Người có công

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH HỖ TRỢ NHÀ Ở ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN (Trang 32 - 34)

1.1.1.1 Khái niệm

Người có công là một khái niệm xuất hiện trong lịch sử đấu tranh giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc của dân tộc ta.

Theo nghĩa rộng, Người có công là để chỉ những người đã tự nguyện, sẵn sàng hiến dâng cuộc đời mình vì sự nghiệp của đất nước. Là những người có những đóng góp và cống hiến xuất sắc cho lợi ích của đất nước, của dân tộc. Người có công không phân biệt tôn giáo, dân tộc, tín ngưỡng, tuổi tác , nam nữ, mà chỉ cần họ có những hành động có lợi cho dân tộc.

Theo nghĩa hẹp, người có công để chỉ những cá nhân, không phân biệt tôn giáo, dân tộc, tín ngưỡng, tuổi tác, nam nữ,…có những đóng góp, cống hiến xuất sắc trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, được các cơ quan nhà nước, tổ chức có thẩm quyền công nhận.

Như vậy, tiêu chí cơ bản để xác định người có công đó là phải có đóng góp, cống hiến xuất sắc vì lợi ích dân tộc.

Từ những phân tích nêu trên, tác giả tổng hợp khái niệm người có công như sau:

Người có công là người có những cống hiến, sức lực, tài năng, trí tuệ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, độc lập dân tộc hay đem lại thành tích vẻ vang cho đất nước không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giới tính, tuổi tác,…và được cơ quan có thẩm quyền công nhận theo quy định của pháp luật”. (Trương Phác

1.1.1.2. Phân loại Người có công

Để hiểu rõ hơn khái niệm người có công cần đi vào nghiên cứu phân loại đồi tượng người có công. Theo khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng thì người có công bao gồm các đối tượng: “1) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; 2) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; 3) Liệt sĩ; 4) Bà mẹ Việt Nam anh hùng; 5) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; 6) Anh hùng Lao động trong thời kì kháng chiến; 7) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; 8) Bệnh binh; 9) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; 10) Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; 11) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; và 12) Người có công giúp đỡ cách mạng.”

Như vậy, ở nước ta người có công không chỉ là người trực tiếp chiến đấu ở chiến trường mà còn bao gồm những đối tượng đã giúp đỡ, cống hiến (người có công giúp đỡ cách mạng, bà mẹ Việt Nam anh hùng) cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Pháp lệnh ưu đãi người có công chủ yếu điều chỉnh các đối tượng theo nghĩa hẹp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH HỖ TRỢ NHÀ Ở ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w