Kiểm soát hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH YÊN BÁI (Trang 80 - 84)

kiểm soát định kỳ và kiểm soát đột xuất, kiểm soát thường xuyên. - Quy trình kiểm soát:

Hình 2.7: Quy trình kiểm soát trong cho vay DNNVV tại BIDV Yên Bái

Nguồn: Phòng Quản trị tín dụng - BIDV Yên Bái

- Nội dung kiểm soát, bao gồm:

+ Kiểm soát việc tổ chức thực hiện quy trình cho vay DNNVV. + Kiểm soát tỷ lệ hoàn thành kế hoạch về cho vay DNNVV.

+ Tiến hành thẩm định lại một số hồ sơ cho vay DNNVV: công tác thẩm định lại thường diễn ra với một số hồ sơ có quy mô cho vay lớn, thời gian vay kéo dài hoặc những hồ sơ có yếu tố gian lận, đáng nghi. Kiểm tra tính chính xác về đối tượng vay, hạn mức vay, mục đích vay của các DNNVV.

+ Tiến hành kiểm tra tiến trình giải ngân và mục đích sử dụng vốn vay của DN.

+ Tiến hành kiểm tra tiến độ thanh toán nợ của các DNNVV.

+ Tiến hành đánh giá các chỉ tiêu rủi ro tín dụng đối với các dư nợ cho vay của từng khách hàng DNNVV.

Xây dựng đề cương, kế hoạch Ban hành quyết định

+ Thiết lập dữ liệu hệ thống rủi ro đối với từng khách hàng DNNVV, làm cơ sở cho các lần thẩm định tiếp theo.

Kiểm soát định kỳ:

Bảng 2.16: Kết quả kiểm soát định kỳ trong cho vay DNNVV tại BIDV Yên Bái giai đoạn 2017-2019

St t

Chỉ tiêu Đơn vị 2017 2018 2019

1 Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch cho vay % 96,6 101,2 103,9 2 Hồ sơ cho vay sai đối tượng, mục đích Cái 7 9 9 3 Hồ sơ cho vay sai hạn mức Cái 9 11 10

4 Hồ sơ phải thu hồi nợ Cái 4 3 5

5 Tổng số nợ phải thu hồi Tỷ đồng 19,7 16,3 25,6 6 Số tiền thu hồi được sau khi kiểm tra Tỷ đồng 18,4 15,5 24,5

Nguồn: Phòng Quản trị tín dụng - BIDV Yên Bái

Qua bảng trên, có thể thấy công tác kiểm soát định kỳ trong cho vay DNNVV đã phát hiện ra được nhiều sai sót, từ hồ sơ cho vay sai mục đích, đối tượng, hạn mức tới hồ sơ phải thu hồi nợ.. Giai đoạn này là giai đoạn CN thực hiện cho vay DNNVV rất nhiều, do đó, có thể vì thực hiện mục tiêu tăng trưởng mà các nhân viên CN đã bỏ sót nhiều khâu kiểm tra, kiểm soát hồ sơ vay, dẫn tới sai sót.

Kiểm soát đột xuất:

Bảng 2.17: Kết quả kiểm soát đột xuất trong cho vay DNNVV tại BIDV Yên Bái giai đoạn 2017-2019

St t

Chỉ tiêu Đơn vị 2017 2018 2019

1 Số lần kiểm soát đột xuất của Hội sở Lần 0 0 1 2 Số lần kiểm soát đột xuất trong nội bộ

CN Lần 2 2 2

3 Số hồ sơ phát hiện sai sót Cái 10 11 17 4 Số hồ sơ phải thu hồi nợ Cái 2 2 3 5 Tổng số nợ phải thu hồi Tỷ đồng 6,5 7,7 13,2 6 Số tiền thu hồi được sau khi kiểm tra Tỷ đồng 6,3 7,4 13,0

Nguồn: Phòng Quản trị tín dụng - BIDV Yên Bái

Số lần kiểm soát đột xuất của CN còn khá ít, nhưng số hồ sơ phát hiện sai sót ngày càng tăng lên. Trong năm 2019, có sự kiểm soát đột xuất của Hội sở chính nên

số lượng hồ sơ sai sót phát hiện tăng lên mạnh.

