Nhân tố thuộc môi trường bên ngoài

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH HỖ TRỢ NHÀ Ở ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN (Trang 44 - 96)

* Năng lực, trình độ và ý thức chấp hành của các cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí hỗ trợ nhà ở đối với người có công

Để thực hiện tốt nhiệm vụ thanh toán chi NS hỗ trợ nhà ở đối với người có công tại KBNN, chủ tài khoản, kế toán trưởng của các đơn vị sử dụng NSNN cần thường xuyên cập nhật các cơ chế, chính sách có liên quan đến quản lý chi tiêu ngân sách; nắm vững các nguyên tắc, điều kiện chi NS hỗ trợ nhà ở đối với người có công tại KBNN, nguyên tắc lập, luân chuyển và sử dụng chứng từ, biểu mẫu trong thanh toán chi ngân sách thường xuyên, các quy định về quản lý hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ.

Chỉ khi kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị có tính tự giác, ý thức cao trong việc chấp hành chế độ chi tiêu NSNN thì các khoản chi sẽ đảm bảo được các điều kiện chi ngân sách... từ đó việc kiểm soát chi của KBNN sẽ nhanh chóng hơn, tránh tình trạng phải sửa lại hồ sơ, chứng từ nhiều lần hoặc phải thông báo từ chối cấp phát gây lãng phí thời giờ và công sức.

Từ việc nắm vững các chế độ, chính sách, các đơn vị sử dụng NSNN thường xuyên chủ động chấp hành đúng các quy định về quản lý tài chính, ngân sách trong thanh toán chi NS hỗ trợ nhà ở đối với người có công tại KBNN.

Nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành luật của các đơn vị sử dụng kinh phí hỗ trợ nhà ở đối với người có công có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện chi tiêu tiết kiệm, chống lãng phí NSNN. Do vậy, cần làm cho họ nhận thức được đơn vị sử dụng kinh phí hỗ trợ nhà ở người có công từ NSNN là đối tượng chịu trách nhiệm chính trước Nhà nước về phần kinh phí được cấp chứ không phải là trách nhiệm riêng của cơ quan tài chính hay của KBNN. Từ đó, thấy rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong quá trình quản lý chi NSNN từ khâu lập dự toán, phân bổ dự toán, chấp hành dự toán, kế toán và quyết toán các khoản chi NSNN.

* Chất lượng thẩm định, thẩm tra quyết toán của cơ quan tài chính các cấp

Trong kiểm tra quyết toán, thẩm tra báo cáo quyết toán của các đơn vị sử dụng kinh phí hỗ trợ nhà ở đối với người có công từ NSNN, cơ quan tài chính địa phương cần kiểm tra, đối chiếu số đề nghị quyết toán của đơn vị sử dụng kinh phí hỗ trợ nhà ở người có công từ NSNN với phân bổ dự toán chi NS hỗ trợ nhà ở đối với người có công được duyệt, số đã thanh toán chi NS hỗ trợ nhà ở đối với người có công qua KBNN; kiểm tra, đối chiếu hồ sơ, chứng từ chi NS hỗ trợ nhà ở đối với người có công tại đơn vị sử dụng NSNN với chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi và các quy định cụ thể và hồ sơ, chứng từ đối với từng khoản chi…. Khi phát hiện có sai sót như: chi không đúng theo phân bổ dự toán được duyệt, đề nghị quyết toán không đúng với số đã thanh toán chi ngân sách qua KBNN, hồ sơ chứng từ chưa đầy đủ theo quy định đối với từng khoản chi, chi sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi… cần kiên quyết yêu cầu rút kinh nhiệm và bổ sung hoàn thiện đầy đủ các hồ

sơ, chứng từ thanh toán, hoặc kiên quyết yêu cầu xuất toán đối với những khoản không có trong phân bổ dự toán chi ngân sách thường xuyên được duyệt, chi sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi.

* Luật pháp, chính sách liên quan đến kiểm soát chi ngân sách hỗ trợ nhà ở người có công.

