Quá trình lắng

Một phần của tài liệu Đồ án Đặc điểm sinh thái khu vực Lương Tài Bắc Ninh. Thiết kế hệ thống khai thác và xử lý nước cấp sinh hoạt cho cụm dân cư thị trấn Thứa công suất 800m3ngàyđêm. Thời gian thực hiện 3 tháng (Trang 52 - 53)

CHƯƠNG 1 : ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI

2.4 Kỹ thuật và công nghệ xử lý nước ngầm

2.4.5 Quá trình lắng

Đây là quá trình làm giảm hàm lượng cặn lơ lửng trong nước nguồn bằng các biện pháp:

+ Lắng trọng lực trong các bể lắng khi đó các hạt cặn có tỉ trọng lớn hơn sẽ lắng xuống đáy bể.

+ Lực li tâm sẽ tác dụng vào các hạt cặn trong bể lắng li tâm và cyclon thủy lực làm các hạt cặn lắng xuống.

+ Lực đẩy nổi do các hạt khí dính bám vào các hạt cặn ở các bể tuyển nổị Cùng với việc lắng cặn, q trình lắng cịn làm giảm được 90  95% vi trùng có trong nước (vi trùng ln bị hấp thụ và dính bám vào các hạt bơng cặn trong q trình lắng).

Có ba loại cặn thường được xử lý trong quá trình lắng như sau:

+ Lắng các hạt cặn phân tán riêng rẽ: trong quá trình lắng khơng thay đổi hình dáng, độ lớn, tỷ trọng. Trong quá trình xử lý nước ta khơng pha phèn nên cơng trình lắng thường có tên gọi là lắng sơ bộ.

45

+ Lắng các hạt ở dạng keo phân tán: thường được gọi là lắng cặn đã được pha phèn. Trong quá trình lắng các hạt cặn có khả năng kết dính với nhau thành bông cặn lớn khi đủ trọng lực sẽ lắng xuống, ngược lại các bơng cặn có thể bị vỡ thành các hạt cặn nhỏ, do đó trong khi lắng các bơng cặn có thể bị thay đổi kích thước, hình dạng, tỷ trọng.

+ Lắng các hạt cặn đã đánh phèn: các hạt có khả năng kết dính với nhau nhưng nồng độ lớn hơn (thường lớn hơn 1000 mg/l), các bông cặn này tạo thành lớp mây cặn liên kết với nhau và dính kết để giữ lại các hạt cặn bé phân tán trong nước.

Hiệu quả lắng phụ thuộc rất nhiều vào kết quả làm việc của bể tạo bông cặn, trong bể tạo bông tạo ra các hạt cặn to, bền, chắc và càng nặng thì hiệu quả lắng càng caọ Nhiệt độ nước càng cao, độ nhớt càng nhỏ, sức cản của nước đối với các hạt cặn càng giảm làm tăng hiệu quả của quá trình lắng. Hiệu quả lắng tăng lên 2  3 lần khi nhiệt độ nước tăng 1000C.

Thời gian lưu nước trong bể lắng cũng là chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả của bể lắng. Để đảm bảo lắng tốt thời gian lưu nước trung bình của các phần tử nước trong bể lắng thường phải đạt từ 70 – 80% thời gian lưu nước trong bể theo tính tốn. Nếu để cho bể lắng có vùng nước chết, vùng chảy quá nhanh hiệu quả lắng sẽ giảm đi rất nhiềụ Vận tốc dịng nước trong bể lắng khơng được lớn hơn trị số vận tốc xoáy và tải cặn đã lắng lơ lửng trở lại dòng nước.

Một phần của tài liệu Đồ án Đặc điểm sinh thái khu vực Lương Tài Bắc Ninh. Thiết kế hệ thống khai thác và xử lý nước cấp sinh hoạt cho cụm dân cư thị trấn Thứa công suất 800m3ngàyđêm. Thời gian thực hiện 3 tháng (Trang 52 - 53)