Phương pháp sử dụng, bảo quản dụng cụ đo

Một phần của tài liệu Giáo trình Thực tập tốt nghiệp (Nghề: Hàn - Cao đẳng) - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 40 - 55)

Mục tiêu:

Trình bày được phương pháp sử dụng và bảo quản các dụng cụ đo thông dụng trong gia công cơ khí.

Thực hiện đúng thao tác cơ bản, đúng qui trình đo kiểm, đạt kết quả chính xác. Bảo quản dụng cụ đo đạt yêu cầu, đảm bảo đúng qui định.

Tuân thủ đúng qui trình sử dụng, bảo quản dụng cụ đo. Có ý thức trách nhiệm cao trong sử dụng và bảo quản dụng cụ đo kiểm.

Nội dung:

3.3.1 Phương pháp sử dụng dụng cụ đo Mục tiêu:

- Trình bày đúng phương pháp sử dụng các loại dụng cụ đo. - Đo, đọc chính xác các kết quả đo.

40

3.3.2.1 Sử dụng căn mẫu

a. Nguyên tắc sử dụng căn mẫu

Căn mẫu có đặc điểm các bề mặt đo được gia công tinh cẩn thận và có sự bám dính với nhau. Nếu đẩy miếng căn nọ theo miếng căn kia, lực bám dính tương đối lớn và chỉ có thể tách chúng ra bằng cách đẩy trượt miếng nọ theo miếng kia nhưng tối đa chỉ được 4 miếng và chọn miếng có phần thập phân nhỏ nhất trở đi.

b. Cách ghép căn mẫu

Trước khi ghép căn mẫu phải rửa sạch lớp mỡ trên căn bằng xăng ( xăng trắng), sau đó lau sạch. Khi ghép dùng tay ấn cho 2 mặt đo của 2 miếng căn dính với nhau thành một khối. Khi muốn tách rời các miếng căn ta đẩy cho 2 mặt đo trượt ra khỏi nhau, không tách chúng theo phương vuông góc với mặt ghép vì như vậy cần phải dùng một lực lớn và dễ tuột tay làm văng những miếng căn ra. Ví dụ muốn có kích thước 17,015 ta chọn các miếng căn như sau:

- Miếng 1 1,005 Kích thước còn lại 16,10 - Miếng 2 1,10 Kích thước còn lại 15,0 - Miếng 3 5,0 Kích thước còn lại 10,0 - Miếng 4 10,0 3.3.2.2 Sử dụng góc mẫu

Khi dùng căn mẫu, có thể dùng từng miếng riêng hoặc có thể ghép nhiều miếng lại với nhau bằng những dụng cụ kẹp. Phạm vi đo của góc mẫu từ100 đến 3500 (Cách nhau 300).

Phương pháp chọn góc mẫu tương tự như phương pháp chọn căn mẫu. Khi đo, đặt góc mẫu sát vào cạnh của góc cần kiểm tra, sau đó đưa ngang lên tầm mắt nhìn khe sáng giữa hai mặt tiếp xúc giữa góc mẫu và vật đo; nếu khe sáng đều thì góc nhìn của vật đo đúng với góc mẫu .

Góc mẫu được chế tạo theo hai cấp chính xác. Góc mẫu cấp chính xác 1 cho phép dung sai của góc là ±10”, góc mẫu cấp chính xác 2 cho phép dung sai của góc là ± 30”.

41

Độ thẳng các mặt đo của góc mẫu cho phép sai lệch 0,3(m) trên chiều dài các cạnh.

3.3.2.3. Sử dụng ê ke

Khi dùng ke để kiểm tra góc vuông, ta áp một cạnh của ke sát với một mặt góc vuông của vật; đưa cả vật và ke lên ngang tầm mắt, nhìn khe sáng giữa cạnh kia của ke và mặt vuông góc của vật. Nếu khe sáng giữa mặt ke và mặt phẳng đều thì góc của vật bằng góc của ke.Nếu khe sáng lớn dần ra phía ngoài thì góc của vật nhỏ hơn góc của ke và ngược lại (Hình 3.24).

