Cơ cấu tổ chức của công ty

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo động lực cho người lao động tại công ty cổ phần Đúc CNC VIỆT NAM (Trang 37 - 40)

Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Công ty cổ phần đúc CNC Việt Nam là một đơn vị hạch toán độc lập, có tư các pháp nhân và được tổ chức quản lý ký theo kiểu cơ cấu tổ chức trực tuyến, duy trì chế độ một thủ trưởng, pháp huy quyền tự chủ của cán bộ công nhân viên

Cơ cấu tổ chức của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:

(Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự)

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức công ty Cổ phần đúc CNC Việt Nam Chức năng của từng bộ phận

Giám đốc công ty: Là người có quyền lực cao nhất trong công ty có

nhiệm vụ điều hành sản xuất kinh doanh trong toàn công ty, chấp hành đầy đủ các chính sách của Nhà nước về sản xuất kinh doanh, theo luật định, chịu trách nhiệm trước công ty về pháp luật và kết quả của công ty. Đồng thời giám đốc công ty có trách nhiệm tổ chức các phòng ban chức năng, các phân xưởng, bố trí sắp xếp lao động, phê duyệt và công bố chính sách chất lượng và giám sát duy trì hệ thống chất lượng và có hiệu quả.

GIÁM ĐỐC CÔNG TY Phòng Tài chính- kế toán Phòng Kế hoạch-kinh doanh Phòng Tổ chức-hành chính Phòng Điều hành-kỹ thuật

Phân xưởng SX 1 Phân xưởng SX 2 Phân xưởng SX 3

PHÓ GIÁM ĐỐC CÔNG TY

hành một số lĩnh vực của công ty do giám đốc phân công như duyệt kế hoạch sản xuất, tiếp nhận các nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào cho sản xuất.

Phòng Tài chính kế toán:

Có nhiệm vụ là một trong những phòng rất quan trọng, thực hiện toàn bộ công tác kế toán từ thu nhận, ghi sổ, xử lý và lập báo cáo tài chính và báo cáo quản trị. Toàn bộ công việc ghi sổ được thực hiện ở phòng tài chính kế toán, cung cấp các số liệu cần thiết cho các đối tượng liên quan.

 Lập các phiếu nhập – xuất kho, lập sổ kế toán heo dõi hàng nhập – xuất, tồn kho.

 Tổng hợp các số liệu từ các hóa đơn, chứng từ.

 Vào cuối tháng thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên, hách toán kinh doanh,

 Lập báo cáo tài chính định kì tổng hợp và công khai, trình bày tình hình tài chính của công ty.

 Cung cấp các số liệu liên quan đến tình hình tài chính của công ty cho Giám đốc cũng như cơ quan quản lý Nhà nước.

 Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo quyết toán, các chuẩn mực, thông tư do Nhà nước ban hành.

Phòng Kinh doanh:

 Bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS), điều độ và bán hàng: Có nhiệm vụ kiểm soát, điều tiết hàng hóa trong kho và chịu trách nhiệm viết phiếu nhập kho hàng hóa.

 Bộ phận tiếp thị và dịch vụ sau bán hàng: Chịu trách nhiệm về việc vận chuyển hàng tới kho bãi, nơi giao hàng. Bộ phận vận chuyển có trách nhiệm đảm bảo chất lương và số lượng hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Đồng thời chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề với khách hàng.

 Ngoài ra, phòng Kinh doanh còn chịu trách nhiệm hạch toán hoá đơn bán ra (Doanh thu).

Phòng Hành chính – nhân sự: Là bộ phận tham mưu cho lãnh đạo

tiền lương, các vấn đề công đoàn cơ sở, an toàn lao động, vệ sinh, công nghiệp, nhà ăn, quản lý và thực hiện công tác hành chính trong công ty… và thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động trong nhà máy.

 Bộ phận lao động tiền lương - Công đoàn cơ sở (LĐTL – CĐCS): Có chức năng xây dựng kế hoạch về công tác tổ chức lao động, tiến hành các thủ tục về tuyển dụng, thôi việc và kí kết hợp đồng lao động đúng với các quy định của công ty. Xây dựng kế hoạch đào tạo, quản lý và tổ chức triển khai công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn. Quản lý các mặt lao động, tiền lương, định mức lao động, đơn giá tiền lương và tổ chức thực hiện việc nâng lương cho công nhân viên. Quản lý hồ sơ của cán bộ công nhân viên và quản lý công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật và công tác xã hội.

 Bộ phận Hành chính văn phòng (HCVP): Có nhiệm vụ quản lý và thực hiện công tác hành chính trong công ty; việc sử dụng tài sản của công ty như nhà cửa, đất đai, phương tiện, dụng cụ, thiết bị văn phòng… phục vụ hoạt động của công ty. Thực hiện công tác đối nội, đối ngoại, phục vụ các hội nghị, hội họp, sinh nhật… của công ty.

 Bộ phận thực hiện nhu cầu thị trường (NCTT) và đặt hàng: Có nhiệm vụ theo dõi các thị trường để giao dịch và bán hàng với các đối tác. Chịu trách nhiệm về thực hiện các hợp đồng kinh tế.

Phòng Kỹ thuật: Có nhiệm vụ đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật về chất

lượng sản phẩm, giữ gìn, sửa chữa tài sản cho công ty. Kết hợp với phòng tổ chức lập kế hoạch đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân.

Như vậy cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần đúc CNC Việt Nam có sự phân công các chức năng cụ thể cho từng cơ quan khác nhau, có sự giám sát lẫn nhau trong mọi công việc của công ty. Mỗi phân xưởng có nhiệm vụ nhất định để đảm bảo quá trình sản xuất được kiên tục và có hiệu quả. Ở từng phân xưởng thống kê báo cáo lên phòng kế toán kiểm tra, hướng dẫn tổng hợp và lập báo cáo tài chính để báo cáo với giám đốc công ty.

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo động lực cho người lao động tại công ty cổ phần Đúc CNC VIỆT NAM (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)