KHAI THÁC THỦY SẢN
29. Bàn giao tàu cá lƣới rê vỏ thép thứ 2 cho ngƣ dân Hà Tĩnh
và Phát triển Việt Nam (BIDV) – Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh tổ chức lễ khánh thành và bàn giao tàu cá lƣới rê vỏ thép HT 96718 TS thử 2 cho ngƣ dân ở tỉnh Hà Tĩnh.
Ông Trần Văn Trình, Trƣởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh cho biết, tàu cá lƣới rê vỏ thép HT 96718 TS của ngƣ dân Nguyễn Đức Huy (55 tuổi, trú tại xã Xuân Hội, huyện Nghi Xuân) đƣợc hỗ trợ đóng mới theo chƣơng trình Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ.
Tàu do Công ty cổ phần Cơ khí đóng tàu Nghệ An thi công với tổng vốn đầu tƣ khoảng 14 tỷ đồng (trong đó chi phí đóng tàu gần 12 tỷ đồng và chi phí mua sắm ngƣ lƣới cụ hơn 2 tỷ đồng) với sự tài trợ 95% vốn vay từ BIDV Hà Tĩnh. Tàu có chiều dài 25m-26m, chiều rộng 6,7m, mạn cao 3,1m, với công suất 830CV.
Ngoài ra, tàu đƣợc trạng bị hệ thống lái điện thủy lực, đảm bảo an toàn và linh hoạt trong điều động, trang thiết bị hàng hải do Nhật Bản và Hàn Quốc sản xuất hỗ trợ hữu ích khi hành trình trên biển và liên lạc thuận lợi với đất liền. Thiết bị khai thác nghề cá gồm các tời thu lƣới thủy lực gọn nhẹ và linh hoạt cho việc thu thả lƣới có chiều dài hơn 10 hải lý. Đặc biệt các hầm đá chứa hải sản đƣợc bảo ôn bằng công nghệ tiên tiến nhất, đảm bảo giữ tƣơi cho các sản phẩm đánh bắt với hành trình dài ngày…
Tàu cá lƣới rê vỏ thép HT 96718 TS đã đƣợc Trung tâm đăng kiểm tàu cá nghiệm thu các bƣớc và cấp hồ sơ đăng kiểm. Đây là tàu cá lƣới rê vỏ thép thứ 2 hoàn thành và bàn giao cho ngƣ dân ở tỉnh Hà Tĩnh.
Trƣớc đó, chiều 24-6-2016, Công ty cổ phần Cơ khí đóng tàu Nghệ An phối hợp với BIDV Chi nhánh Hà Tĩnh tổ chức lễ khánh thành và bàn giao tàu cá lƣới rê vỏ thép HT 96716 TS công suất lớn 829CV đầu tiên cho ngƣ dân Nguyễn Lƣu Truyền (trú tại xã Xuân Hội, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh). Tàu đƣợc hỗ trợ đóng mới theo chƣơng trình Nghị định 67/2014/NĐ-CP, với tổng vốn đầu tƣ 13 tỷ đồng (trong đó chi phí đóng tàu 9 tỷ đồng và chi phí mua sắm ngƣ lƣới cụ 4 tỷ đồng) với sự tài trợ 95% vốn vay từ BIDV Hà Tĩnh. Tàu có chiều dài 25,2m, rộng 6,7m, cao mạn 3,1m. (Sài Gòn Giải Phóng 1/9, Dương Quang) đầu trang
Ngƣ dân Đà Nẵng bỏ biển, đổ xô lặn chíp chíp: Có bàn tay thƣơng lái TQ?
Cách đây vài năm, giá chíp chíp loại ngon chỉ 25.000 đồng/kg nhƣng nay tăng lên 80.000 đồng, lớn nhỏ gì cũng đƣợc thƣơng lái mua sạch. Do đó mà nảy sinh tranh giành khai thác, ngƣ dân bỏ biển, nguồn lợi thủy sản bị tận diệt...
Sáng 1/9, Trung tá Trần Hữu An, Trƣởng Công an phƣờng Nại Hiên Đông (quận Sơn Trà) cho hay, qua nắm tình hình, hiện trên sông Hàn từ cách cầu Rồng khoảng 100m ra đến cầu Thuận Phƣớc, mỗi ngày có hàng trăm ghe tàu với gần cả ngàn ngƣời hành nghề lặn bắt hải sản chíp chíp.
“Riêng phƣờng Nại Hiên Đông có 2 tổ hành nghề lặn bắt chíp chíp. Tổ ông Tƣ có 120 ghe với hơn 500 ngƣời, trong đó có 120 ngƣời từ ngoại tỉnh đến, còn lại là ngƣ dân địa phƣơng. Tổ ông Lanh có 60 ghe với khoảng 200 ngƣời, trong đó có 140 ngƣời là ngƣ dân địa phƣơng, còn lại là ngƣời từ ngoại tỉnh và các phƣờng bạn!” – Trung tá Trần Hữu An cho hay.
