Kho nguyên liệu

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp thiết kế nhà máy chế biến rau quả (Trang 91 - 92)

7.2.3.1. Kho thu nhận và chuẩn bị nguyên liệu

Kho nguyên liệu đu đủ

Lượng đu đủ cần chứa cho một giờ sản xuất: Mđ = 1000 kg/h. [Bảng 4.8, tr.36] Lượng đu đủ cần cho 1 ngày sản xuất: m = 1000 × 24 = 24000 (kg).

Đu đủ được xếp theo tiêu chuẩn: d = 400 (kg/m2). Ở trong kho xếp nguyên liệu lên 3 giàn, do đó ta để được 3 lần mặt bằng nhà kho.

Diện tích chứa đu đủ cho một ngày: S1 = 24000

400 × 3 = 20 (m2)  Kho nguyên liệu chuối

Lượng nguyên liệu chuối cần cho 1h là: 1015,39 (kg/h) [Bảng 4.10, tr.42]. Sản phẩm nectar chuối được sản xuất hai ca, mỗi ca 8 tiếng.

Lượng nguyên liệu cần cho 1 ngày: 1015,39 × 16 = 16246,24 (kg).

Nguyên liệu được xếp theo tiêu chuẩn: d = 600 (kg/m2) [34, trang 52]. Ở trong kho xếp nguyên liệu lên 3 giàn, do đó ta để được 3 lần mặt bằng nhà kho.

Diện tích kho cần thiết: S2 = 16246,24 : (600 × 3) = 9,02 (m2)  Tổng diện tích kho chứa: S = S1 + S2 = 20 + 9,02 = 29,02 m2

Lối đi và cột chiếm 25%: 0,25 × 29,02 = 7,25 (m2).

Diện tích thực tế của phòng chứa: 29,02 + 7,25 = 36,27 (m2).

 Chọn kho chứa nguyên liệu đu đủ và chuối có kích thước 7 x 6 x 6 (m). Diện tích 7 × 6 = 42 m2

7.2.3.2. Kho giấm chín đu đủ

Diện tích phòng là: S = 𝐺×𝑇 𝑔𝑣×ℎ

Trong đó: G: lượng hàng lớn nhất nhập vào trong một ngày. T: Thời gian dấm chín, T = 2 (ngày).

h: chiều cao chất tải, m. Chọn h = 2m.

Theo bảng 4.8 trang 36, lượng đu đủ cần dùng cho sản xuất là 1000 kg/h. Lượng đu đủ cần cho 2 ngày dấm chín: m= 1000 x 24 x 2 = 48 tấn đu đủ.

Đu đủ được dấm chín bằng phương pháp nhiệt–etylen, thời gian 2 ngày, lượng đu đủ nhập vào kho dấm chín nhiều nhất trong một ngày là 24 tấn nguyên liệu.

Suy ra: F = 24 ×2

0,32×2 = 75 (m2).

Chọn 4 kho dấm chín có kích thước: 6×3×6 (m). Diện tích là: 6 × 3 = 18 (m2).

7.2.3.3. Kho dấm chín chuối

Diện tích phòng là: S = 𝐺×𝑇 𝑔𝑣×ℎ

Trong đó: G: lượng hàng lớn nhất nhập vào trong một ngày. T: Thời gian dấm chín, T = 4 (ngày).

𝑔𝑣: Định mức chất tải thể tích (tấn/m3), chọn 0,32. h: chiều cao chất tải, m. Chọn h = 3m.

Lượng nguyên liệu chuối cần cho 1h là: 1015,39 (kg/h) [Bảng 4.10, tr.47]. Sản phẩm nectar chuối được sản xuất hai ca, mỗi ca 8 tiếng.

Chuối được dấn chín bằng phương pháp nhiệt – etylen, thời gian 4 ngày, lượng chuối nhập vào kho dấm chín nhiều nhất trong một ngày là: M= 1015,39 x 16 = 16246,24 (kg/ngày) = 16,24 tấn nguyên liệu.

Suy ra: F = 16,24 ×4

0,32×3 = 67,67 (m2).

Chọn 4 kho dấm chín có kích thước: 6×3×6 (m). Diện tích là: 6 × 3 = 18 (m2). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp thiết kế nhà máy chế biến rau quả (Trang 91 - 92)