Giải pháp về kiểm soát hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH YÊN BÁI (Trang 106 - 110)

3.2.3.1. Tăng cường hoạt động kiểm soát nội bộ

Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay là một biện pháp quan trọng vì thông qua hoạt động này có thể phát hiện, ngăn ngừa những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng. Bên cạnh đó, hoạt động kiểm tra, kiểm soát cũng phát hiện, ngăn chặn những rủi ro đạo đức do CBTD gây ra. Để thực hiện điều đó nhằm hạn chế rủi ro nâng cao CLTD ngân hàng cần thực hiện một số biện pháp sau:

- Hoạt động kiểm tra nội bộ phải thực hiện định kỳ và đột xuất nhằm phát hiện các dấu hiệu sai phạm. Hàng năm phải kiểm tra toàn bộ các phòng ban trong CN để phát hiện, ngăn chặn kịp thời, tránh để xảy ra hậu quả nghiệm trọng mới xử lý. việc giám sát RRTD cần thực hiện giám sát từng khoản vay và danh mục tín dụng. Việc xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ dùng để đánh giá hiện trạng của khách hàng vay, từng khoản vay. Nó là công cụ giám sát quan trọng, nhằm phát hiện

và nhận thấy khả năng diễn biến xấu đi của khoản vay, tình trạng khách hàng. Việc giám sát từng khoản vay, được thực hiện như: (i) rà soát và phân tích báo cáo tài chính được tiến hành thường xuyên; (ii) thăm thực địa khách hàng để xác định được sự tồn tại và tình trạng thực tế của TSĐB. Qua đó kiểm chứng lại chất lượng và tính chính xác thông tin tín dụng của khách hàng.

- Tăng cường những CBTD có trình độ, đã qua nghiệp vụ tín dụng để bổ sung cho phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ. Đồng thời, đòi hỏi cán bộ kiểm tra kiểm soát nội bộ phải có kiến thức nhất định về ngân hàng nói chung, hoạt động tín dụng nói riêng, kiến thức pháp luật, tín học, ngoại ngữ và đồng thời nắm kiến thức chuyên môn về kiểm toán.

- Không ngừng hoàn thiện và đổi mới phương pháp kiểm tra, áp dụng linh hoạt các biện pháp kiểm tra Tùy thuộc vào từng thời điểm, từng đối tượng và mục đích kiểm tra cho cán bộ làm công tác kiểm tra, kiểm soát.

3.2.3.2. Nghiêm chỉnh thực hiện đúng quy trình cho vay

CN Yên Bái đã nghiên cứu và soạn thảo ra quy trình tín dụng nói chung và quy trình cho vay đối với DN nói riêng trên cơ sở qui trình của BIDV. Quy trình trên có thể coi là tương đối chặt chẽ và khoa học, đảm bảo được công tác quản lý tín dụng và quản lý rủi ro cho vay được thực hiện tốt nhất. Tuy nhiên, vì đây là một quy trình khá phức tạp, có liên quan đến trách nhiệm của nhiều cá nhân, bộ phận, diễn ra trong một thời gian dài, cả trước, trong và sau khi cho vay, nên trong lúc thực hiện CN vẫn chưa thể tránh được những sai sót.

Do đó, trong thời gian tới, CN nên cố gắng thực hiện đúng quy trình cho vay, tăng cường công tác đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên. Bên cạnh đó, CN nên phân công một bộ phận thực hiện giám sát quy trình cho vay trong CN, hoặc nâng cao, tăng cường công tác rà soát, kiểm soát quy trình cho vay. Quá trình giám sát, thanh tra, kiểm tra nên được chia theo các giai đoạn theo quy trình tín dụng như trước, trong và sau khi cho vay. Nhưng quan trọng nhất vẫn là thức cẩn trọng của các CBTD, cán bộ quản lý rủi ro tín dụng. Cụ thể, đảm bảo thực hiện đúng quy trình cho vay gồm những vấn đề đáng lưu sau đây:

quy định trong mỗi giai đoạn của quy trình cho vay.

- Trong quá trình sử dụng vốn, thực hiện rà soát, kiểm tra tình hình sử dụng vốn của từng khách hàng có thể định kỳ hoặc đột xuất. Nội dung kiểm tra cần được thu thập một cách đầy đủ, việc kiểm tra phải được tiến hành khách quan, nghiêm túc, nghiêm chỉnh từ chối việc tiếp tay cho DN làm đ p báo cáo.

- Đối với những DN có quan hệ tín dụng lâu dài, CN cũng không nên chủ quan, mà phải nghiêm chỉnh tuân thủ đúng quy trình cho vay, thường xuyên duy trì mối quan hệ với DN đó để nắm bắt, và thu thập những thông tin quan trọng liên quan đến DN đó để phục vụ cho những hợp đồng tín dụng sau đó. Đối với những DN lần đầu được cấp tín dụng, CN càng phải tuân thủ sát sao quy trình tín dụng để đảm bảo an toàn tín dụng.

