhà chỉ có xe máy thôi, địa hình ở đây cũng

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH XÃ HỘI HỌC ĐÈ TÀI: TẬP QUÁN TRONG SẢN XUẤT VÀ SINH HOẠT CỦA NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ (Nghiên cứu trường hợp tại xã Mậu Long – huyện Yên Minh – tỉnh Hà Giang) (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w