Mục tiêu
Trình bày được phương pháp kiểm tra độ đồng tâm bằng các dụng cụ đo kiểm thông dụng.
Thực hiện đúng thao tác cơ bản, đúng qui trình đo kiểm, đánh giá được độ đồng tâm chính xác.
Tuân thủ đúng qui trình đo kiểm độ song song , độ vuông góc. Có ý thức trách nhiệm cao trong công việc kiểm tra độ đồng tâm và sử dụng, bảo quản dụng cụ đo kiểm.
Nội dung
Độ không đồng tâm là khoảng cách lơn nhất giữa tâm của mặt cần được đo và tâm được dùng làm yếu tố chuẩn, đo trên chiều dài kiểm tra.
66
Tâm của một mặt là đường tâm đối xứng của các điểm tương ứng trên bề mặt. Bởi vậy các trục có tiết diện tam giác, tứ giác, đa giác đều hoặc có tiết diện tròn đều có thể tồn tại khái niệm độ đồng tâm. Do đó chỉ tiến hành đo độ không đồng tâm khi tiết diện chi tiết không tròn và nói chung không thể thực hiện chuyển động quay tâm được. Các trường hợp cho phép có thể quay quanh tâm, người ta dùng phương pháp đo độ đảo, sơ đồ đơn giản hơn, chỉ số đo phát hiện là độ đảo lớn gấp 2 lần độ đồng tâm, tất nhiên kết quả đo sẽ chính xác hơn.
Trong trường hợp các trục có tiết diện tròn, chi tiết có thể quay quanh đường tâm, người ta dùng khái niệm độ đảo, đó là sai lệch khoảng cách lớn nhất của tâm tiết diện thực của bề mặt chi tiết đo so với tâm tiết diện quay quanh trục chuẩn, đo trên phương vuông góc với trục quay. Hình 3.59. mô tả phương pháp đo độ không đồng tâm của 2 vấu khớp ly hợp. Trước hết cần kiểm tra độ đồng tâm giữa A và B; C và D
Sau khi Δ B/A và Δ C/D rất không đáng kể so với sai số độ đồng tâm cho phép giữaB và C, ta có độ đồng tâm B/C:
67
Khi 1 trong 2 yếu tố xét độ đồng tâm có thể quay quanh tâm, người ta dùng sơ đồ đo độ đảo. Hình 3.60. mô tả sơ đồ đo độ đồng tâm giữa 2 lỗ A và B. Biến tâm lỗ thành tâm trục nhờ 2 trục chuẩn A và B. Trục chuẩn A mang hệ đo quay quanh tâm A
Hình 3.60. Sơ đồ đo độ đồng tâm giữa 2 lỗ A và B
Đầu đo rà liên tục trên 1 tiết diện vuông góc với trục B. Sai lệch chỉ thị lớn nhất và nhỏ nhất sau 1 vòng quay chính là sai lệch giữa khoảng cách lớn nhất và nhỏ nhất từ các điểm trên tiết diện ở trục B tới đường tâm quay, đó chính là độ đảo hướng tâm giữa 2 trục, bằng 2 lần độ đồng tâm của A và B
Đo theo sơ đồ đo nhanh chóng, chính xác. Gá đo tự chuẩn trên chi tiết, không cần có các mặt chuẩn trung gian. Sơ đồ này rất thuận lợi khi cần đo độ đòng tâm của các chi tiết lớn và nặng.
Đánh giá kết quả học tập TT Tiêu chí đánh giá Cách thức và phương pháp đánh giá Điểm tối đa Kết quả thực hiện của người học I Kiến thức
1 Trình bày được các phương pháp đo kiểm.
Làm bài tự luận, đối chiếu với nội dung bài học
2
2 Trình bày được phương pháp kiểm tra độ thẳng, độ phẳng.
Làm bài tự luận, đối chiếu với nội dung bài học
3
3 Trình bày phương pháp kiểm tra độ tròn, độ trụ.
Vấn đáp, đối chiếu với nội dung bài học 3
4 Trình bày được phương pháp kiểm tra độ song
Làm bài tự luận, đối chiếu với nội dung 2
68 song, vuông góc và độ đồng tâm. bài học Cộng 10 đ II Kỹ năng 1 Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, thiết bị đúng theo yêu cầu của bài thực tập
Kiểm tra công tác chuẩn bị, đối chiếu với kế hoạch đã lập
2
2 Sử dụng thành thạo thiết bị đo kiểm.
Quan sát các thao tác, đối chiếu với quy trình vận hành
3
3 Chọn đúng dụng cụ đo phù hợp với yêu cầu.
Kiểm tra các yêu cầu, đối chiếu với tiêu chuẩn.
