Tuyên Quang: Na Hang phát triển nuôi thủy sản trên lòng Hồ thủy điện

Một phần của tài liệu 5_9_2016 ban tin thuy san (Trang 26 - 28)

NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

15. Tuyên Quang: Na Hang phát triển nuôi thủy sản trên lòng Hồ thủy điện

trấn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phƣơng.

Thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2014, với tổng số 40 lồng cá, chủ yếu là nuôi cá quả và cá lăng, Công ty TNHH MTV thủy sản Nhật Nam bƣớc đầu đã đạt đƣợc nhiều kết quả trong phát triển nuôi cá lồng và là một trong những đơn vị nuôi cá lồng có quy mô về số lƣợng và cơ sở hạ tầng hiện đại nhất tại vùng lòng hồ thủy điện Tuyên Quang.

Trong quá trình chăn nuôi, Công ty đã tuân thủ chặt chẽ các biện pháp khoa học kỹ thuật, vì vậy cá sinh trƣởng và phát triển tốt. Mỗi lồng cá đạt từ 3 - 5 tấn, bình quân mỗi năm đạt sản lƣợng đạt từ 100 - 150 tấn cá thƣơng phẩm. Công ty đã đƣợc Bộ

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố là một trong 69 địa chỉ xanh về bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thực hiện Nghị quyết số 12 của HĐND tỉnh về cơ chế chính sách hỗ trợ sản xuất hàng hóa đối với một số cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh, trong đó có cá đặc sản, gồm cá chiên, cá lăng chấm, cá bỗng, cá dầm xanh, anh vũ và cá tầm. Huyện Na Hang đã tạo mọi điều kiện cũng nhƣ khuyến khích các hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp tổ chức, cá nhân đầu tƣ và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản và bảo vệ môi trƣờng. Tăng cƣờng hỗ trợ về khoa học kỹ thuật để không ngừng nâng cao năng suất chất lƣợng sản phẩm và kết nối thị trƣờng tiêu thụ.

Với những lợi thế về địa lý, đặc điểm khí hậu, điều kiện môi trƣờng, cùng với sự quan tâm hỗ trợ về cơ chế chính sách của tỉnh, của huyện, sẽ là cơ hội để bà con nông dân và những nhà đầu tƣ tập trung nguồn lực đầu tƣ xây dựng và phát triển nghề nuôi cá lồng gắn với phát triển du lịch trên vùng lòng hồ thủy điện Tuyên Quang. (Đài Phát Thanh Và Truyền Hình Tuyên Quang 3/9, Đỗ Bình) đầu trang

Hà Giang: Huyện Bắc Quang nâng cao hiệu quả trong phát triển thủy sản

Bắc Quang là huyện vùng thấp và là cửa ngõ của tỉnh Hà Giang, với vị trí nằm dọc theo bờ sông Lô, có nguồn nƣớc và lƣợng mƣa phong phú, giao thông đi lại thuận lợi, hệ thống ao hồ phân bố đều. Đó là những yếu tố thuận lợi để huyện Bắc Quang phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản.

Theo nhận định của phòng Nông nghiệp huyện Bắc Quang thì các xã nhƣ: Vô Điếm, Kim Ngọc, Quang Minh, Bằng Hành và thị trấn Vĩnh Tuy… là những nơi có điều kiện thuận lợi nhất về nguồn nƣớc và ao hồ tự nhiên để phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản.

Theo số liệu của phòng Nông nghiệp Bắc Quang: Diện tích đất tự nhiên của toàn huyện là 109.880 ha, trong đó diện tích ao hồ của huyện có khả năng phát triển nuôi trồng các loại thủy sản là 596 ha và trên 80 % dân số của huyện sống bằng nghề nông nghiệp. Đó chính là một trong các thế mạnh của huyện Bắc Quang trong phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản.

Ngoài ra, ngƣời dân trên địa bàn huyện Bắc Quang còn tận dụng các khe, lạch và đầm lầy để cải tạo thành những ao, hồ nuôi cá. Trong những năm gần đây tổng sản lƣợng trong nuôi trồng thủy sản của Bắc Quang mỗi năm đạt trên 1.500 tấn, tạo ra nguồn thu nhập hàng chục tỷ đồng cho ngƣời nông dân. Bên cạnh đó, ngƣời dân tại các xã của huyện Bắc quang đã mạnh dạn đƣa các giống thuỷ sản mới vào nuôi trồng cho hiệu quả kinh tế cao nhƣ cá trắm cỏ, cá trắm đen ở xã Vô Điếm, cá chiên lồng ở thị trấn Vĩnh Tuy, tôm càng ở xã Quang Minh…

Nhằm đẩy mạnh tiềm năng trong phát triển nuôi trồng thủy sản, UBND huyện Bắc Quang đã chỉ đạo phòng Nông nghiệp xây dựng thành công các trại nuôi con giống thủy sản tại xã Vô Điếm. Ngoài ra, nhiều hộ dân đã tự đứng ra xây dựng các trang trại giống thủy sản vừa và nhỏ nhằm cung cấp cho nhu cầu của các hộ dân trong vùng. Bên cạnh những điều kiện tự nhiên thuận lợi, để khai thác tối đa tiềm năng và thế mạnh trong nuôi trồng thuỷ sản, các cơ quan chức năng của huyện Bắc Quang cũng đã hỗ trợ cho ngƣời dân về con giống, kỹ thuật phòng trừ các loại bệnh cho tôm, cá và đầu mối tiêu thụ. Vì vậy, ngành nuôi trồng thuỷ sản của huyện Bắc Quang đã và đang thực sự trở thành thế mạnh, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn của huyện.

Ông Nguyễn Hồng Tuyên, Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Quang cho biết: Trong những năm qua, huyện Bắc Quang đã có nhiều chính sách khuyến khích ngƣời dân tận dụng lợi thế của địa phƣơng nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản. Từ đó đã tạo điều kiện nâng cao thu nhập cho ngƣời nông dân. Đó cũng chính là định hƣớng phát triển kinh tế trên địa bàn của huyện Bắc Quang về trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài.

(Đài Phát Thanh Và Truyền Hình Hà Giang 3/9, Phạm Văn Phú) đầu trang

An Giang: Duy trì cơ cấu thủy sản hợp lý

Một phần của tài liệu 5_9_2016 ban tin thuy san (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)