Kiểm soát thường xuyên: Kiểm soát thường xuyên là việc kiểm soát qua quy trình tổ chức thực hiện kế hoạch cho vay DNNVV.

Căn cứ các thông tin từ nội bộ ngân hàng, các báo cáo tài chính theo định kỳ, các thông tin khác thu thập được để tiến hành giám sát hoạt động sử dụng vốn vay, tiến hành thu nợ và thanh lý hợp đồng trong các trường hợp cần thiết. Trong quá trình này, CN tiến hành phân tích các tài khoản, các báo cáo, kiểm tra cơ sở hoạt động của khách hàng để có được các quyết định kịp thời.

Nếu các thông tin được phản ánh theo chiều hướng tốt cho thấy chất lượng cho vay được đảm bảo. Ngược lại thì khoản vay bị đe doạ, chất lượng cho vay suy giảm, CN cần có các biện pháp xử lý kịp thời như thu hồi nợ trước hạn, ngừng giải ngân, yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản thế chấp...

Trường hợp khách hàng không trả được nợ đúng hạn do nguyên nhân khách quan nào đó thì CN phải xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ hoặc chuyển nợ quá hạn theo đúng quy chế tín dụng.

Sau khi khách hàng hoàn thành trách nhiệm trả nợ, CN sẽ thực hiện tái xét và xếp hạng khách hàng để phục vụ cho những lần cấp tín dụng sau này, tiến hành các thủ tục thanh lý hợp đồng tín dụng và các hợp đồng khác có liên quan.

Bảng kết quả khảo sát đối với 29 cán bộ ngân hàng thể hiện ở bảng 2.18 phía dưới cho thấy:

- Công tác kiểm soát cho vay DNNVV được thực hiện đúng quy định, điểm bình quân đạt 3,62 điểm, đạt mức khá. Thực tế cho thấy, công tác kiểm soát đột xuất được thực hiện đúng trình tự, quy định, còn các hình thức kiểm soát định kỳ, kiểm soát thường xuyên trong cho vay DNNVV chưa được CN thực hiện đầy đủ quy định, còn thường bị bỏ bước, nên hiệu quả phát hiện rủi ro, sai sót chưa cao.

- Kết quả công tác kiểm soát hỗ trợ tích cực cho việc ra quyết định của Ban Giám đốc, tiêu chí tương ứng đạt 3,97 điểm, đạt mức khá. Thực tế cho thấy, kết quả kiểm soát của CN phát hiện ra các trường hợp sai sót, phải thu hồi nợ đều có tác động đến quyết định của Ban Giám đốc. Hoặc khi kiểm soát hồ sơ, thủ tục được

đảm bảo thì sẽ có tác động tới Ban Giám đốc nhanh chóng phê duyệt các hồ sơ.

Bảng 2.18: Kết quả điều tra xã hội học về kiểm soát hoạt động cho vay DNNVV của BIDV Yên Bái (Đánh giá của 29 cán bộ, nhân viên CN)

Nội dung đánh giá

Mẫ u

(ng)

Số lượng lựa chọn phương án Điể m TB

1 2 3 4 5

1. Công tác kiểm soát cho vay

được thực hiện đúng quy định 29 0 0 13 14 2 3,62 2. Kết quả công tác kiểm soát

cho vay hỗ trợ tích cực cho việc ra quyết định của Ban Giám đốc

29 0 0 8 14 7 3,97

3. Thời gian thực hiện kiểm soát nhanh chóng, đáp ứng kịp thời nhu cầu của CN

29 0 4 8 14 2 3,48

Nguồn: Xử lý kết quả điều tra xã hội học bằng phần mềm Excel

- Tiêu chí về thời gian thực hiện kiểm soát cho vay DNNVV của CN chỉ nhận được đánh giá ở mức trung bình với 3,48 điểm bình quân. Trong các bước thực hiện quản lý cho vay, thì khâu kiểm soát thường là khâu diễn ra thời gian lâu nhất, bởi riêng hình thức, hồ sơ cần cho kiểm soát nhiều và việc kiểm soát phải đảm bảo độ chính xác cao.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH YÊN BÁI (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w