Kiên Giang cạn dần nguồn thủy sản

Một phần của tài liệu 5_9_2016 ban tin thuy san (Trang 42 - 43)

KHAI THÁC THỦY SẢN

27. Kiên Giang cạn dần nguồn thủy sản

cá tạp trong một mẻ lƣới chiếm tới 30%-40%, một số loài hải sản có giá trị kinh tế nhƣ cá thu, tôm thẻ… trở nên khan hiếm. Điều đó cho thấy việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản đang là vấn đề bức bách.

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Kiên Giang, hiện toàn tỉnh có khoảng 10.322 tàu thuyền làm nghề khai thác thủy sản, trong đó nghề lƣới kéo 3.213 chiếc, sản lƣợng khai thác nghề lƣới kéo chiếm khoảng 80% tổng sản lƣợng khai thác toàn tỉnh. Cũng chính lực lƣợng đội tàu hành nghề lƣới kéo (kéo đôi và kéo đơn) là nguyên nhân dẫn đến suy giảm nguồn lợi thủy sản. Do mật độ tàu thuyền tập trung đánh bắt gần bờ cao, cạnh tranh khai thác và dùng công cụ mang tính hủy diệt, nhƣ cào bay, xung điện… đã làm cho ngƣ trƣờng biển bị hủy diệt thảm hại.

Nếu nhƣ năm 2005, tổng số tàu đánh bắt hải sản trên địa bàn Kiên Giang là 7.700 chiếc, với tổng công suất 1.170.446CV, đạt tổng sản lƣợng khai thác 305.565 tấn; đến năm 2010 tăng lên 11.904 chiếc, tổng công suất cũng tăng lên 1.425.733CV, nhƣng tổng sản lƣợng chỉ đạt 375.687 tấn; năm 2015 số tàu giảm còn 10.322 chiếc, nhƣng tổng công suất tăng lên 2.077.887CV, tổng sản lƣợng khai thác đạt gần 494.000 tấn. So sánh con số nhƣ vậy cho thấy, năng suất khai thác mỗi tấn/CV đã giảm rõ rệt. Nếu năm 2005 là 0,26; năm 2010 dù số lƣợng tàu tăng nhƣng chỉ đạt trung bình 0,26 tấn/CV; đến năm 2015 số công suất tàu đánh bắt tăng, nhƣng giảm còn 0,24 tấn/CV. Việc gia tăng cƣờng lực khai thác hiện nay, đặc biệt là sự mất cân đối giữa hai lực lƣợng khai thác ven bờ và xa bờ. Trong tƣơng lai, nguồn lợi thủy sản ở vùng biển Kiên Giang, nhất là nhóm cá nổi, cá tầng đáy… có nguy cơ biến mất. Nhiều hệ sinh thái tiêu biểu là nơi cƣ trú cung cấp dinh dƣỡng, bãi sinh sản cho các loài thủy sản đang bị phá hủy và đe dọa.

Theo đánh giá của ngành chuyên môn Kiên Giang, chính do sự mất cân đối của khai thác gần bờ và xa bờ, nguồn lợi vùng ven bờ ở độ sâu dƣới 30m nƣớc trở vào đã bị khai thác quá giới hạn cho phép; năng suất khai thác một số nghề chính cũng giảm; tỷ lệ thủy sản chƣa trƣởng thành lẫn trong một mẻ lƣới vƣợt giới hạn cho phép.

Trong khi đó, việc quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản vùng biển gặp nhiều khó khăn; lực lƣợng khai thác ven bờ hiện nay phát triển quá mức. Một số ngƣ dân bất chấp quy định, không đăng ký, đăng kiểm; sử dụng phƣơng tiện khai thác theo tính hủy diệt mà không quan tâm đến lợi ích chung…

Ông Dƣơng Xuân Trung, Phó Chi cục trƣởng Chi cục Thủy sản Kiên Giang cho biết, tính đến tháng 7-2016, đơn vị đã tổ chức 33 cuộc kiểm tra trên biển, qua đó phát hiện 880 phƣơng tiện sử dụng các loại công cụ không đúng theo quy định, nhƣ khai thác thủy sản kích thƣớc nhỏ, khu vực cấm, nghề cấm, sử dụng điện, sai tuyến... các ngành chức năng đã xử phạt trên 13,5 tỷ đồng.

Trong đó, số hộ vi phạm việc dùng cào bay trong vùng cấm khai thác là 534 trƣờng hợp. Đáng lo ngại, khi nhiều ngƣ dân vi phạm có hành động chống đối lại lực lƣợng chức năng. Đỉnh điểm là tình trạng bắt giữ ngƣời trái pháp luật diễn ra tại vùng biển huyện An Minh vào tháng 7-2016.

Để tăng cƣờng bảo vệ nguồn lợi thủy sản, cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhất là ở cơ sở. Theo Sở NN-PTNT Kiên Giang, do không nắm bắt đƣợc từ cơ sở, nên khi tàu đánh bắt gần bờ xong thì họ kéo nhau đi; từ đó không thể xác định đƣợc tàu nào vi phạm để xử phạt.

Vì vậy, lực lƣợng kiểm ngƣ và Biên phòng là chủ chốt, nên bố trí phƣơng tiện tuần tra, kiểm soát để các tàu đánh bắt hải sản hoạt động đúng qui định. Tới đây, ngành nông nghiệp thành lập trạm kiểm ngƣ ở huyện Kiên Hải; xác định lại tọa độ cho từng vùng khai thác phù hợp; xác định ranh giới các huyện trên vùng biển để khi xảy ra tình trạng đánh bắt trong vùng cấm, có biện pháp cứng rắn với các chủ tàu.

Bên cạnh đó, tiến hành khảo sát toàn vùng biển Kiên Giang về các loại hình khai thác, đánh bắt hiện nay; phân định lại từng vùng đánh bắt cho từng loại nghề. Cùng với đó giảm dần tàu công suất nhỏ đánh bắt ven bờ và nghề lƣới cào gây tổn hại nguồn lợi thủy sản; phối hợp điều tra xử lý nghiêm phân lô, bán nền trên mặt nƣớc biển; bám biển tuần tra, kiểm soát để ngăn chặn kịp thời các vụ tranh chấp, xung đột trên biển…

(Sài Gòn Giải Phóng 3/9, Vĩnh Thuận) đầu trang

Ngƣ dân Vĩnh Long bắt đƣợc cá mập

Một phần của tài liệu 5_9_2016 ban tin thuy san (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)