Cơng trình xử lý sắt,mangan

Một phần của tài liệu Đồ án Đặc điểm sinh thái khu vực Lương Tài Bắc Ninh. Thiết kế hệ thống khai thác và xử lý nước cấp sinh hoạt cho cụm dân cư thị trấn Thứa công suất 800m3ngàyđêm. Thời gian thực hiện 3 tháng (Trang 49 - 50)

CHƯƠNG 1 : ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI

2.4 Kỹ thuật và công nghệ xử lý nước ngầm

2.4.2 Cơng trình xử lý sắt,mangan

Đối với nguồn nước cần xử lý là nước ngầm thì quá trình khử sắt trong nước ngầm là chủ yếụ Trong nước ngầm, sắt thường tồn tại ở dạng ion, sắt có hóa trị II là thành phần của các muối như Fe(HCO3) ; FeSO4. Hàm lượng sắt có trong các nguồn nước ngầm thường cao và phân bố khơng đồng đều trong các lớp trầm tích.

Hiện nay có nhiều phương pháp khử sắt của nước ngầm, có thể chia thành 3 nhóm chính sau:

+ Khử sắt bằng phương pháp làm thoáng. + Khử sắt bằng phương pháp dung hóa chất. + Các phương pháp khử sắt khác.

2.4.2.1 Khử sắt,mangan bằng phương pháp làm thoáng

Sắt, Mangan trong nước thường tồn tại ở dạng Fe2+, Mn2+ vì vậy muốn loại chúng ra khỏi nước cần oxy hóa chúng thành muối Fe3+, Mn4+ ở dạng ít tan rối dùng phương pháp lắng, lọc dể giữ chúng lại và loại chúng ra khỏi nước. Muốn oxy hóa Fe2+ thành Fe3+, Mn2+ thành Mn4+ người ta thường sử dụng phương pháp làm thoáng tự nhiên hay cưỡng bức (các dàn mưa hay quạt gió). Thực chất của phương pháp làm thoáng là làm giàu oxy cho nước, tạo điều kiện cho Fe2+ oxy hoá thành Fe3+ sau đó Fe3+ thực hiện quá trình thủy phân để tạo thành hợp chất ít tan Fe(OH)3,Mn2+ thành MnO2 rồi dùng bể lọc để giữ lạị

42

2.4.2.2 Khử sắt,mangan bằng phương pháp dùng hóa chất

Khử sắt,mangan bằng chất oxy hóa mạnh

Các chất oxy mạnh thường dùng để khử sắt là: Cl2, KMnO4, O3…So sánh với phương pháp khử sắt bằng làm thống ta thấy, dùng chất oxy hóa mạnh phản ứng xảy ra nhanh hơn, pH mơi trường thấp hơn (pH<6). Nếu trong nước có tồn tại các hợp chất như: H2S, NH3 thì chúng sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình khử sắt,mangan.

2.4.2.3 Các phương pháp khác để khử sắt và mangan

1. Khử sắt,mangan bằng phương pháp trao đổi ion

Việc sử dụng phương pháp trao đổi ion khử sắt và mangan cũng tương đối thông dụng. Do hai nguyên tố này có hóa trị hai nên dễ dàng bị hấp phụ bởi các vật liệu trao đổi ion.

Khó khăn của phương pháp này là nếu sắt và mangan bị oxy hóa bởi oxy thì nó sẽ bám lên các vật liệu trao đổi ion và mất tác dụng của chúng.

Vì vậy việc kiểm sốt hàm lượng oxy hòa tan trong nước vào hệ thống trao đối ion là rất quan trọng.

2. Khử sắt bằng phương pháp điện phân

Dùng các cực âm bằng sắt, nhôm cùng cac cực dương bằng đồng mạ niken và dùng điện cực hình ống trụ hay hình sợi thay cho tấm điện cực phẳng.

3. Phương pháp dùng muối polyphotphat

Polyphotphat có thể tạo nên các kết tủa sắt và mangan rất nhanh và hiệu quả. Polyphotphat được hòa trộn với liều lượng khoảng gấp 2 lần nồng độ của sắt và mangan. Tuy nhiên phương pháp dùng muối polyphotphat sẽ khơng thích hợp cho các nguồn nước có hàm lượng sắt và mangan vượt quá 1 mg/l.

Một phần của tài liệu Đồ án Đặc điểm sinh thái khu vực Lương Tài Bắc Ninh. Thiết kế hệ thống khai thác và xử lý nước cấp sinh hoạt cho cụm dân cư thị trấn Thứa công suất 800m3ngàyđêm. Thời gian thực hiện 3 tháng (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)