Tính theo công thức: × 100%.
Trong đó: Ksd: là hệ số sử dụng nó đánh giá chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tổng mặt bằng nhà máy.
Fsd: diện tích sử dụng nhà máy, tính theo công thức:
Với: Fcx là diện tích trồng cây xanh: Fcx = 0,3×Fxd = 0,3×2616 = 784,8(m2). Fhl là diện tích hành lang: Fhl = 0,2×Fxd = 0,2×2616= 523,2 (m2). Fgt là diện tích đất giao thông: Fgt = 0,3×2616= 784,8 (m2). Fxd là tổng diện tích của công trình: Fxd = 2616 (m2).
Vậy: Fsd = 784,8+ 784,8+ 523,2 + 2616 = 4708,8 (m2). Ksd = 4708,8 120 ×55 × 100% = 71,34 %. xd kd xd F F K sd sd kd F K F sd cx gt hl xd F F F F F
CHƯƠNG 8
KIỂM TRA SẢN XUẤT – KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG
Chất lượng sản phẩm quyết định đến giá trị của sản phẩm, hiệu quả sản xuất và tiêu dùng. Vì vậy việc đánh giá chất lượng sản phẩm, kiểm tra sản xuất cần tiến hành thường xuyên trong quá trình sản xuất. Vấn đề kiểm tra sản xuất phải tiến hành ngay từ khâu nhập nguyên liệu cho đến khi đã hoàn chỉnh xong sản phẩm, xuất hàng cho khách hàng. Bao gồm các khâu :
Kiểm tra đánh giá chất lượng nguyên liệu đưa vào sản xuất. Kiểm tra trong suốt quá trình sản xuất.
Kiểm tra, đánh giá chất lượng của sản phẩm.
8.1. Kiểm tra, đánh giá chất lượng của nguyên liệu đưa vào sản xuất
8.1.1. Kiểm tra nguyên liệu đu đủ
Mục đích: định mức giá thành nguyên liệu, độ chín, hàm lượng chất khô, chỉ số pH để có biện pháp xử lý công nghệ cho phù hợp.
Kiểm tra nguyên liệu khi nhập: kiểm tra độ chín của đu đủ, mức độ hư hỏng của toàn khối nguyên liệu.
Kiểm tra nguyên liệu trong quá trình bảo quản: nhiệt độ, độ ẩm quá trình bảo quản cho nguyên liệu.
Kiểm tra nguyên liệu trước khi đưa vào chế biến: phải đảm bảo độ chín kỹ thuật. Nguyên liệu không hư hỏng, không có mùi chua.