Kiểm tra độ song song, vuông góc

Một phần của tài liệu Giáo trình Thực tập tốt nghiệp (Nghề: Hàn - Cao đẳng) - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 63 - 66)

Mục tiêu

Trình bày được phương pháp kiểm tra độ song song , độ vuông góc bằng các dụng cụ đo kiểm thông dụng.

Thực hiện đúng thao tác cơ bản, đúng qui trình đo kiểm, đánh giá được độ không song song, độ không vuông góc chính xác.

Tuân thủ đúng qui trình đo kiểm độ song song , độ vuông góc. Có ý thức trách nhiệm cao trong công việc kiểm tra độ song song , độ vuông góc và sử dụng, bảo quản dụng cụ đo kiểm.

Nội dung

3.6.1 Kiểm tra độ song song

Độ song song được định nghĩa là sai lệch khoảng cách giữa 2 yếu tố đường hay mặt đo trên chiều dài kiểm tra. Độ không song song giữa các mặt phẳng, mặt phẳng với đường tâm lỗ, tâm trục hoặc giữa các đường với nhau thường được đo theo phương pháp rà hoặc đo điểm trên chiều dài chuẩn qui định trước.

Độ không song song ghi trong chỉ tiêu kỹ thuật được tính theo đơn vị độ dài là mm.

Thường có thể dùng các dụng cụ đo độ dài vạn năng để đo. Khi đo dụng cụ được dẫn trượt theo yếu tố chuẩn, đầu đo rà trên yếu tố đo.Độ chính xác của phép đo phụ thuộc vào độ chính xác dẫn trượt chuẩn.

Khi độ song song cho phép trên từng chiều dài chuẩn , ở các mặt đo lớn người ta có thể chuyển nó sang dạng tang góc nghiêng giữa 2 mặt. Khi đó có thể dùng dụng cụ đo chuyên dùng như ni vô kỹ thuật, ni vô đo góc nhỏ...nhằm đánh giá độ song song qua góc nghiêng giữa 2 mặt.

Hình 3.56.a: đo độ không song song của 2 mặt 1 và 3 với lỗ 2. Khi lỗ 2 nhỏ không thể đưa dụng cụ đo vào rà trong lỗ người ta biến tâm lỗ thành tâm trục bằng cách lồng trục chuẩn 2 vào lỗ. Các vít chỉnh 4 dùng để diều chỉnh cho

63

2 song song với mặt trượt chuẩn MC. Rà lần lượt đầu đo trên mặt 1 và 3 theo mặt trượt chuẩn MC. Sai lệch lớn nhất sau mỗi tuyến rà cho ta độ song song của mặt kiểm tra so với mặt chuẩn MC, được xem là độ song song của nó với lỗ 2.

Hình 3.56.b: Đo độ không song song của đường tâm lỗ với mặt đáy. Khi lỗ chi tiết khá lớn, việc dùng trục chuẩn sẽ khó khăn. Người ta thường dùng thêm bạc lót có đường kính trong phù hợp với trục chuẩn phổ thông, đường kính ngoài chế tạo theo độ chính xác sản phẩm sao cho khi thực hiện mối lắp với lỗ sẽ cho khe hở lắp nhỏ, không gây sai số đo đáng kể.

Hình 3.56.c: Đo độ không song song của cổ biên trục khuỷu với 2 cổ trục chính. Haicổ trục chính định tâm trên 2 khối V ngắn có tâm V song song với MC. Đầu đo rà trên mặt trụ cổ biên theo MC. Sai lệch sau khi rà từ 1 đến 2 cho ta độ không song song của cổ biên so với cổ trục chính.

Hình 3.56.d: Đo độ không song song của 2 lỗ tay biên. Việc đo đượctiến hành trên 2 phương vuông góc với nhau. Khi đo cần biến tâm lỗ thành tâm trục. Điều chỉnh cho trục mang yếu tố chuẩn song song với mặt chuẩn MC, đầu đo thự hiện chuyển động rà trên yếu tố đo theo chiều dài chuẩn qui định. Sai lệch chỉ thị sau mỗi tuyến rà cho ta độ không song song của 2 yếu tố theo phương đo tương ứng.

Hình 3.56.a.b.c.d. Đo độ // của mặtphẳng và lỗ

Hình 3.57 là sơ đồ đo độ không song song của 2 vai trục với mặt đầu. Trong đó hình a là sơ đồ đo cho trường hợp dùng dụng cụ cầm tayhoặc đo trên các gá mềm. Dụng cụ tự định chuẩn trên mặt B. Kết quả đo theo sơ đồ đo 2 tiếp điểm đạt độ chính xác cao.

Hình b là phương án đo tốt, ổn định, thường dành cho việc đo độ không song song của các mặt có diện tích nhỏ, độ phẳng tốt.

Hình c là phương án tương tự như phương án a, dùng cho gá đo để bàn có điểm chuẩn đo cố định, dùng đo các mặt có độ phẳng tốt.

64

Hình 3.57. Đo độ không song song của 2 vai trục với mặt đầu

3.6.2 Kiểm tra độ vuông góc

Độ không vuông góc được định nghĩa là sai lệch góc giữa 2 yếu tố ( đường thẳng hay mặt phẳng) so với góc vuông.

Độ không vuông góc giữa các mặt, giữa đường và mặt, giữa các đường với nhau thường được đo bằng phương pháp rà. Khác với trường hợp đo độ không song song, khi đo độ không vuông gócluôn luôn cần có chuyển động rà trượt chuẩn phải vuông góc với mặt chuẩn MC. Độ chính xác của kết quả đo rât phụ thuộc vào độ vuôn góc của chuyển động rà với mặt chuẩn. Hình 3.58.a. mô tả phương pháp đo độ không vuong góc của yếu tố: Độ không vuông góc của đường tâm lỗ với các mặt phẳng. Khi đo, trục chuẩn 2 được lồng vào chi tiết, Dùng các vít điều chỉnh cho mặt 1 song song với MC, chuyển động đo di trượt trên phương vuông góc MC. Sai lệch giữa X1, X2 đo trên chiều dài chuẩn kiểm tra cho ta độ không vuôn góc giữa 2 và 1. Tương tự có thể thực hiện phép đo theo hướng chỉnh cho X1 = X2 làm cho 2 vuông góc MC rồi đo độ song song giữa 1 và MC. Kết quả đo này cho ta độ không vuông góc giữa 1và 2.

Hình 3.58.b. đo độ không vuông góc giữa hai đường tâm lỗ với nhau. Δv

= X2 – X1

Hình 3.58.c. đo độ không vuông góc giữa bàn máy và trụ đứng. Δv = X2 – X1

Hình 3.58.d.dùng kiểm tra độ không vuông góc giữa 2 lỗ nhỏ bàng ca líp. Trong đó ф A và Ф B là 2 trục chuẩn. Trên ф A người ta tạo ra 1 lỗ có kích thước:

a = Ф B + ESB + Δv

b = Ф B + ESB + Δ1

65

- Δv là độ vuông góc cho phép - Δ1 là độ không giao tâm cho phép.

Nếu trục chuẩn có kích thước Ф B + ESB không qua lỗ chuẩn, độ vuông góc được xem là đạt yêu cầu.

Hình 3.58. Kiểm tra độ vuông góc.

Một phần của tài liệu Giáo trình Thực tập tốt nghiệp (Nghề: Hàn - Cao đẳng) - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)