Nhân tố khách quan, ảnh hưởng lớn nhất đến kiểm soát chi ngân sách hỗ trợ nhà ở đối với người có công tại KBNN là: Luật NSNN, hệ thống chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức về chi ngân sách hỗ trợ nhà ở người có công theo quy định của nhà nước, dự toán được phê duyệt. Các quy định pháp lý đó vừa là công cụ kiểm soát vừa là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến công tác kiểm chi NS hỗ trợ nhà ở đối với người có công của KBNN. Căn cứ vào đó thì KBNN mới xây dựng lên quy trình nghiệp vụ riêng của mình để bảo đảm cho mọi khoản chi NSNN đều được kiểm soát chặt chẽ theo quy định. Một môi trường pháp lý ổn định, đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, bám sát được với thực tế và các văn bản hướng dẫn rõ ràng, cụ thể sẽ tạo điều kiện để KBNN làm tốt nhiệm vụ kiểm soát chi một cách minh bạch, chặt chẽ. Ngược lại, chính sách chậm đổi mới, chồng chéo, không theo kịp thực tế, không rõ ràng, cụ thể, sẽ cản trở hiệu quả công tác kiểm soát chi ngân sách hỗ trợ nhà ở đối với người có công tại KBNN.

Luật NSNN được coi là yếu tố rất quan trọng, là một trong những căn cứ chủ yếu để kiểm soát chi thường xuyên NSNN nói chung và chi NS hỗ trợ nhà ở người có công tại KBNN nói riêng trở nên có hiệu lực. Nó qui định vai trò và trách nhiệm của KBNN trong quản lý quỹ NSNN, kiểm soát và kế toán các khoản chi NSNN.

Hệ thống chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN là căn cứ quan trọng để đơn vị sử dụng ngân sách xây dựng dự toán và là cơ sở để KBNN kiểm soát các khoản chi NSNN. Các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN dành cho người có công là căn cứ để xây dựng, phân bổ dự toán và kiểm soát chi NSNN cho nên cần phải có được tính rõ ràng, chính xác, phù hợp với thực tế; tính thống nhất giữa các ngành, các địa phương, đơn vị thụ hưởng NSNN đồng thời đảm bảo bao quát được nội dung phát sinh trong thực tế.

Dự toán ngân sách hỗ trợ nhà ở đối với người có công là một trong những điều kiện, căn cứ quan trọng để thực hiện kiểm soát chi ngân sách hỗ trợ nhà ở người có công tại KBNN. Chất lượng xây dựng dự toán ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng kiểm soát chi NS hỗ trợ nhà ở đối với người có công tại KBNN. Vì vậy để nâng cao chất lượng kiểm soát chi NS hỗ trợ nhà ở đối với người có công tại KBNN thì dự toán chi NSNN phải đảm bảo tính chính xác, kịp thời và chi tiết để làm cơ sở cho KBNN kiểm tra, kiểm soát. Dự toán NSNN càng chi tiết thì việc kiểm soát chi của KBNN càng thuận lợi và chặt chẽ.

1.4. Kinh nghiệm thực tiễn về kiểm soát chi ngân sách hỗ trợ nhà ở đối với người có công tại một số KBNN huyện

1.4.1. Kinh nghiệm của KBNN huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế

Trước đây tại KBNN A Lưới, cơ chế, chính sách quản lý lĩnh vực chi thường xuyên NSNN nói chung và chi NS hỗ trợ nhà ở đối với người có công đều bị khách hàng và cán bộ công chức Kho bạc đều không đánh giá cao. Đặc biệt về chỉ tiêu “Nội dung giữa các văn bản đảm bảo tính khoa học, đồng nhất” và “Quy định trách nhiệm từng đơn vị, cá nhân tách bạch, rõ ràng”.

Bên cạnh đó khách hàng còn đánh giá thấp về hồ sơ, quy trình nghiệp vụ kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN A Lưới, cụ thể có nhiều mẫu biểu chứng từ phải sửa đổi nhiều và có những mẫu chỉ sử dụng trong thời gian ngắn gây khó khăn cho khách hàng, từ đó dẫn đến hiệu quả thực hiện chưa cao. Khách hàng cũng phản ánh về khả năng nắm bắt quy trình nghiệp vụ; việc cập nhật và hướng dẫn kịp thời các cơ chế, chính sách mới và thời hạn giải quyết hồ sơ của cán bộ công chức kiểm soát chi thường xuyên.

Tuy KBNN A Lưới đã ứng dụng Hệ thống TABMIS để phục vụ cho việc báo cáo số liệu theo yêu cầu điều hành của địa phương. Tuy nhiên nhiều cán bộ công chức kho bạc đánh giá chưa tốt do cửa sổ nhập liệu còn chưa gọn nhẹ, còn phải thực hiện nhiều thao tác và quy trình nhập liệu một số chức năng còn phức tạp, từ đó làm tăng thời gian, làm giảm năng suất lao động của công chức kiểm soát chi thường xuyên.