2
4 Sự thành thạo và chuẩn xác thao tác đo kiểm.
Quan sát các thao tác đối chiếu với quy trình thao tác.
3
Cộng: 10 đ
III Thái độ
1 Tác phong công nghiệp 5
1.1 Đi học đầy đủ, đúng giờ Theo dõi việc thực hiện, đối chiếu với nội quy của trường.
1 1.2 Không vi phạm nội quy lớp
học 1
1.3 Bố trí hợp lý vị trí làm việc
Theo dõi quá trình làm việc, đối chiếu với tính chất, yêu cầu của công việc.
1 1.4 Tính cẩn thận, chính xác Quan sát việc thực hiện bài tập 1 1.5 Ý thức hợp tác làm việc theo tổ, nhóm Quan sát quá trình thực hiện bài tập theo tổ, nhóm 1
2 Đảm bảo thời gian thực hiện bài tập
Theo dõi thời gian thực hiện bài tập, đối chiếu với thời gian quy định.
69
3 Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp
Theo dõi việc thực hiện, đối chiếu với quy định về an toàn và vệ sinh công nghiệp
3
3.1 Tuân thủ quy định về an
toàn khi sử dụng khí cháy 1
3.2 Đầy đủ bảo hộ lao động( quần áo bảo hộ, giày, kính,…) 1 3.3 Vệ sinh xưởng thực tập đúng quy định 1 Cộng 10 đ Kết quả học tập
Tiêu chí đánh giá thực hiện Kết quả Hệ số Kết qủa
học tập
Kiến thức 0,3
Kỹ năng 0,5
Thái độ 0,2
70
Bài 4: Thiết kế qui trình Công nghệ gia công cơ Giới thiệu
Thiết kế quy trình công nghệ gia công cơ có nhiệm vụ nghiên cứu, thiết kế và tổ chức thực hiện quá trình chế tạo sản phẩm cơ khí đạt các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật nhất định trong điều kiện quy mô sản xuất nhất định. Giúp cho sinh viên nắm vững các phương pháp gia công các chi tiết có hình dáng, độ chính xác khác nhau. Gúp cho sinh viên có khả năng phân tích, so sánh ưu nhược điểm của từng phương pháp để chọn ra phương pháp gia công phù hợp nhất, đồng thời tạo điều kiện cho sinh viên tập vận dụng những kiến thực và kỹ năng đã được học để giải quyết nhiệm vụ công nghệ đặt ra, từ đó làm quen với các vấn đề về kỹ thuật, công nghệ, tạo cơ hội cho sinh viên củng cố, kiểm nghiệm lại những nội dung đã được học trong trường nghề.
Mục tiêu
- Tập sự vận dụng tổng hợp lý thuyết của các môn học, mô-đun CN CTM, Máy cắt, Dao cắt, Dung sai, Chi tiết máy, Vẽ kỹ thuật. . . để giải quyết một nhiệm vụ công nghệ. Tổng kết và sử dụng những kiến thức đã học được trong trường, tập làm quen với việc giải quyết các vấn đề kỹ thuật và ngược lại sẽ nắm vững hơn những vấn đề lý thuyết đã học trên trong trường.
- Áp dụng chính xác những lý thuyết đã học vào việc thiết kế quy trình công nghệ, ví dụ như tính chế độ cắt, tính lượng dư, chọn chuẩn, và tính sai số chuẩn, tính lực kẹp của đồ gá v.v. .. những vấn đề đó phải thực hiện đúng theo lý thuyết đã học trên trong trường và tra cứu dữ liệu trong sách Sổ tay công nghệ chế tạo máy. Sử dụng thành thạo Sổ tay công nghệ chế tạo máy.
- Có ý thức trách nhiệm với công việc mình làm.