Kiểm tra độ thẳng, độ phẳng

Một phần của tài liệu Giáo trình Thực tập tốt nghiệp (Nghề: Hàn - Cao đẳng) - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 57 - 63)

Mục tiêu

Trình bày được phương pháp kiểm tra độ thẳng, độ phẳng bằng các dụng cụ đo kiểm thông dụng.

Thực hiện đúng thao tác cơ bản, đúng qui trình đo kiểm, đánh giá được độ không thẳng, không phẳng chính xác.

Tuân thủ đúng qui trình đo kiểm độ thẳng, độ phẳng. Có ý thức trách nhiệm cao trong công việc kiểm tra độ thẳng , độ phẳng và sử dụng, bảo quản dụng cụ đo kiểm.

57

Nội dung

3.5.1 Kiểm tra độ thẳng Mục tiêu:

- Trình bày được phương pháp kiểm tra độ thẳng bàn thước kiểm thẳng. - Thực hiện đúng thao tác kiểm tra và kiểm tra đánh giá đúng độ thẳng bằng thước kiểm thẳng.

- Tuân thủ đúng qui trình kiểm tra độ thẳng, có thái độ nghiêm túc trong công việc kiểm tra đánh giá độ thẳng.

a. Kiểm tra độ thẳng bằng thước kiểm thẳng

Thước kiểm thẳng được chế tạo từ thép các bon dụng cụ và gồm nhiều loại khác nhau. Thước kiểm 2 mặt ( Hình 7.49.a) có chiều dài từ 75 đến 125 mm, có 1 đầu vát nhọn, góc vát 30º hoặc 60º . Ngoài ra còn có các loại thước kiểm 3 mặt ( Hình 7.49.b), 4 mặt (Hình 7.49.c) có chiều dài 175, 225 và 300 mm.

a

b

c

Hình 3.49.a,b,c. Thước kiểm tra độ thẳng

Kiểm tra độ thẳng bằng thước kiểm như sau: - Đặt thước kiểm lên bề mặt cần kiểm sao cho cạnh của thước kiểm áp sát bề mặt. Đánh giá độ thẳng bằng cách nhìn vào khe sáng giữa cạnh thước và bề mặt kiểm tra. Nếu khe sáng rất nhỏ và đều là mặt kiểm có độ thẳng tốt. Nếu khe sáng to hoặc không đều là độ thẳng kém. Có thể dùng căn lá xọc vào khe sáng để có thông số chính xác về độ thẳng ( Hình 3.50).

58

Hình 3.50. Kiểm tra độ thẳng bằng thước kiểm thẳng.

b. Kiểm tra độ phẳng

* Kiểm tra độ thẳng bằng thước kiểm thẳng

Tương tự như kiểm tra độ thẳng nhưng cần đặt thước ở nhiều vị trí và hướng khác nhau trên mặt phẳng cần kiểm tra. Mặt phẳng cần kiểm tra đạt yêu cầu nếu khe sáng của thước và mặt phẳng ở các vị trí khác nhau và mọi hướng đều không có hoặc rất nhỏ và đều.

* Kiểm tra độ phẳng bằng đồng hồ so

Đặt mặt phẳng cần kiểm tra lên mặt phẳng chuẩn ( Bàn máp ). Điều chỉnh cho mặt phẳng song song với mặt chuẩn. Dùng đồng hồ so kiểm tra: Điều chỉnh kim đồng hồ so chạm vào mặt phẳng, đúng áp lực đo. Xoay mặt đồng hồ cho kim chỉ vào vạch số 0. Di chuyển đồng hồ so đi mọi vị trí của mặt phẳng sao cho đế của đồng hồ so luôn áp sát vào mặt chuẩn. Căn cứ vào kim đồng hồ di chuyển lên xuống âu vạch số 0 để đánh giá độ không phẳng của mặt phẳng cần kiểm tra.

* Kiểm tra mặt phẳng bằng mặt chuẩn

Dùng bàn map làm mặt chuẩn để kiểm tra trong trường hợp mặt phẳng cần kiểm tra có diện tích nhỏ . Xoa một lớp màu mỏng đều lên mặt chuẩn. Áp mặt phẳng cần kiểm tra lên mặt chuẩn và rà nhẹ cho mặt phẳng cần kiểm tra tiếp xúc với mặt chuẩn như trong rà mầu cạo kim loại. Đánh giá độ phẳng của mặt phẳng kiểm tra qua số điểm bám màu trong 1 ô kiểm tra có kích thước 25 x 25. Nếu điểm bám màu đều trên toàn bộ diện tích mặt phẳng và số điểm trong 1 ô kiểm tra trong phạm vi yêu cầu là mặt phẳng cần kiểm tra đạt tiêu chuẩn.

3.5.2 Kiểm tra độ tròn, độ trụ Mục tiêu

Trình bày được phương pháp kiểm tra độ tròn, độ trụ bằng các dụng cụ đo kiểm thông dụng.