- Quyết định phê duyệt các quyết định cho vay phải được thực hiện đúng nguyên tắc, đúng thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng theo từng cấp.

- Ngoài ra, CN cũng cần phải có những quy định xử phạt nghiêm khắc để kịp thời răn đe đối với các cán bộ ngân hàng cố tình làm sai quy trình cho vay, tiếp tay cho DN làm méo mó thông tin, hoặc cố tình cung cấp các thông tin thiếu chân thực về DN xin cấp vốn tại ngân hàng.

- Cấp lãnh đạo CN cần phải kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn liên quan đến quy trình cho vay nếu có những điểm còn khúc mắc, chưa rõ ràng. Bên cạnh đó, cũng cần phải trực tiếp hướng dẫn, chỉ đạo CBTD thực hiện đúng quy trình cho vay, và trực tiếp chỉ đọa các biện pháp giải quyết các vấn đề phát sinh xảy ra trong quy trình tín dụng, và xử

3.2.3.3. Quản lý và giám sát chặt chẽ quá trình giải ngân và sau khi cho vay

Những rủi ro tín dụng xuất hiện sau khi cho vay không chỉ do bản thân phương án kinh doanh kém hiệu quả, khách hàng vay sử dụng vốn sai mục đích mà còn do ngân hàng không kiểm soát được dòng tiền sau khi kết thúc phương án kinh doanh, dẫn đến tình trạng khách hàng sử dụng nguồn tiền này vào các mục đích kém hiệu quả hay không minh bạch. Để phòng ngừa những rủi ro này, cần thực hiện kiểm soát chặt chẽ sau khi cho vay:

duyệt, đối chiếu giữa mục đích vay, yêu cầu giải ngân và cơ cấu các chi phí trong nhu cầu vốn của khách hàng, đảm bảo việc sử dụng vốn vay có đầy đủ chứng từ chứng minh và hợp lệ. Hạn chế giải ngân bằng tiền mặt trừ những trường hợp đặc thù do hoạt động kinh doanh của khách hàng như cho vay thu mua nông, lâm thủy sản của các hộ dân, trả lương công nhân, chỉ áp dụng phương thức thanh toán chuyển khoản để có thể kiểm soát việc sử dụng vốn vay của khách hàng.

- Sử dụng dụng vốn vay phù hợp với đặc thù của các khoản vay, chất lượng khách hàng. Do mỗi khoản vay, mỗi khách hàng vay có sự khác biệt nhất định mà cần xây dựng và lựa chọn một kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn hợp lý, đảm bảo an toàn cho ngân hàng nhưng cũng tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của khách hàng và mối quan hệ giữa các bên. Nên sử dụng xếp hạng tín dụng khách hàng làm cơ sở cho việc xác định định kỳ hàng tháng, hàng quýhoặc nửa năm kiểm tra sử dụng vốn vay, trong đó những khách hàng có xếp hạng tín dụng cao, có uy tín trong quan hệ tín dụng thì thời hạn kiểm tra sử dụng dài hơn, các khách hàng xếp hạng tín dụng càng thấp thì mật độ kiểm tra nhiều hơn. Đối với những khách hàng có nợ xấu, cần kiểm tra và phân loại nợ 1 lần/tháng để theo sát tình hình của khách hàng, có nhận định, phân tích và giải pháp đúng đắn nhằm hạn chế rủi ro.”

- Trong kiểm tra sử dụng vốn, cần nghiêm túc thực hiện kiểm tra trên thực tế, có đánh giá về việc sử dụng vốn, về TSĐB của khách hàng, kịp thời phát hiện những rủi ro và có biện pháp xử lý, tránh tình trạng thực hiện kiểm tra mang tính đối phó, thực hiện trên giấy tờ.

- Theo dõi chặt chẽ các nguồn tiền của khách hàng trên cơ sở xây dựng cơ chế tra soát đối với từng loại vay, các khoản vay để xuất khẩu thì kiểm tra ngày xuất hàng, các yêu cầu đòi tiền, bộ chứng từ hàng xuất và thời gian thanh toán; các khoản vay xây dựng cơ bản cần kiểm tra tiến độ công trình, xác nhận của chủ đầu tư về công nợ và cam kết chuyển toàn bộ nguồn tiền thanh toán về tài khoản của khách hàng mở tại CN; các khoản vay thường mại cần kiểm tra tồn kho, công nợ hàng tháng và kiểm tra việc sử dụng các nguồn thu của khách hàng, quy định nguồn tiền hàng từ phương án vay phải trả nợ ngay sau khi thu được tiền, cho dù khoản vay chưa đến kỳ, thu hồi tiền từ phương án kinh doanh sẽ giúp ngân hàng kịpthời thu nợ

đúng hạn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH YÊN BÁI (Trang 106 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w