Trước tình hình đó, năm 2018 KBNN A Lưới đã tiến hành các giải pháp để hoàn thiện công tác công tác kiểm soát chi NSNN nói chung và chi NS hỗ trợ nhà ở đối với người có công tại KBNN A Lưới cụ thể:

Thứ nhất, hoàn thiện bộ máy kiểm soát chi,

- Bổ sung 2 cán bộ nghiệp vụ: KBNN A Lưới đang thiếu 2 biên chế theo quy định nên mỗi cán bộ công chức Kiểm soát chi thường xuyên phải chuyên quản nhiều đơn vị, từ đó gây ra áp lực về mặt thời gian, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác kiểm soát chi. Trong năm 2018, KBNN huyện A Lưới đã bố trí đầy đủ số lượng biên chế.

- Tiêu chuẩn hoá và chuyên môn hoá cán bộ trực tiếp làm công tác kiểm soát chi thường xuyên: KBNN huyện A Lưới đã thực hiện đánh giá và phân loại cán bộ công chức theo các tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, đạo đức, năng lực thực hiện nhiệm vụ theo từng vị trí công tác... Căn cứ vào đó để ban Lãnh đạo xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn, sắp xếp, phân công bố trí cán bộ theo đúng năng lực chuyên môn phù hợp với yêu cầu công việc; mặt khác cũng kiên quyết sắp xếp, bố trí lại những cán bộ, công chức không có đủ trình độ, năng lực đáp ứng được yêu cầu công việc.

Thứ hai, KBNN A Lưới đã tuyên truyền cụ thể quy trình, nội dung cho các đơn vị sử dụng ngân sách hỗ trợ nhà ở cho người có công hiểu về vai trò, mục đích của công tác kiểm soát chi thường xuyên của cơ quan KBNN là nhằm giúp đơn vị thực hiện đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức hành của Nhà nước và hạn chế đến mức thấp nhất các hành vi sai phạm của chính đơn vị sử dụng ngân sách. Qua việc kiểm soát chi ngân sách hỗ trợ nhà ở cho người có công phát hiện những vướng mắc trong thực hiện nhiệm vụ tại đơn vị sử dụng ngân sách do chính sách chưa phù hợp, từ đó KBNN A Lưới sẽ đưa ra những kiến nghị đến cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách phù hợp.

Bên cạnh đó, bằng việc tổ chức các hội nghị khách hàng để tuyên truyền các văn bản pháp luật có liên quan; chế độ, tiêu chuẩn, định mức các khoản chi ngân sách hỗ trợ nhà ở cho người có công. Thống nhất việc hướng dẫn khách hàng đến từng công chức kiểm soát chi thường xuyên.

Thứ ba, KBNN A Lưới đã tăng cường hiện đại hóa ứng dụng công nghệ thông tin, cụ thể:

Xây dựng phần mềm tin học quản lý các thông tin sau: 1) Bảng đăng ký mẫu dấu, chữ ký mà các đơn vị sử dụng ngân sách đã đăng ký với Kho bạc; 2) Số lượng biên chế được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho từng đơn vị sử dụng ngân sách;

Thứ tư, nâng cao năng lực, phẩm chất đạo đức và tinh thần trách nhiệm của cán bộ công chức kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN A Lưới.

Tác phong của cán bộ công chức có văn hóa ở KBNN thể hiện cách giải quyết công việc dứt khoát, có nguyên tắc, tuân thủ quy định pháp luật nhưng nhẹ nhàng, tôn trọng người giao tiếp. KBNN A Lưới đã áp dụng cơ chế đào tạo tập huấn định kì bắt buộc đối với cán bộ kiểm soát chi, thực hiện thưởng, phạt nghiêm minh và kịp thời, qua đó có tác dụng động viên công chức, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, kích thích phong trào thi đua trong đơn vị.

Qua hai năm áp dụng những giải pháp trên, KBNN huyện A Lưới đã khắc phục cơ bản những tồn tại trước đây và thực hiện tốt công tác kiểm soát chi NSNN nói chung chi ngân sách hỗ trợ nhà ở đối với người có công nói riêng.