Hình 3.24. Kiểm tra góc vuông bằng êke 900

3.3.2.4 Sử dụng thước cặp a. Đọc kích thước

Thước cặp là dụng cụ đo có độ chính xác cao vì vậy để đọc chính xác kết quả đo, cần thực hiện đúng những điều sau:

- Vị trí đọc thước cặp phải đảm bảo đủ ánh sáng.

- Đặt thước cặp ngay ngắn, mặt số của thước vuông góc với hướng nhìn của mắt.

- 2 mắt tập trung nhìn vào du xích, xác định chính xác vạch trùng nhau của du xích và thước chính.

- Có nhiều loại thước cặp, mỗi loại có cách đọc kích thước khác nhau, sau đây là cách đọc trị số kích thước của 1 số thước cặp thường dùng.

42

+ Kích thước 0: Kích thước 0 khi vạch số 0 của du tiêu trùng (thẳng hàng) với vạch số 0 của thước chính và vạch cuối cùng của du tiêu trùng với 1 vạch của thước chính, tuỳ theo loại thước như sau (Hình 3.25):

- Thước 1/10, vạch số 10 của du tiêu trùng với vạch số 9 mmcủa thước chính hoặc vạch số 10 của du tiêu trùng với vạch số 19 mm của thước chính.

- Thước 1/20, vạch số 10 của du tiêu trùng với vạch số 19 mm của thước chính hoặc vạch số 10 của du tiêu trùng với vạch 39 mm của thước chính.

- Thước 1/50 vạch số 10 của du tiêu trùng với vạch 49 mm của thước chính.

Hình 3.25. Kích thước 0

+ Kích thước phần nguyên (kích thước A): Kích thước phần nguyên được đọc trên thước chính.

- Căn cứ vào vạch số 0 của du tiêu. Giá trị phần nguyên được đọc trên thước chính tại vạch đứng trước gần nhất vạch số 0 của du tiêu ( hoặc vạch gần nhất về phía trái vạch số 0 của du tiêu). (Hình 3.26.a).

Hình 7.26.a.Kích thước phần nguyên là 37 mm

- Trường hợp đặc biệt vạch số 0 của du tiêu trùng với vạch bất kỳ của thước chính, phần nguyên là giá trị của vạch đó (Hình 3.27).

5 0 9 8 7 6 5 4 3 2 1 0 9 8 7 6 5 3 1 2 4 0 0 5 4 3 2 1 0 4 3 2 1 0 0 10 2 1 0

43

Hình 3.27. Kích thước phần nguyên là 40

+ Kích thước phần lẻ ( Kích thước B: Phần mười, phần trăm ):

- Kích thước phần lẻ được đọc trên du tiêu. Nguyên tắc chung: Nhìn trên du tiêu nếu thấy vạch nào đó của du tiêu trùng với 1 vạch bất kì của thước chính, lấy số vạch tại vạch trùng trên du tiêu (số thứ tự của vạch, không phải chữ số của vạch ) nhân với độ chính xác của thước: 0,1 với thước 1/10 hoặc 0,05 với thước 1/20 và 0,02 với thước 1/50. Kết quả là kích thước phần lẻ (Hình 3.28.a,b).

Hình 3.28.a,b. Kích thước phần lẻ

Kích thước phần lẻ = 4 x 0,02 = 0,08 mm Kích thước phần lẻ = 5 x 0,05 = 0,25 mm

- Trong thực tế, phần lẻ đọc trên du tiêu tại vị trí của số có vạch trùng với 1vạch bất kì của thước chính như số 1, 2, 3, 4. 5. 6…Nếu vạch trùng không đúng với các số trên thì cộng thêm 0,5 với 1 vạch của thước 1/20 và 0,02 với 1 vạch của thước 1/50.

