Tổ chức thực hiện kế hoạch cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH YÊN BÁI (Trang 62 - 80)

2.2.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa

Hoạt động cho vay khách hàng DNNVV tại BIDV Yên Bái được thực hiện tại Phòng khách hàng DN, Phòng giao dịch khách hàng DN và tại các PGPD trực thuộc CN. Tuy nhiên, tham gia vào quản lý cho vay DNNVV ngoài những bộ phận nêu trên, còn có sự chỉ đạo của Ban Giám đốc, sự phối hợp của các phòng chức năng khác của CN. Thời gian qua, bộ máy các phòng ban trong CN trực tiếp tham gia vào hoạt động cho vay DNNVV có sự phân công phân nhiệm rõ ràng.

Giám đốc Phó Giám đốc Hội đồng tín dụng Phó Giám đốc Các PGD Phòng Quản lý và dịch vụ kho quỹ Phòng dịch vụ khách hàng DN Phòng quản lý rủi ro Phòng khách hàng DN Phòng quản trị tín dụng

Hình 2.4: Cơ cấu bộ máy quản lý cho vay DNNVV tại BIDV Yên Bái

Nguồn: Thông tin từ Ban Giám đốc BIDV Yên Bái

Mỗi bộ phận chức năng có một nhiệm vụ khác nhau trong hoạt động quản lý cho vay DNNVV. Trong đó:

- Ban giám đốc: có trách nhiệm phê duyệt, quyết định các hồ sơ cho vay, hồ sơ giải ngân,... Ban giám đốc có thể đưa ra các quyết định về chỉ tiêu, về hạn mức cho vay,... trong từng thời kỳ, do đó ảnh hưởng lớn tới hoạt động cho vay của DNNVV. Đồng thời, ban giám đốc cũng quyết định tới hồ sơ cho vay, các biểu mẫu khi cho vay DNNVV.

- Hội đồng tín dụng có trách nhiệm thẩm định kế hoạch DNNVV của CN. - Phòng quản trị tín dụng: có trách nhiệm theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu về dư nợ với mỗi khách hàng, để đưa ra những quyết định hợp lý, đảm bảo an toàn về cho vay cho Ban Giám đốc.

- Phòng khách hàng DN: có trách nhiệm thực hiện các thủ tục cho vay DNNVV đối với DN giao dịch tại Hội sở CN; hỗ trợ các PGD thực hiện các thủ tục cho vay DNNVV đối với DN giao dịch tại các PGD.

- Các Phòng dịch vụ khách hàng DN, Phòng Quản lý và dịch vụ kho quỹ, Phòng quản lý rủi ro có trách nhiệm phối hợp với Phòng khách hàng DN trong quá trình cho vay DNNVV.

- Các PGD: là nơi trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, yêu cầu khách hàng cung cấp hồ sơ cũng như trực tiếp thẩm định các hồ sơ vay vốn của DNNVV.

Bảng 2.5: Cơ cấu nhân sự bộ máy quản lý cho vay DNNVV của BIDV Yên Bái theo trình độ chuyên môn (thời điểm 31/12/2019)

Bộ phận

Trên đại học Đại học Dưới đại học

SL (ng) TL (%) SL (ng) TL (%) SL (ng) TL (%) 1. Ban giám đốc 2 66,7 1 33,3 0 0 2. Phòng dịch vụ khách hàng DN 1 20,0 4 80,0 0 0

3. Phòng quản lý và dịch vụ kho quỹ 0 0 3 100,0 0 0

4. Phòng quản trị tín dụng 2 50,0 2 50,0 0 0

5. Phòng khách hàng DN 3 23,1 10 76,9 0 0

6. Phòng quản lý rủi ro 2 40,0 3 60,0 0 0

7. Các PGD 14 25,5 36 65,5 5 9,0

Nguồn: Thông tin từ Phòng tổ chức hành chính BIDV Yên Bái

Nhân sự bộ máy quản lý cho vay DNNVV của BIDV Yên Bái theo trình độ chuyên môn được đánh giá tốt khi hầu hết đều có trình độ chuyên môn đại học và trên đại học, chỉ có 05 cán bộ nhiều tuổi tại các chi nhánh đã có thâm niên công tác từ lâu là có trình độ chuyên môn cao đẳng.

Tuy nhiên hoạt động đào tạo, bồi dưỡng dành cho đội ngũ cán bộ, nhân viên này thời gian qua chưa được chú trọng. Chủ yếu họ chỉ được tập huấn tập trung tại Hội sở chính hàng năm, ngoài ra chưa có cán bộ nào được cử đi đào tạo chuyên sâu, mà chủ yếu là do các cán bộ, nhân viên tự đi đào tạo nâng cao sau đại học theo nhu cầu của bản thân họ.

