NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
19. Sinh viên Đà Nẵng với giải pháp nuôi tôm sạch siêu năng suất
Tân (Đà Nẵng) vừa đảm bảo các yêu cầu về môi trƣờng, vừa tạo ra nguồn tôm chất lƣợng phục vụ cho chế biến và xuất khẩu.
Trƣớc tình hình thực phẩm bẩn ngày một phức tạp, chất lƣợng thủy sản đánh bắt và nuôi trồng cũng đang đƣợc dƣ luận quan tâm. Trong đó, tôm là một loại thực phẩm
phổ biến, vì thế việc làm thế nào để tạo ra nguồn tôm sạch với năng suất cao và bảo vệ môi trƣờng luôn là vấn đề cấp thiết.
Để xử lý vấn đề này, một nhóm sinh viên đến từ Đại học Duy Tân (Đà Nẵng) đã có ý tƣởng xây dựng một giải pháp nuôi tôm sạch, vừa đảm bảo các yêu cầu về môi trƣờng, vừa tạo ra nguồn tôm chất lƣợng phục vụ cho chế biến và xuất khẩu.
Giải pháp này đƣợc các bạn đặt tên là “Shrimp Farming Pilot” – Giải pháp nuôi tôm sạch siêu năng suất. Giải pháp sử dụng vi sinh trực tiếp để xử lý chất thải ao nuôi tích hợp với hệ thống quan trắc ao nuôi tự động. Vi sinh sẽ đƣợc nuôi cấy và phát triển trực tiếp trong ao/hồ, đóng vai trò xử lý chất thải và làm nguồn thức ăn cho tôm nuôi. Thông qua đó, vi sinh vừa làm sạch môi trƣờng nƣớc, ngăn ngừa dịch bệnh, đồng thời đem lại cho tôm nguồn dinh dƣỡng trực tiếp.
Bạn Nguyễn Công Đức, đại diện nhóm xây dựng giải pháp cho biết: “Việc cung cấp thức ăn cho tôm trong ao luôn đƣợc ngƣời nuôi tính toán sao cho vừa đủ. Nếu tôm không ăn hết, thức ăn dƣ thừa sẽ đọng trong ao gây ô nhiễm môi trƣờng, ảnh hƣởng sức khỏe của tôm nuôi và lãng phí về mặt kinh tế. Chính vì vậy, chúng tôi đƣa ra giải pháp này nhằm giảm thiểu vấn đề đó và tăng năng suất tôm thu hoạch”.
Theo đó, ngƣời nuôi tôm có thể tiết kiệm đƣợc một khối lƣợng lớn chi phí về thức ăn cho tôm cũng nhƣ chi phí cho việc vệ sinh/thay nƣớc ao nuôi. Ngƣời nuôi không cần thay nƣớc ao nuôi trong suốt quá trình nuôi. Sau mỗi đợt thu hoạch, có thể thả trực tiếp tôm giống mới vào ao nuôi mà không cần phải xử lý, dọn vệ sinh ao, cũng không cần xây thêm hệ thống xử lý nƣớc thải. Lƣợng vi sinh nếu dƣ thừa có thể đƣợc tận dụng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm và làm phân bón vi sinh cho cây trồng.
Theo tính toán, giải pháp đƣa ra có thể giúp tiết kiệm đến 20% chi phí thức ăn và giúp giảm từ 5 đến 7 lần lƣợng nƣớc sử dụng cho quá trình nuôi tôm, đồng thời tăng mật độ nuôi lên 400 con giống/m2.
Bên cạnh ao nuôi, hệ thống quan trắc tự động đƣợc tích hợp có chức năng ghi nhận các thông số bằng các cảm biến: Cảm biến oxy hòa tan, cảm biến nhiệt độ và cảm biến pH. Thông qua đó hệ thống có thể tự động điều khiển tốc độ quạt nƣớc nhằm kiểm soát lƣợng oxy hòa tan và độ pH tối ƣu cho ao nuôi.
Mọi thông báo và dữ liệu định kỳ về chất lƣợng ao nuôi đƣợc gửi định kỳ về ngƣời nuôi tôm, đồng thời gửi cảnh báo ngay lập tức khi có sự bất thƣờng về chất lƣợng ao nuôi. Ngƣời nuôi tôm có thể theo dõi thông tin theo thời gian thực từ xa bằng hệ thống ứng dụng cài đặt trên nền web và điện thoại di động. Mọi thông tin sẽ đƣợc ghi vào nhật ký lƣu trữ để ngƣời dùng dễ dàng theo dõi và quản lý.
Từ giải pháp này, những ngƣời xây dựng nên giải pháp mong muốn phát triển chất lƣợng trong quá trình nuôi tôm nói riêng và nuôi trồng thủy sản nói chung, góp phần
xây dựng một nền công nghiệp nuôi trồng thủy sản sạch, bền vững và thân thiện với môi trƣờng. Giải pháp đã đƣợc trao giải Nhất tại cuộc thi “Go Green in the City - Giải pháp Xanh cho Thành phố” năm 2016 do Tập đoàn Schneider Electric tổ chức. (Khám Phá 2/9, Đoàn Lê) đầu trang
Thủy sản - chuyển hƣớng từ vùng nuôi