59

Thực hiện đúng thao tác cơ bản, đúng qui trình đo kiểm, đánh giá được độ không tròn, không trụ chính xác.

Tuân thủ đúng qui trình đo kiểm độ tròn, độ trụ. Có ý thức trách nhiệm cao trong công việc kiểm tra độ tròn , độ trụ và sử dụng, bảo quản dụng cụ đo kiểm.

Nội dung

3.5.2.1 Kiểm tra độ tròn

Kiểm tra độ tròn là kiểm tra, đánh gia độ không tròn hay còn gọi là độ méo của chi tiết cần kiểm tra (Hình 3.51).

Hình 3.51. Độ không tròn (Độ méo)

Độ không tròn hay là độ méo có các dạng như hình 3.52. Có thể đo độ méo theo phương pháp đo 2 tiếp điểm. Có thể đo trên 2 đường kính vuông góc, 3 đường kính cách nhau 600 hoặc trên 4 đường kính cách nhau 450 hoặc nhiều hơn nữa.

Độ méo được tính theo công thức với dmax, dmin là trị số đo lớn nhất và nhỏ nhất trong các số đo.

60

Khi số đường kính đo càng nhiều, thì kết quả càng chính xác.

Đo độ méo theo phương pháp đo 3 tiếp điểm: Với trường hợp b và c ở hình trên người ta dùng phương pháp đo 3 tiếp điểm như hình 3.53.Chi tiết được định vị 4 bậc tự dotrên 2 khối V ngắn và 1 bậc chống dịch dọc trục. Đồng hồ đo đặt đối xứng với chuẩn đo là khối V. Xoay chi tiết 1 vòng ta có được giá trị đọc trên đồng hồ X max và X min . Độ méo được tính theo công thức:

Hình 3.53. Đo độ méo bằng phương pháp đo 3 tiếp điểm

3.5.2.2 Kiểm tra độ trụ

Độ không trụ là sai số tổng hợp gồm: Độ côn, độ phình thắt, độ cong trục và độ méo.

a. Phương pháp đo độ côn

Độ côn trong các chi tiết cơ khí được cho theo sai lệch đường kính đo trên 2 tiết diện quy định gọi là độ côn tuyệt đối.

Phương pháp đo độ côn : Chi tiết được định vị trên 2 khối V ngắn và 1 điểm chống dịch dọc trục. Sau khi đo d1 ở đầu A, được giá trị X1, đảo đầu B sang A đo d 2, được giá trị x2. tuỳ theo khối V là dạng a hay b mà công thức tính có khác nhau như đã ghi dưới sơ đồ.

Thông thường độ côn được đo theo phương pháp 2 tiếp điểm như trường hợp a. Đặc biệt trong khi đang gia công người ta thường dùng phương pháp đo này với dụng cụ đo cầm tay tự định vị trên chi tiết (Hình 3.54).

61

Hình 3.54. Phương pháp đo độ côn

b. Phương pháp đo phình thắt ( Độ biến thiên đường kính dọc trục)

Chi tiết có đường kính thay đổi theo phương trục sẽ làm cho đường sinh chi tiết không thẳng. Độ biến thiên đường kính Δ d = X max – X min, độ thẳng đường sinh sẽ là:

Δ ts = X max – X min

2

Với d max, d min là đường kính lớn nhất và nhỏ nhất trong các số đo. Chi tiết được định vị trên 2 khối V ngắn, đầu đo đặt đối xứng với 1 trong 2 chuẩn V (Hình 3.55). Chi tiết được dích dần theo phương dọc trục, có thể đặt 1 chuẩn chờ để dịch chi tiết đi hết chiều dài hoặc đảo đầu chi tiết khi đo hết một nửa chiều dài. Ta đọc được chỉ số trên dung cụ đo X max và X min. Tùy theo khối V đo theo trường hợp a hay b mà ta có kết quả tính tương ứng như đã ghi. Với các chi tiết có độ dài không lớn, không côn, không cong trục có thể đặt chi tiết lên khối V dài, khi đó Δ ts = X max - X min

Δd = 2 ( X max - X min )

62

c. Phương pháp đo độ cong trục

Có thể đo độ cong trục theo các sơ đồ hình....Trong trường hợp a, chỉ tiết được đặt trên chuẩn phẳng: Δ cg = X max - X min

Trường hợp b, chi tiết đặt trên 2 khối V: Δ cg = X max - X min 2 Trường hợp c, chi tiết được chống trên 2 mũi tâm: Δ cg = X max - X min 2 Với Xmax, Xmin là giá trị lớn nhất và nhỏ nhất sau 1 vòng quay của chi tiết.

Một phần của tài liệu Giáo trình Thực tập tốt nghiệp (Nghề: Hàn - Cao đẳng) - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 57 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)