2.2.2.2. Phân bổ chỉ tiêu cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa cho các đơn vị

- Bộ phận thực hiện: Nội dung này được Ban Giám đốc CN chỉ đạo Phòng khách hàng DN thực hiện sau khi kế hoạch cho vay được Hội sở chính phê duyệt.

- Phương pháp phân bổ chỉ tiêu cho vay DNNVV: Thực tế cho thấy trong thời gian qua, Phòng khách hàng DN thực hiện phân bổ chỉ tiêu cho vay DNNVV cho các đơn vị một cách khá bị động. Cụ thể, Phòng khách hàng DN chủ yếu chỉ căn cứ vào kết quả cho vay DNNVV của các đơn vị (Hội sở CN và các PGD) trong các năm liền trước năm kế hoạch và cộng thêm một tỷ lệ tăng trưởng dự báo nhất định. Tuy nhiên, chất lượng dự báo về cho vay DNNVV của CN thời gian qua còn nhiều hạn chế, điều đó khiến cho chỉ tiêu cho vay được phân bổ cho các đơn vị chưa thật sự sát, sự chênh lệch giữa chỉ tiêu và thực tế thực hiện ở một số đơn vị còn lớn.

Bảng 2.6: Phân bổ chỉ tiêu cho vay DNNVV tại CN giai đoạn 2017-2019

Đơn vị: Tỷ đồng Đơn vị 2017 2018 2019 Chỉ tiêu Thực hiện Chỉ tiêu Thực hiện Chỉ tiêu Thực hiện Hội sở CN 128 135 144 164 180 203

PGD Thành phố 117 122 131 152 168 186 PGD Yên Bình 82 87 94 98 115 124 PGD Hồng Hà 76 84 91 98 117 125 PGD Nguyễn Thái Học 109 115 123 139 152 160 PGD Nghĩa Lộ 83 92 100 111 123 130 PGD Nam Cường 113 120 132 142 167 179 PGD Minh Tân 84 93 99 107 127 135 PGD Đồng Tâm 93 102 108 118 137 145 PGD Yên Ninh 90 96 101 112 131 145 Tổng 975 1.046 1.123 1.241 1.417 1.532

Nguồn: Thông tin từ Phòng tổ chức hành chính BIDV Yên Bái

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 98 100 102 104 106 108 110 112 114 116 118 Hội sở CN PGD Thành phố PGD Yên Bình PGD Hồng Hà PGD Nguyễn Thái Học PGD Nghĩa Lộ PGD Nam Cường PGD Minh Tân PGD Đồng Tâm PGD Yên Ninh Đ ơn v ị: %

Hình 2.5: Chênh lệch giữa số thực hiện và chỉ tiêu phân bổ cho vay DNNVV tại BIDV Yên Bái giai đoạn 2017-2019

Nguồn: Thông tin từ Phòng tổ chức hành chính BIDV Yên Bái

Bên cạnh đó, chỉ tiêu phân bổ này còn mang tính hình thức, chỉ là một căn cứ để các đơn vị phấn đấu thực hiện, không có ràng buộc nào khi các đơn vị không hoàn thành chỉ tiêu cho vay DNNVV.

Qua đó có thể khẳng định rằng, hiệu quả đem lại của hoạt động phân bổ chỉ tiêu đối với hoạt động cho vay DNNVV tại BIDV Yên Bái thời gian qua là không lớn. Trong thời gian tới, để nội dung này phát huy được vai trò lớn hơn, CN cần có những thay đổi nhất định từ phương pháp phân bổ chỉ tiêu, đến những quy định về thưởng, phạt đối với các PGD trong thực hiện chỉ tiêu cho vay DNNVV.

Công tác truyền thông, tập huấn kế hoạch kinh doanh nói chung, kế hoạch cho vay DNNVV nói riêng cho cán bộ, nhân viên CN được thực hiện thông qua các Hội nghị tập huấn được tổ chức toàn CN vào thời điểm đầu năm. Theo đó:

- Đối tượng được tập huấn là đại diện lãnh đạo và CBTD trong toàn CN. - Giảng viên là cán bộ của Hội sở chính và lãnh đạo CN.

- Thời gian trung bình của một Hội nghị tập huấn thường diễn ra trong khoảng từ 03 đến 05 ngày.

- Nội dung tập huấn tập trung vào những vấn đề: thông báo kế hoạch cho vay DNNVV, phân bổ chỉ tiêu cho vay các PGD của CN, những giải pháp và chính sách mới trong cho vay DNNVV, kỹ năng thẩm định và phân tích cho vay khách hàng doanh nghiệp, kỹ năng đọc, hiểu các báo cáo tài chính, kỹ năng phân tích năng lực tài chính của doanh nghiệp,...

