Hoàn thiện thực hiện quy trình kiểm soát chi hỗ trợ nhà ở người có công

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH HỖ TRỢ NHÀ Ở ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN (Trang 100 - 102)

người có công tại KBNN Nghi Lộc

Quy trình KSC đang áp dụng hiện tại ở KBNN Nghi Lộc gồm 7 bước, theo quy trình này giao dịch viên làm nhiệm vụ KSC của KBNN vừa là người tiếp nhận hồ sơ vừa là người xử lý công việc. Việc thực hiện này chưa đúng với hướng dẫn

của Bộ Tài chính. Cơ chế “một cửa” được hiểu là: “Người dân, các cơ quan, tổ chức nộp hồ sơ và nhận kết quả giải quyết tại một nơi. Tách bạch giữa người giao dịch và người giải quyết công việc”.

Để khắc phục tồn tại trên thì KBNN Nghi Lộc cần xây dựng lại quy trình giao dịch “một cửa”.

Việc xây dựng lại quy trình giao dịch “một cửa” trên đáp ứng được yêu cầu của Chính phủ, Bộ Tài chính và thống nhất được 2 quy trình kiểm soát vốn NSNN. Quy trình KSC ngân sách hỗ trợ nhà ở đối với người có công tại KBNN đảm bảo được thống nhất, khách hàng giao dịch tập trung vào 1 đầu mối, thời gian giải quyết công việc được rút ngắn do chuyên môn hóa cao, chất lượng KSC ngân sách hỗ trợ nhà ở đối với người có công vẫn được bảo đảm, không tăng biên chế, tăng cường được sự giám sát, kiểm tra nghiệp vụ lẫn nhau trong quá trình thực hiện quy trình.

Quy trình luân chuyển, kiểm soát chứng từ

Chấn chỉnh thực hiện quy trình luân chuyển, kiểm soát chứng từ đúng theo quy định. Đảm đảm tất cả các khoản chi từ NSNN đều phải được kiểm soát qua tất cả các khâu từ cán bộ KSC đến kế toán trưởng và lãnh đạo trực tiếp công tác kiểm soát chi ngân sách hỗ trợ nhà ở đối với người có công

Tập trung kiểm soát các khoản chi ngân sách nhà nước có mức độ rủi ro cao: Với nguồn lực có hạn nên KBNN Nghi Lộc cần phải chuyển từ cơ chế KSC toàn bộ các khoản chi NSNN sang kiểm soát theo mức độ rủi ro trong tác kiểm soát chi ngân sách hỗ trợ nhà ở đối với người có công (rủi ro ở đây là mức độ thất thoát, lãng phí NSNN). Việc kiểm soát như trên sẽ tạo điều kiện kiểm soát, thanh toán nhanh các khoản chi NSNN, tránh phiền hà cho đơn vị SDNS. Đồng thời, tránh sự kiểm soát trùng lắp của người chuẩn chi và cán bộ kiểm soát chi KBNN.

Để thực hiện được việc kiểm soát theo mức độ rủi ro, cần phân tích mức độ rủi ro các khoản chi thường xuyên NSNN và xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp và có thể phân theo nhóm như Mức độ rủi ro cao và mức độ ít rủi ro

Khi đã xác định được mức độ rủi ro, cần có các cơ chế kiểm soát cho phù hợp với từng loại. Đối với các khoản chi NSNN có mức độ rủi ro cao cần phải kiểm

soát tất cả các khoản chi đó, đối với các khoản chi NSNN ít rủi ro thì cần kiểm soát chọn mẫu hoặc thanh toán trước kiểm soát sau.

Bên cạnh đó, KBNN Nghi Lộc cần kiên quyết hơn nữa trong việc từ chối thanh toán các khoản chi bằng tiền mặt mà lẽ ra phải thanh toán đúng quy định bằng phương thức chuyển khoản. Đồng thời, nghiêm túc thực hiện theo quy định của Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/1012 quy định về thời gian các đơn vị sử dụng ngân sách phải thanh toán tạm ứng với KBNN chậm nhất ngày cuối cùng của tháng sau (đối với những khoản chi tạm ứng bằng tiền mặt) hoặc đối với những khoản chi có hợp đồng thì ngay sau khi thanh toán lần cuối hợp đồng và kết thúc hợp đồng. Tuy nhiên đến đây lại phát sinh vấn đề đó là số tiền đơn vị đề nghị thanh toán là bao nhiêu so với số tiền đơn vị đã tạm ứng của tháng trước. Hiện nay, rất nhiều đơn vị SDNS đề nghị thanh toán tạm ứng số tiền rất ít so với số tiền đã tạm ứng nhằm “lách” quy định trên. Nên KBNN Nghi Lộc cần có biện pháp quy định cụ thể để được tiếp tục tạm ứng cho tháng sau phải thanh toán hết bao nhiêu phần trăm số đã tạm ứng của tháng trước.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH HỖ TRỢ NHÀ Ở ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w