+ Kích thước đo được C: Kích thước C bằng kích thước phần nguyên cộng với kích thước phần lẻ : C = A + B (Hình 3.29)

44

Tóm lại: Khi đọc kích thước trên thước cặp, phần nguyên được đọc trên thước chính, là vạch đứng trước gần nhất vạch số 0 của du tiêu. Phần lẻ được đọc trên du tiêu , là vạch trên du tiêu trùng với 1 vạch bất kỳ của thước chính. Kích thước đo được là tổng của phần nguyên với phần lẻ. Trường hợp đặc biệt vạch số 0 của du tiêu trùng với 1 vạch trên thân thước chính và vạch cuối cùng của du tiêu cũng trùng với 1 vạch bất kỳ của thước chính thì kích thước đó là kích thước chẵn (Không có phần lẻ).

- 1 số ví dụ (Hình 3.30):

Kích thước C = A + B = 34 + 0,6 = 34,6 (mm) Kích thước C =A+B =37+(0,4 +0,06 ) = 37,46

Hình 3.30. Đọc kích thước

* Thước cặp có đồng hồ: Kích thước phần nguyên đọc trên thân thước chính, kích thước phần lẻ đọc trên mặt số đồng hồ (Hình 3.31). Hình 3.31. Đọc kích thước trên đồng hồ

* Thước cặp điện tử: Kích thước được hiển thị trên mặt số (Hình 3.32).

Hình 3.32. Kích thước 8,88

45

a. Kiểm tra độ chính xác của thước cặp

Độ chính xác đo lường phụ thuộc rất nhiều vào dụng cụ đo. Để kết quả đo chính xác, tránh sai số do dụng cụ đo, trước khi tiến hành đo phải kiểm tra chất lượng của thước cặp.Việc kiểm tra nhằm đánh giá độ chính xác của thước và còn có thể hiệu chỉnh sai số để thước đạt độ chính xác theo yêu cầu. Cách kiểm tra chung như sau:

- Vệ sinh sạch sẽ thước, nhất là 2 mỏ đo ngoài.

- Nới vít hãm cho phần thước động di trượt trên thước chính êm nhẹ, không lỏng quá hay chặt quá. Cho 2 mỏ đo ngoài áp sát nhau và nhìn vào khe hở tiếp xúc giữa 2 mỏ đo. Nếu khe hở rất nhỏ và đều đồng thời vạch số 0 của du tiêu trùng ( thẳng hàng ) với vạch số 0 của thước chính, đầu mút của thanh đo độ sâu bằng mặt với mặt đáy của thước là thước có chất lượng tốt.

- Nếu khe hở của 2 mỏ đo không đều là thước đã sử dụng nhiều, bị mòn mỏ đo.

- Nếu khe hở của 2 mỏ đo rất nhỏ và đều nhưng 2 vạch số 0 của du tiêu và thước chính không trùng nhau hoặc 2 vạch số 0 trùng nhau mà khe hở tuy đều nhưng còn lớn thì có thể điều chỉnh. Với loại thước cặp có du tiêu rời được gắn với phần động bằng vít thì nới lỏng vít, chỉnh lại du tiêu cho vạch số 0 trùng với vạch số 0 của thước chính rồi vặn chặt vít lại.

- Đối với thước cặp có đồng hồ, cho 2 mỏ đo áp sát nhau rồi chỉnh cho vạch số 0 của mặt số đồng hồ và kim thẳng hàng bằng cách nới lỏng vít hãm mặt số, xoay mặt số để vạch số 0 trùng với kim đồng hồ. Nhẹ nhàng kéo phần động ra rồi đẩy vào vài lượt mà kim đồng hồ vẫn cỉ đúng số 0 là được, nếu không đúng thì phải chỉnh lại.

- Đối với thước cặp điện tử cũng làm tương tự như trên rồi bấm nút điều chỉnh để đưa đồng hồ về 0.

b. Đo kích thước ngoài

- Vệ sinh sạch thước cặp và chi tiết cần đo.