Hồi tháng 5/2013, báo Infonet từng có bài phản ảnh tình trạng “lặn bắt chíp chíp bất chấp nguy hiểm tính mạng”. Theo đó, ngƣời dân phƣờng Nại Hiên Đông bắt đầu nghề lặn khai thác chíp chíp trên sông Hàn từ cách đây khoảng 25 năm. Số liệu ghi nhận vào năm 2013 cho thấy toàn phƣờng có hơn 60 ghe thuyền chuyên làm nghề này, trung bình mỗi ngày khai thác khoảng 5 tấn chíp chíp.
Đối chiếu với con số vừa đƣợc trung tá Trần Hữu An cung cấp, có thể thấy số ghe thuyền cùng số ngƣ dân phƣờng Nại Hiên Đông hành nghề lặn khai thác chíp chíp trên sông Hàn đã gia tăng với cấp số nhân. Đó là chƣa kể ghe thuyền và ngƣ dân từ nơi khác nhƣ Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi... cũng đến đây khai thác. “Chỗ cầu Thuận Phƣớc ngó vậy nhƣng ở dƣới nƣớc ngƣời ta đi đụng đầu đó!” – Trung tá Trần Hữu An nói.
Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng số ghe thuyền và ngƣ dân hành nghề lặn bắt chíp chíp trên sông Hàn, theo trung tá Trần Hữu An, trƣớc hết là do giá chíp chíp trên thị trƣờng tăng vọt. Cách đây vài năm, ngƣ dân khai thác chíp chíp về bán đƣợc khoảng 25.000 đồng/kg, nhƣng phải là loại lớn và ngon mới đƣợc giá đó; còn bây giờ giá bán chíp chíp lên đến 80.000 đồng/kg mà đều đƣợc mua sạch, bất kế loại lớn hay nhỏ, ngon hay dở.
Trung tá Trần Hữu An nói: “Thợ lặn xịn thu nhập mỗi ngày có thể lên tới 4 triệu đồng, thợ mới tập lặn bắt chíp chíp ít nhất cũng phải đƣợc 1 triệu đồng!”. Do đâu mà giá chíp chíp tăng vọt nhƣ vậy? Trung tá Trần Hữu An cho hay, các thợ lặn khai thác chíp chíp lên bán cho các đầu nậu ngƣời Việt mua gom, sau đó các đầu nậu này xuất đi đâu thì chƣa rõ lắm.
“Các nậu trong phƣờng cho hay, họ nghe các nậu khác mua chíp chíp là để bán lại cho thƣơng lái Trung Quốc nhƣng chính họ thì chƣa gặp thƣơng lái Trung Quốc. Qua nắm tình hình, chúng tôi cũng chƣa thấy có thƣơng lái Trung Quốc xuất hiện trên địa bàn. Tuy nhiên thợ lặn và nậu ở đây nghi là chíp chíp do thƣơng lái Trung Quốc mua lại, chứ dân mình ai ăn mấy con chíp chíp nhỏ xíu mà lớn nhỏ gì họ cũng mua sạch hết, nên giá mới tăng lên nhƣ thế!” – Trung tá Trần Hữu An nói.
Theo Đại tá Võ Công Thời, Phó Công an quận Sơn Trà, việc giá chíp chíp tăng cao giúp ngƣ dân phƣờng Nại Hiên Đông ổn định đƣợc cuộc sống, nhất là trong điều kiện nghề biển gặp nhiều khó khăn do sự cố ô nhiễm mỗi trƣờng biển miền Trung. Tuy nhiên, điều này cũng đang làm nảy sinh nhiều vấn đề mà nếu không kịp thời có giải pháp thì có thể dẫn tới những hệ lụy khó lƣờng.
Ông cho hay, cách đây hai tháng từng xảy ra tình trạng thợ lặn ở Ninh Thuận ra tranh giành ngƣ trƣờng khai thác chíp chíp với ngƣ dân phƣờng Nại Hiên Đông, dẫn tới ẩu đả, mất an ninh trật tự trên địa bàn. Do đó, UBND quận Sơn Trà đã đề nghị BĐBP Sơn Trà phối hợp với BĐBP Thanh Khê và lực lƣợng an ninh trật tự của phƣờng Nại Hiên Đông chấn chỉnh tình hình. “Hiện chúng tôi chƣa thấy có phản ảnh gì thêm về tình trạng này!” – Đại tá Võ Công Thời cho hay.
Tuy vậy, Đại tá Võ Công Thời vẫn tỏ ra lo lắng, bởi việc đổ xô khai thác chíp chíp đang dẫn tới tình trạng ngƣ dân bỏ biển và đây là vấn đề hết sức đáng quan ngại chứ không hề đơn giản. Do vậy, hiện Công an quận Sơn Trà đang chỉ đạo theo dõi đằng sau tình trạng này có âm mƣu gì hay không?