Sau mỗi bài giảng nghiệp vụ, lớp học dành nhiều thời gian để giải đáp những thắc mắc, những tình huống vướng mắc trong thực tế, giúp các học viên nắm bắt sâu hơn về nghiệp vụ tín dụng, cũng như những vấn đề liên quan trong quá trình giao dịch với khách hàng.

Bảng 2.7: Truyền thông, tập huấn cho vay DNNVV tại BIDV Yên Bái giai đoạn 2017-2019

Stt Chỉ tiêu Đơn vị

201

7 2018 2019

SL SL +/- SL +/-

1 Số Hội nghị tập huấn Hội nghị 2 2 0 2 0

2 Số lượt học viên tham gia Lượt người 287 303 16 314 11

3 Thời gian trung bình của 01

Hội nghị tập huấn Ngày 4 4 0 5 1

4 Kinh phí thực hiện Triệu đồng 132 151 19 172 21

Nguồn: Bản Kế hoạch kinh doanh của BIDV Yên Bái các năm 2017-2019

Trong những năm qua, BIDV Yên Bái duy trì thực hiện 02 Hội nghị tập huấn cán bộ trong 01 năm với quy mô toàn CN; số cán bộ lãnh đạo, CBTD tham gia tập huấn mỗi Hội nghị trung bình khoảng 140-150 cán bộ.

Bảng 2.8: Một số chỉ tiêu phản ánh chất lượng nghiệp vụ cho vay DNNVV tại BIDV Yên Bái giai đoạn 2017-2019

Stt Chỉ tiêu Đơn

vị

201

7 2018 2019

SL SL +/- SL +/-

1 Tỷ lệ sai sót nghiệp vụ của CBTD % 0,9 0,7 -0,2 0,6 -0,1

2 Tỷ lệ khách hàng DNNVV hài lòng

về chất lượng tín dụng của CN % 82,8 85,4 2,6 86,8 1,4

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động và Báo cáo khảo sát khách hàng của CN

Tác dụng của các Hội nghị tập huấn trong việc nâng cao kiến thức, kỹ năng cũng như tiếp cận thông tin kế hoạch cho vay DNNVV của cán bộ lãnh đạo, CBTD CN là rất rõ ràng. Trong giai đoạn này, tỷ lệ sai sót nghiệp vụ của CBTD trong cho

vay DNNVV thấp và có xu hướng giảm; trong khi đó, tỷ lệ khách hàng DNNVV hài lòng về chất lượng tín dụng của CN cao và có xu hướng tăng. Đây là những chỉ tiêu rất quan trọng phản ánh chất lượng cho vay DNNVV của CN, tác động đến uy tín, thương hiệu và cạnh tranh của CN.

2.2.2.4. Thực hiện giải pháp đề ra trong kế hoạch cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa

a) Phát triển sản phẩm cho vay DNNVV

Đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ là một đòi hỏi cấp thiết, là giải pháp cơ bản, không những giúp các ngân hàng nâng cao năng lực cạnh tranh và còn mở rộng thị phần. Tuy nhiên, trong nền công nghiệp 4.0, việc đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ theo hướng hiện đại là mối quan tâm lớn của tất cả các ngân hàng nhằm khai thác thị trường bán lẻ, tạo điểm khác biệt cho sản phẩm của mình.

BIDV đến thời điểm hiện tại là một ngân hàng lớn của đất nước với hệ thống sản phẩm, dịch vụ nói chung, sản phẩm, dịch vụ cho vay DNNVV nói riêng đa dạng hàng đầu. Mỗi sản phẩm đều được thiết kế phù hợp với đối tượng khách hàng, đáp ứng được nhu cầu linh hoạt của khách hàng. Ví dụ như: sản phẩm chuyên biệt cho doanh nghiệp xây lắp, gói lãi suất ưu đãi thiết kế riêng cho khách hàng doanh nghiệp thanh toán bằng ngoại tệ,...

Tuy nhiên trong kinh doanh ngân hàng, việc các NHTM đưa vào triển khai những sản phẩm, dịch vụ có bản chất giống nhau để cạnh tranh diễn ra rất nhanh chóng sau khi một ngân hàng đưa ra một sản phẩm, dịch vụ mới. Chính vì vậy, sản phẩm, dịch vụ ngân hàng nhanh chóng bão hòa. Cùng với quá trình đó là tính chất cạnh tranh trong ngành ngân hàng là rất lớn, đặc biệt là trong nhóm các ngân hàng có quy mô lớn với nhau.

Thừa hưởng thành quả nghiên cứu và phát triển của BIDV Hội sở chính, BIDV Yên Bái đã tích cực triển khai toàn diện các gói sản phẩm, dịch vụ cho vay dành cho DNNVV nhằm thu hút khách hàng tiềm năng, giữ chân khách hàng hiện tại. Từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động kinh doanh của CN.