- Tay phải cầm thước cặp, mặt số thước cặp quay về phía mắt nhìn. Nới lỏng vít hãm, ngón tay cái đặt lên mấu…. của thước động. Dùng ngón tay cái kéo phần động cho mỏ đo ngoài động ra xa mỏ đo ngoài tĩnh, khoảng cách 2 mỏ đo lớn hơn chi tiết đo.

- Tay trái cầm chi tiết cần đo ( với những chi tiết nhỏ ) đưa vào khoảng giữa 2 mỏ đo.Cho 2 mỏ đo áp sát vào chi tiết cần đo đúng vị trí với lực đo vừa phải (không chặt quá hay lỏng quá ).

46

- Đọc ngay trị số kích thước đo được. Trường hợp không thể đọc trực tiếp được vặn chặt vít hãm, cố định phần động với phần tĩnh của thước, nhẹ nhàng lấy thước ra và đọc trị số kích thước (Hình 3.33).

Hình 3.33. Đo kích thước ngoài

c. Đo kích thước trong

Đo kích thước trong như kích thước lỗ, rãnh…khó hơn đo kích thước ngoài, vì vậy khi đo kích thước trong cần hết sức cẩn thận.

- Trước khi đo phải vệ sinh sạch chi tiết và thước.

- Với những chi tiết nhỏ, thao tác đo tương tự như trên. Đặt 1 mỏ đo lỗ ( mỏ cố định) vào 1 bên thành lỗ, rãnh...dùng ngón tay cái kéo mỏ đo động ra xa áp sát vào thành bên kia của lỗ, rãnh…Tay phải cầm thước hơi xoay nhẹ, lựa cho 2 mỏ đo vào đúng vị trí: mỏ đo vào sâu trong thành của lỗ, rãnh…mỏ đo song song với thành của lỗ, rãnh với áp lực vừa phải (Hình 3.34)

Hình 3.34. Đo kích thước trong

- Đọc ngay trị số kích thước đo được. Nếu không thể đọc ngay kích thước được thì vặn chặt vít hãm của thước và cẩn thận lấy thước ra khỏi rãnh, lỗ để đọc giá trị kích thước.

- Tuỳ theo chi tiết để điều chỉnh mỏ đo cho đúng vị trí và đúng giá trị kích thước cần đo. Ví dụ: khi đo đường kính lỗ giá trị đo lớn nhất chính là kích thước của đường kính, còn khi đo kích thước song song của rãnh thì giá trị kích thước nhỏ nhất lại là kích thước của rãnh.

47

- Những chi tiết lớn không cầm trên tay đo được, khi đo phải hết sức thận trọng. Điều chỉnh mỏ đo ở vị trí đúng, lực đo hợp lý để tránh sai số đo (Hình 3.35).

Hình 3.35. Đo kích thước

d. Đo độ sâu

Đo độ sâu của rãnh, bậc… bằng thanh đo độ sâu của thước.

- Trước khi đo phải vệ sinh sạch chi tiết đo, làm sạch ba via miệng lỗ, đáy lỗ. Kiểm tra độ chính xác của thanh đo độ sâu.

- Tay phải cầm thước cặp, đặt cạnh đáy của thước lên bề mặt của lỗ, bậc... Ngón tay cái nhẹ nhàng kéo 2 mỏ đo ra xa nhau để thanh đo sâu đi xuống chạm đáy của lỗ, bậc…Khi thanh đo sâu chạm tới đáy lỗ, bậc, điều chỉnh thanh đo độ sâu vuông góc với trục của lỗ, bậc và đọc ngay kích thước hoặc vặn vít hãm, lấy thước ra để đọc kích thước (Hình 3.36).

Hình 3.36. Đo độ sâu

- Khi đo sâu cần chú ý thanh đo sâu có 1 góc khuyết, để tránh thanh đo sâu bị kênh. Cần xoay thanh đo sâu sao cho phần góc khuyết quay về phía góc lượn của đáy lỗ, đáy bậc để kết quả đo chính xác (Hình 3.37).

