Tập quán sử dụng nguồn nước uống của người dân tộc

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH XÃ HỘI HỌC ĐÈ TÀI: TẬP QUÁN TRONG SẢN XUẤT VÀ SINH HOẠT CỦA NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ (Nghiên cứu trường hợp tại xã Mậu Long – huyện Yên Minh – tỉnh Hà Giang) (Trang 45 - 49)

Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng cho tất cả các sinh vật trên quả đất. Nếu không có nước thì chắc chắn không có sự sống xuất hiện trên quả đất, thiếu nước thì cả nền văn minh hiện nay cũng không tồn tại được. Từ xưa, con người đã biết đến vai trò quan trọng của nước, nước có vai trò đặc biệt quan trọng với cơ thể, con người có thể nhịn ăn được vài ngày, nhưng không thể nhịn uống nước. Nước sinh hoạt là nguồn nước được chúng ta sử dụng hàng ngày cho các nhu cầu sinh hoạt như nấu nướng, giặt rửa, vệ sinh,…Một vài tiêu chuẩn về nước sinh hoạt đó là: Không màu, không mùi, không vị lạ, không chứa các thành phần ảnh đến sức khỏe của con người. Đối với người dân tộc Tày và người dân tộc Giáy thì nguồn nước sử dụng chủ yếu trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày là nước khe dẫn từ đầu nguồn về (bảng 4.11).

Nguồn nước ăn, uống Tày (n=25) Giáy (n=30) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Nước khe 25 100.0 30 100.0 Nước suối 0 0.0 0 0.0 Nước mưa 0 0.0 0 0.0 khác 0 0.0 0 0.0

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2018 Do địa hình ở Mậu Long là đồi núi đất rừng nên có nhiều các khe nước chảy ra từ núi. Vì thế mà cả hai người dân tộc Tày và dân tộc Giáy đều sử dụng nước khe để ăn uống và làm nước sinh hoạt hàng ngày với lượt chọn lần lượt là 100% (bảng 4.11). Còn nước suối, nước mưa thì không có hộ gia đình người dân tộc nào sử dụng, chỉ có vào mùa mưa nếu mưa liên tiếp nhiều ngày hết nước sạch để sinh hoạt thì các gia đình mới dùng nước mưa thay thế.

Hộp 4.11: Lý do người dân sử dụng nước khe để ăn uống

Từ khi sinh ra đến nay thì nhà chú vẫn dùng nước khe để ăn uống, sinh hoạt. Tuy chú không biết là nước khe nó có đảm bảo hay không nhưng mà chú cảm thấy dùng nước khe vẫn sạch, an toàn hơn nước mưa nhiều”

(Pvs, nam dân tộc Giáy, 43 tuổi) “Nhà bác dùng nước khe xây một cái bể dẫn từ đầu nguồn về cho vào bể chứa để sử dụng.Từ trước đến giờ thì nhà bác vẫn luôn dùng nước khe để ăn uống sinh hoạt mà, bác thấy nước khe nó sạch vì nước này lấy từ đầu nguồn” (Pvs, nam dân tộc Tày, 48 tuổi) Ở một số bản, nguồn nước ở xa và ở thế cao hơn so với bản, để lấy nước ăn, người dân dùng hệ thống mương máng để dẫn nước về bản. Các máng nước này thường được làm từ những đoạn tre to và thẳng dài. Người ta đục các mắt để thông các dóng tre tạo thành dòng chảy cho nước, các máng được bắc liền kề nối tiếp. Ngoài nguồn nước dẫn về từ khe, các gia đình sử

nước về. Tại các gia đình, tùy từng hộ có thể xây bể nước hoặc thùng nhựa cỡ lớn để chứa nước “nhà anh thì dùng thùng để đựng nước thôi vì không có điều kiện xây bể nước. Tiền mua gạch, mua xi măng đắt lắm, đường vận chuyển lại còn xa nữa nên thôi dùng thùng đựng cũng được miễn sao có nước ăn uống là được rồi” (Pvs, nam dân tộc Giáy, 35 tuổi).

Cách thức sử dụng nước uống của người dân chủ yếu là dùng nước đun sôi để uống, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số hộ gia đình người dân tộc Giáy sử dụng nước lã để uống (bảng 4.12).

Bảng 4.12: Cách thức sử dụng nước uống của người dân

Cách thức sử dụng nước uống

Tày (n=25) Giáy (n=30)

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)

Đun sôi 25 100.0 26 86.7

Uống trực tiếp (nước lã) 0 0.0 4 13.3

Tổng 25 100 30 100

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2018 Nhìn vào bảng trên ta thấy cách thức sử dụng nước uống bằng cách đun sôi của người dân tộc Tày với 100% lượt chọn thì người dân tộc Giáy chỉ có 86,7% lượt chọn (bảng 4.12). Bởi vì hiểu biết của người dân chưa cao, chưa nhận thức được uống nước lã sẽ gây ra những bệnh gì cho cơ thể mình. Việc sử dụng nước đun sôi là việc cần thiết để bảo vệ sức khỏe của mọi người được tốt hơn và hiện nay đa số người dân đều nhận thức được điều đó (hộp 4.12).