Bảng 2.9: Một số chỉ tiêu phản ánh phát triển sản phẩm cho vay DNNVV tại BIDV Yên Bái giai đoạn 2017-2019

Stt Chỉ tiêu Đơn vị

201

7 2018 2019

SL SL +/- SL +/-

1 Số lượng sản phẩm cho vay của các CN NHTM

Sản phẩ m

BIDV Yên Bái - 10 11 1 12 1

Agribank Yên Bái - 15 15 0 16 1

Vietinbank Yên Bái - 10 11 1 11 1

Vietcombank Yên Bái - 6 8 2 10 2

2 Tỷ lệ khách hàng DNNVV hài lòng về sự đa dạng của sản phẩm cho vay DNNVV của BIDV Yên Bái

% 74,8 77,3 2,5 79,2 1,9

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động và Báo cáo khảo sát khách hàng của CN

Số lượng sản phẩm cho vay DNNVV của một số CN NHTM trên địa bàn tỉnh Yên Bái đang dần bằng nhau, điều này phù hợp với nhận định phía trước của tác giả. Điều này cũng cho thấy các CN NHTM trên địa bàn rất chú trọng đến công tác phát triển sản phẩm cho vay DNNVV nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong mảng kinh doanh này. Theo bảng số liệu, tỷ lên khách hàng DNNVV hài lòng về sự đa dạng của sản phẩm cho vay DNNVV của BIDV Yên Bái khá lớn và đang có xu hướng tăng tốt qua các năm trong giai đoạn 2017-2019. Tuy nhiên, CN vẫn cần phải có nhiều giải pháp hữu hiệu hơn để nâng cao tỷ lệ hài lòng này, vì hiện nay tỷ lệ khách hàng hài lòng vẫn dưới 80% do một số DN không tìm được các sản phẩm tín dụng phù hợp.

b) Áp dụng linh hoạt lãi suất cho vay DNNVV

Thời gian qua, NHNN đã có nhiều giải pháp tích cực, từng bước điều hành chính sách tiền tệ, kiểm soát hoạt động tín dụng của các ngân hàng theo hướng tập trung phục vụ nhu cầu vốn đối với các lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu, nông nghiệp nông thôn. Cùng với đó, điều chỉnh lãi suất theo hướng giảm dần, phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và tiền tệ, qua đó, góp phần tháo gỡ khó khăn cho các DN. Tuy nhiên, thực tế, tiếp cận tín dụng được xác định là một trong những khó khăn lớn nhất đối với các DNNVV hiện nay.

TCTD chưa thực sự cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ, mà vẫn còn khá phổ biến tình trạng cạnh tranh bằng lãi suất (Trần Thị Lương, 2019). Trong khi đó như đã phân tích ở trên, nhiều DNNVV không tìm được sản phẩm vay vốn phù hợp với bản thân các điều kiện thực tế của DN. Nhiều DNNVV không đảm bảo được các điều kiện vay vốn còn khắt khe từ phía các NHTM.

BIDV Yên Bái thời gian qua cũng chung guồng quay của ngành khi vấn đề lãi suất rất được CN chú trọng quản lý. CN luôn tuân thủ nghiêm quy định của NHNN, chỉ đạo của BIDV Hội sở chính và trên cơ sở đánh giá thị trường để vừa đảm bảo mức lãi suất cho vay đưa ra phù hợp với quy định, vừa đảm bảo khả năng cạnh tranh của ngân hàng và sự hài lòng của khách hàng DNNVV, đặc biệt là những khách hàng quan trọng đối với CN (những khách hàng có lịch sử giao dịch tốt, có tiềm năng phát triển trong tương lai).

Bảng 2.10: Một số chỉ tiêu phản ánh quản lý lãi suất cho vay DNNVV tại BIDV Yên Bái giai đoạn 2017-2019

Stt Chỉ tiêu Đơn vị 201 7 2018 2019 SL SL +/- SL +/- 1

Lãi suất cho vay DNNVV trung bình /năm của các CN NHTM

Sản phẩ m

BIDV Yên Bái - 6,3 6,0 -0,3 6,0 0

Agribank Yên Bái - 6,4 6,2 -0,2 6,2 0

Vietinbank Yên Bái - 6,3 6,1 -0,2 6,1 0

Vietcombank Yên Bái - 6,4 6,3 -0,1 6,2 -0,1

2 Tỷ lệ khách hàng DNNVV hài lòng về lãi suất cho vay DNNVV của BIDV Yên Bái

% 87,7 88,

4 0,7 90,2 1,8

Bảng số liệu cho thấy, BIDV Yên Bái hiện đang có lợi thế nhất định về mặt lãi suất trong cho vay DNNVV so với các CN NHTM khác trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH YÊN BÁI (Trang 62 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w