Trung tá Trần Hữu An, Trƣởng Công an phƣờng Nại Hiên Đông cũng xác nhận: “Đúng là có tình trạng ngƣ dân bỏ biển để lặn chíp chíp, vì lặn thứ này tiền không là tiền. Tính ra thợ lặn xịn thu nhập mỗi tháng có thể lên tới 120 triệu. Vì vậy số ngƣ dân đi bạn cho các chủ tàu đánh cá mà biết lặn thì hầu nhƣ đều bỏ đi biển, ở nhà lặn chíp chíp. Và không chỉ ngƣ dân Nại Hiên Đông mà các phƣờng khác nhƣ Thuận Phƣớc, Thọ Quang, Xuân Hà... cũng nhƣ vậy. Tàu cá mà không có bạn thì nằm bờ chịu chết chứ làm chi đƣợc. Vì vậy mà lƣợng tàu ra khơi bị hạn chế!”.
Cũng theo trung tá Trần Hữu An, chíp chíp trên sông Hàn có thể khai thác quanh năm, chỉ có vào mùa nƣớc chảy quá xiết thì các thợ lặn mới không dám hành nghề. Do vậy việc thiếu ngƣ dân đi biển có thể kéo dài chứ không chỉ trong một vài thời điểm nhất định. Hiện Công an phƣờng Nại Hiên Đông đã chỉ đạo lực lƣợng cảnh sát khu vực tăng cƣờng nắm chắc địa bàn, xem có thƣơng lái Trung Quốc đứng đằng sau thao túng việc này hay không.
Mặt khác, theo trung tá Trần Hữu An, cùng với việc tăng vọt số lƣợng ghe thuyền, thợ lặn khai thác chíp chíp cũng nhƣ giá cả thì cũng đang dẫn tới nguy cơ hủy hoại môi trƣờng, tận diệt nguồn lợi thủy sản vì “con lớn con nhỏ gì cũng đều bị bắt sạch hết
trơn”. Nhiều thợ lặn làm nghề lâu năm đang rất lo lắng không bao lâu nữa sẽ bị thất nghiệp vì chíp chíp không sinh sản kịp, không còn để khai thác.
“Vì vậy các tổ khai thác chíp chíp ở phƣờng Nại Hiên Đông đã gửi đơn lên UBND phƣờng nhờ can thiệp. Ủy ban phƣờng đã mời họp liên ngành, cả thủy sản TP, cả môi trƣờng TP, cả UBND quận, môi trƣờng quận, thủy sản quận... nhƣng chƣa giải đƣợc cái gì hết. Mấy ổng nói bây giờ ngƣ dân làm ăn thì tính răng? Họp cách đây 2 tháng rồi nhƣng tới giờ chƣa thấy có giải pháp gì đƣợc đƣa ra!” – Trung tá Trần Hữu An cho hay.
Chíp chíp nƣớng, hấp sả chấm muối tiêu chanh, nấu cháo, nấu canh dƣa hồng... là món hải sản ngon, rẻ và bổ dƣỡng rất đƣợc ngƣời dân và du khách ƣa chuộng tại hầu hết các nhà hàng, quán xá ở Đà Nẵng. Vào mùa này, trên sông Hàn và vịnh Đà Nẵng, chíp chíp sinh sản rất nhiều, tập trung chủ yếu từ cầu Rồng ra đến cửa vịnh. Vì vậy nhiều ngƣ dân tranh thủ lặn bắt, bất kể cái nắng thiêu đốt trên đầu. Công việc thƣờng bắt đầu từ 4g sáng và kết thúc lúc 15g chiều.
Để khai thác chíp chíp, ngƣ dân phải mang đồ lặn, ngậm ống thở và đeo khối chì nặng hơn 10kg quanh ngƣời. Ngoài ra, họ phải có sức khỏe dẻo dai và những kỹ năng để không phải gặp tai nạn. Nếu trƣớc đây các thợ lặn chỉ xuống đáy sông đƣợc vài phút là lên ngay thì nay với máy trợ thở, họ có thể lặn cả giờ đồng hồ để bắt chíp chíp. Trung bình mỗi ngày họ lặn 3 lần, mỗi lần từ 1 - 2 giờ, bắt đƣợc 10 - 20kg, nếu gặp đoạn sông có nhiều chíp chíp thì có thể nhiều hơn.
Tuy nhiên nghề lặn bắt chíp chíp cũng chứa đựng rất nhiều nguy hiểm, nhất là khi đang lặn mà gặp tàu chạy ngang qua làm đứt dây hơi và kéo luôn cả thợ lặn đi. Nếu xử lý không kịp thì dù am hiểu luồng lạch hoặc lặn giỏi đến cỡ nào cũng cầm chắc cái chết. Vì vậy trên các tàu khai thác chíp chíp luôn phải có ngƣời cảnh giới, khi thấy có tàu lớn chạy qua thì giật dây báo cho thợ lặn ngoi lên để tránh. Nhƣng nhiều khi thợ lặn vẫn không ngoi lên kịp. Trên thực tế, ở phƣờng Nại Hiên Đông từng có nhiều thợ lặn tử nạn vì lý do này. (Infonet 1/9, Hải Châu) đầu trang
Nghệ An: Độc đáo nghề lƣới sam ở biển Quỳnh