48

Hình 3.37. Vị trí góc khuyết của thanh đo sâu

3.3.2.5 Sử dụng Pan me

* Đọc kích thước pan me a. Pan me đo ngoài

Khi đọc trị số kích thước pan me, dựa vào 2 căn cứ sau:

Dựa vào mép thước động (Mép côn của ống bao) ta đọc được số “mm” và nửa “mm” của kích thước trên thước chính (Hình 3.38).

Hình 3.38. Đọc kích thước trên thước chính

Dựa vào vạch chuẩn trên thước chính ta đọc được số % mm trên thước động: vạch nào trên thước động trùng với vạch chuẩn, đó là số % của kích thước.

Kết quả đo là tổng của 2 phần trên (Hình 3.39)

Hình 3.39. Đọc kích thước pan me 1 số ví dụ (Hình 3.39.a,b,c,d):

49

- Dựa vào mép thước động: trên thước chính là 3 mm.

- Dựa vào vạch chuẩn: Vạch 9 của mép thước động trùng với vạch chuẩn. 1 vạch có giá trị l à 0,01 mm, 9 vạch = 0,01 x 9 = 0,09 mm

Kết quả đo = 3 + 0,09 = 3,09 mm.

a

VD2:

- Dựa vào mép thước động : trên thước chính là 3,5 mm. - Dựa vào vạch chuẩn : 0,06 mm.

- Kết quả đo: 3,5 mm + 0,06 = 3,56 mm

b

c d

Hình 3.39.a,b,c,d. Đọc kích thước pan me

50

- Pan me đo trong: cách đọc tương tự như pan me đo ngoài nhưng cần chú ý khi pan me có lắp thêm trục nối thì kết quả phải cộng thêm kích thước chiều dài trục nối.

- Pan me đo lỗ : Đọc trị số kích thước như pan me đo ngoài nhưng cần chú ý là các con số ghi trên ống trong và ống ngoài đều ngược chiều ghi với pan me đo ngoài.

c. Pan me có đồng hồ, panme điện tử

- Pan me có đồng hồ, pan me điện tử : Đọc trị số theo kim chỉ vạch trên đồng hồ (Hình 3.40 a, b)

a b

Hình 3.40. Đọc trị số kích thước trên đồng hồ.

3.3.2.5.1 Đo kích thước bằng pan me a. Kiểm tra pan me

Pan me trước khi đem sử dụng, phải đựơc kiểm tra và điều chỉnh độ chính xác. Các bước kiểm tra và điều chỉnh độ chính xác như sau:

Lau sạch pan me, nhất là đầu tiếp xúc của 2 mỏ đo.

Đóng 2 mỏ đo bằng cách quay ống bao. Khi 2 mỏ đo chạm nhẹ vào nhau thì quay vít áp lực cho đến khi bánh cóc trượt 2 đến 3 lần.

Kiểm tra nếu thấy 2 mỏ đo tiếp xúc đều, không có khe sáng giữa 2 mỏ đo đồng thời mép côn của ống bao trùng với vạch số 0 trên thang chia của thân thước và đường cơ bản trên thân thước với vạch số 0 trên ống bao thẳng hàng nhau là pan me đảm bảo tiêu chuẩn (Hình 3.41).

51

Hình 3.41. Kiểm tra vạch số 0 của pan me

Nếu kiểm tra như trên mà vạch số 0 chưa chuẩn thì phải điều chỉnh lại: Làm sạch mỏ đo.

Đóng 2 mỏ đo, vặn vít áp lực 2 đến 3 vòng. Vặn khoá hãm, cố định trục vít me.

Dùng clê móc vặn , điều chỉnh vạch số 0 về vị trí đúng và hãm chặt lại. Nới lỏng khoá hãm, thử lại vài lượt để đảm bảo điều chỉnh chuẩn xác (Hình 3.42)

Hình 3.42.Hiệu chỉnh vạch số 0 của pan me

b. Đo kích thước ngoài

Vệ sinh sạch pan me và chi tiết cần đo.

Một phần của tài liệu Giáo trình Thực tập tốt nghiệp (Nghề: Hàn - Cao đẳng) - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 40 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)