Bây giờ thì nhà nào cũng đều đun sôi nước để uống cả. Nhà bác thì luôn đun nước sôi để uống vì phòng bệnh, uống nước lã thì không tốt cho sức khỏe, uống vào là nó hay bị đau bụng thế nên là cố gắng đun cho nó sôi rồi đổ vào bình để nguội mà uống

(PVS, nam dân tộc Tày, 48 tuổi) “Nhà chú đun sôi để nguội rồi uống tại vì uống nước lã dễ bị đau bụng. Trước có mua cái bình về rồi, mỗi lần đun cho vào nồi to chứ đun bằng cái ấm nhỏ thì bao giờ mới đầy cái bình

(PVS, nam dân tộc Giáy, 43 tuổi)

Người dân tộc Giáy vẫn còn tỷ lệ uống nước lã cao chiếm 4% do đa số người dân đều làm nông nghiệp nên trình độ học vấn thấp dẫn đến trình độ hiểu biết của người dân còn chưa cao. Khi đến mùa gặt, mùa thu ngô thì người ta thường cho nước lã vào một cái can khoảng 5 lít mang đi theo để mọi người uống bởi vì ruộng, nương ngô ở xa do đó cần phải mang nước đi theo. Phần lớn người dân chưa ý thức được việc uống nước lã có tác hại như thế nào và mắc những bệnh gì do hiểu biết còn hạn chế, hiện nay ở xã Mậu Long các phương tiện truyền thông đại chúng như loa phát thanh chưa có, do đó việc tiếp cận và tuyên truyền cho người dân hết sức khó khăn.

Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, hiện nay nguồn nước đang ngày càng cạn kiệt dần do tác động của con người đến môi trường. Do đó, để bảo vệ nguồn nước mỗi dân tộc lại có những cách riêng để đảm bảo nguồn nước cho ăn uống, sinh hoạt hàng ngày (bảng 4.13).

Cách bảo vệ nguồn nước Tày (n=25) Giáy (n=30) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)

Không chặt cây đầu nguồn 8 32.0 21 70.0

Trồng cây gây rừng 10 40.0 3 10.0

Không cho trâu/bò lên đầu nguồn nước

7 28.0 6 20.0

Tổng 25 100 30 100

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2018 Bảo vệ nguồn nước là việc rất cần thiết, con người chúng ta không thể sống mà không có nước được. Mỗi dân tộc có những cách bảo vệ nguồn nước riêng. Ở đây người dân tộc Giáy cách bảo vệ nguồn nước chiếm tỷ lệ cao nhất là không chặt cây đầu nguồn với 70% lượt chọn trong khi đó người dân tộc Tày là trồng cây gây rừng với 40% lượt chọn (bảng 4.13). Với người dân tộc thiểu số ở vùng cao người dân thường hay chặt phá rừng làm nương rẫy do đó để bảo vệ nguồn nước người dân thường tránh làm gần chỗ đầu nguồn nước, cấm chặt cây nơi đầu nguồn nếu không mất cây rừng nguồn nước sẽ bị cạn kiệt, hạn hán. Bảo vệ nguồn nước bằng việc không cho trâu/bò lên đầu nguồn nước của người dân tộc Tày là 28% và của người dân tộc Giáy là 20% (bảng 4.13), các gia đình không được chăn thả trâu bò nơi đầu nguồn nước, phải tránh nơi có nguồn nước ăn và nước sinh hoạt, tránh làm mất vệ sinh và ô nhiễm nguồn nước “nếu ai mà thả trâu bò nơi đầu nguồn nước uống của nhà khác thì sẽ bị chủ của nguồn nước đó nhắc nhở. Nếu trâu bò mà thải phân chỗ nguồn nước thì chủ của vật nuôi phải dọn” (Pvs, nữ dân tộc Giáy, 41 tuổi).

Như vậy, cách bảo vệ nguồn nước của người dân tộc Tày và người dân tộc Giáy là không chặt cây đầu nguồn, trồng cây gây rừng, không để trâu/bò lên đầu nguồn nước tránh làm ô nhiễm nguồn nước.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH XÃ HỘI HỌC ĐÈ TÀI: TẬP QUÁN TRONG SẢN XUẤT VÀ SINH HOẠT CỦA NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ (Nghiên cứu trường hợp tại xã Mậu Long – huyện Yên Minh – tỉnh Hà Giang) (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w