Mục tiêu:
- Trình bày được phương pháp bảo quản các dụng cụ đo kiểm.
- Thực hiện đúng các qui định về sử dụng và bảo quản các loại dụng cụ đo kiểm . - Có tinh thần trách nhiệm trong việc bảo quản dụng cụ đo kiểm.
55
Trước khi ghép căn mẫu, góc mẫu phải rửa thật sạch lớp mỡ trên mẫu bằng ét xăng (loại xăng trắng), dùng vải sạch hoặc bông lau sạch vài lần cho tới khi soi ra ánh sáng không thấy còn thấy vết dầu hay sợi bông của vải lau . Khi ghép, phải dùng tay ấn cho hai mặt đo dính sát vào nhau, rồi đẩy cho mặt này miết lên mặt kia, các miếng căn dính chặt với nhau thành một khối. Khi muốn cho các miếng căn rời nhau ta đẩy cho hai mặt đo trượt ra khỏi nhau.
Cũng cần phải lưu ý căn mẫu, góc mẫu là dụng cụ đo rất chính xác do đó phải bảo quản thật chu đáo, lúc lấy ra hay cho vào hộp thường dùng panh, không sờ tay vào bề mặt căn, dùng xong phải rửa sạch lau khô, bôi một màng mỡ nhỏ (vadơlin không có nước và axít). Cần phải kiểm tra thường xuyên, tránh mưa nắng và nơi có nhiệt độ cao
3.4.2 Bảo quản thước cặp
Thước cặp là loại thước có độ chính xác cao. Để thước cặp có độ bền cao và kết quả đo đảm bảo chính xác, khi sử dụng cần lưu ý :
- Không đo các vật thô, bẩn. Chi tiết đo phải được làm sạch, hết ba via. - Không dùng thước cặp để đo các vật đang quay.
- Không đo các vật có nhiệt độ cao như các vật rèn, cắt hơi… - Khi đo không được ép mạnh 2 mỏ đo vào chi tiết đo.
- Cần hạn chế việc lấy thước ra khỏi vật đo rồi mới đọc trị số đo.
- Không dùng thước cặp vào việc lấy dấu như: dùng mỏ đo làm compa quay, dùng thân thước để làm thước kẻ, lấy kích thước bán kính compa trực tiếp vào thước cặp.
- Dùng thước nhẹ nhàng, không để thước cùng với các dụng cụ khác và phôi.Không làm rơi thước.
- Thường xuyên giữ thước sạch sẽ, không để bụi bẩn bám vào thước nhất là bụi đá mài, phoi gang, dung dịch trơn nguội.
- Hết ca làm việc phải lau chùi thước và bôi dầu, cất thước vào hộp.
3.4.3. Bảo quản pan me
- Không được dùng pan me đo khi vật đang quay trên máy, không đo các mặt thô, bẩn và có pa via.
- Không vặn trực tiếp ống (6) khi mỏ đo đã tiếp xúc với vật đo vì như vậy dễ bị hỏng ren vít và đai ốc. Không nên lấy vật đo ra khỏi mỏ đo (trừ trường hợp đặc biệt), rồi mới đọc kết quả .
56
- Các mặt đo của thước phải được giữ gìn cẩn thận, tránh bị gỉ và bụi cát hoặc phôi kim loại làm mài mòn. Cần tránh va chạm làm sây sát hoặc biến dạng mỏ đo.Trước khi đo phải lau sạch bề mặt số của pan me và vật đo
- Khi dùng xong phải lau chùi sạch sẽ bằng giẻ sạch và bôi dầu hoặc mỡ bảo quản (nhất là 2 mỏ đo), nên siết đai ốc số (10) để cố định mỏ đo động và đặt panme đúng vào vị trí trong hộp.
- Nếu dùng lâu ngày, ren của vít (4) và đai ốc số (3) của panme bị mòn làm pan me kém chính xác, Để khử độ “giơ” giữa vít và đai ốc ta điều chỉnh đai ốc (5) thông qua ren côn làm đai ốc (3) khít lại .
3.4.4 Bảo quản đồng hồ so
- Đồng hồ so là loại dụng cụ đo có độ chính xác cao, vì vậy trong quá trình sử dụng cần hết sức nhẹ nhàng tránh va đập.
- Giữ không để xước hoặc vỡ dập mặt đồng hồ.
- Không nên dùng tay ấn vào đầu đo làm thanh đo di chuyển mạnh.
- Đồng hồ so phải luôn được gá ở trên giá, khi sử dụng xong phải đặt vào vị trí trong hộp không để đồng hồ so chỗ ẩm, có hoá chất...
3.4.5 Bảo quản Calip
- Trước khi kiểm tra cần lau sạch calíp và chi tiết cần kiểm tra
- Khi đưa chi tiết vào calíp để kiểm tra cần giữ tâm của calíp trùng với tâm lỗ kiểm tra.
- Không được ấn mạnh calíp vào lỗ của chi tiết
- Tuyệt đối không kiểm tra khi chi tiết đang quay hoặc chi tiết còn nóng - Không được dùng các vật khác đóng vào các đầu đo của calíp
- Sau mỗi ca làm việc cần lau chùi calíp cẩn thận bằng giẻ sạch và bôi dầu vào các mặt đo