1.4.2. Kinh nghiệm của KBNN huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh

KBNN Cẩm Xuyên luôn quan tâm và triển khai các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ, như tổ chức tập huấn các quy trình nghiệp vụ, tổ chức hội nghị cảnh báo rủi ro... Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động KSC chi NS hỗ trợ nhà ở đối với người có công qua KBNN Cẩm Xuyên còn một số hạn chế, tồn tại như sau:

Thứ nhất, thời gian luân chuyển chứng từ trong nội bộ đã tăng lên một cách đáng kể, trong khi tổng số cán bộ không thay đổi.

Thứ hai, các phần công việc trên TABMIS bị cắt khúc giữa hai phòng, bộ phận, đồng thời bị khống chế bởi thời gian thanh toán của ngân hàng, trong khi hệ thống TABMIS đôi khi quá tải, chạy chậm, dẫn đến thời gian xử lý chứng từ bị kéo dài hoặc giao diện từ hệ thống TABMIS sang hệ thống thanh toán chậm,

gây mất nhiều thời gian nên cường độ lao động, áp lực công việc đối với từng cán bộ tăng lên.

Thứ ba, chưa có bộ máy thực hiện nhiệm vụ quản lý và kiểm soát rủi ro chi NS hỗ trợ nhà ở đối với người có công qua KBNN. Khung QLRR đã được xây dựng nhưng việc tham chiếu khung kiểm soát rủi ro trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của các cán bộ nghiệp vụ chưa thường xuyên nên chưa phát huy hiệu quả trong việc hạn chế rủi ro cho cán bộ khi tác nghiệp. Bên cạnh đó, cơ chế chính sách thường xuyên thay đổi nhưng chưa cập nhật kịp thời nội dung các sai sót xảy ra phù hợp với chế độ hiện hành nên không có tác dụng cảnh báo rủi ro theo mục tiêu đề ra.

Thứ tư, chưa xây dựng đầy đủ Khung QLRR và quy trình thực hiện QLRR trong công tác KSC chi NS hỗ trợ nhà ở đối với người có công qua KBNN.

Bên cạnh đó, việc chưa xây dựng chương trình ứng dụng tin học để tiếp nhận, theo dõi hồ sơ cũng là một bất cập. KBNN Cẩm Xuyên còn đang thực hiện thủ công chưa có chương trình tin học hỗ trợ đầy đủ nên việc quản lý giao dịch theo cơ chế “một cửa” vẫn còn xảy ra những tiêu cực trong quá trình giao nhận, xử lý hồ sơ, chứng từ, còn để khách hàng phản ánh trễ hẹn, công tác quản lý văn bản và quản lý hồ sơ đăng ký mẫu dấu còn thực hiện thủ công.

Trước tình hình đó, từ tháng 10 năm 2017, trên cơ sở thực hiện Đề án thống nhất kiểm soát các khoản chi ngân sách nhà nước (NSNN) qua Kho bạc Nhà nước (KBNN), KBNN Cẩm Xuyên đã thực hiện các giải pháp quản lý rủi ro trong kiểm soát chi NS hỗ trợ nhà ở đối với người có công qua KBNN như sau:

Một là, xây dựng và triển khai bộ máy và quy trình kiểm soát rủi ro trong công tác kiểm soát chi NS hỗ trợ nhà ở đối với người có công tại KBNN nhằm hỗ trợ một cách đắc lực và hiệu quả cho công tác kiểm soát chi và kiểm tra, kiểm soát nội bộ hệ thống KBNN; đảm bảo an toàn, hiệu quả trong quản lý, kiểm soát chi và quản lý quỹ NSNN.

Hai là, từng bước xây dựng các bộ công cụ cảnh báo và cảnh báo sớm rủi ro trong công tác kiểm soát chi NSNN nói chung và chi NS hỗ trợ nhà ở đối với người

có công qua để kịp thời nhận diện, đánh giá, kiểm soát, khắc phục và xử lý rủi ro.

Ba là, kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hiện tượng, hành vi vi phạm pháp luật về chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi chi NS hỗ trợ nhà ở đối với người có công qua KBNN. Đồng thời, xử lý chính xác, triệt để các rủi ro, tổn thất về tài chính đảm bảo cho hệ thống KBNN ổn định, phát triển an toàn và lành mạnh, hiệu quả và vững chắc.

Qua 3 năm thực hiện các giải pháp trên KBNN Cẩm Xuyên đã khắc phục

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH HỖ TRỢ NHÀ Ở ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN (Trang 44 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w