Cơ quan cảm giác – cóthể nhìn và cảm nhận như con người.

Một phần của tài liệu Giáo trình robot công nghiệp (Trang 54 - 55)

- Nguyên tắc điều khiển Rô bôt

l.Cơ quan cảm giác – cóthể nhìn và cảm nhận như con người.

Các nghiên cứu về cơ quan cảm giác của robot khá đa dạng, về các lĩnh vực thị giác, thính giác, xúc giác. Có nhiều loại cảm biến đóng vai trò như cơ quan cảm giác của con người. Thông tin con người thu nhận được hơn 80% là từ thị giác, do đó cơ quan thị giác rất quan trọng. Robot cũng sử dụng 2 camera để phân tích tín hiệu hình ảnh. Nghiên cứu về thị giác khá đa dạng, gồn các lĩnh vực như cảm ứng hình ảnh, xử lý nhanh thông tin hình ảnh như con người để tiếp nhận thông tin và nhận biết khuôn mặt, nhận biết cử động, nhận biết vật thể, nhận biết màu sắc…

Chức năng chủ yếu của thính giác là nghe và nhận biết âm thanh, do vậy đối với robot thay vì tai người ta sử dụng micro để tiếp nhận âm thanh. Tuy nhiên các robot đã xuất hiện cho đến thời điểm hiện tại dù đã nghe được âm thanh khi ở gần song với một khoảng cách nào đó sẽ bị lẫn lộn các loại âm thanh khác nhau và không nhận biết được âm thanh cần phải nghe. Cơ quan xúc giác được sử dụng để nắm bắt vật thể và tránh vật cản. Con người khi nắm vật nào đó sẽ cảm nhận được

sức nắm và nhiệt độ của sự vật. Để robot cũng có thể thực hiện các chức năng này, cần có cảm ứng da giống như da của con người. Cảm ứng da sẽ biến đổi lực, áp lực, nhiệt độ thành tín hiệu điện. Cảm ứng da được giới thiệu mới đây nhất mỏng như tấm phim nên có thể dán trên tay của robot. Cảm ứng da này khi được dính trên tay của robot giúp robot có thể cầm nắm và di chuyển một cách tự nhiên các sự vật dễ vỡ hay mềm. Loại cảm ứng da được phát triển cho tới thời điểm hiện tại có thể đo được vị trí cầm nắm sự vật hay lực cần thiết song không thể biết được nhiệt độ hay cảm giác tiếp xúc. Ngòai thị giác, xúc giác, thính giác, khứu giác và vị giác cũng nằm trong 5 giác quan. Dù đã có câu chuyện về sự xuất hiện của các robot có thể ngửi mùi hay nếm vị song vẫn chưa có tuyên bố nào về việc kết hợp chúng với robot hình người.

Hình 5-18 Robot thể hiện cảm xúc

▲ “Robot thể hiện cảm xúc”- giáo sư Hara Hyomio của trường đại học Tokyo đã phát triển loại robot có thể thể hiện hơn 40 biểu cảm khuôn mặt. Da mặt được làm bằng silicon, thông qua 24 pít tông tạo áp lực để di chuyển như các cơ mặt và biểu hiện cảm xúc.

Một phần của tài liệu Giáo trình robot công nghiệp (Trang 54 - 55)