Đặc trưng của áp suất thủy khí nén

Một phần của tài liệu Giáo trình robot công nghiệp (Trang 61 - 62)

- Nguyên tắc điều khiển Rô bôt

3. Đặc trưng của áp suất thủy khí nén

Để khởi động các bộ phận, thiết bị, máy móc được sử dụng trong hầu hết tất cả các lĩnh vực của xã hội công nghiệp hiện đại, các động cơ với nhiều hình thức đa dạng được yêu cầu.

Thông thường, tùy theo phương pháp phát sinh và truyền dẫn của động cơ, người ta sử dụng năng lượng máy móc, năng lượng điện, hay năng lượng áp suất khí nén… một cách độc lập hoặc bố trí kết hợp các động cơ một cách hợp lý để sử dụng, và trong quá trình truyền dần động lực, thiết bị khí nén tiện lợi hơn rất nhiều so với thiết bị cơ khí. Lý do mà gần đây, áp suất khí nén được áp dụng trong toàn bộ ngành công nghiệp nằm trong sự đa dạng trong điều khiển và việc chế tác dễ dàng. Hệ thống áp suất khí nén khác với hệ thống cơ khí ở điểm nó không bị hạn chế bởi hình thái của máy móc, và có khả năng truyền dẫn động cơ có kích thước lớn mà không có trở ngại nào.

a, Đặc trưng của thiết bị áp suất khí nén.

Đặc trưng lớn nhất của kỹ thuật áp suất khí nén là vì là loại năng lượng sạch, lượng không khí dùng làm năng lượng có thể sử dụng cho đến tận ngày nay tồn tại vô hạn, và tính thuận tiện trong vận chuyển và lưu giữ, có thể tạo ra một luồn khí khí lớn và tái sử dụng sau khi sử dụng nên an toàn với cơ thể con người, máy móc và nguyên liệu, điều khiển thuận tiện và dễ dàng khuếch đại sức mạnh.

Tuy nhiên, trong trường hợp cần tạo ra một nguồn lực lớn, áp suất khí nén có giới hạn về độ lớn của năng lượng không thể lớn như năng lực thủy lực, vì tiếng ồn khi thoát khí và không khí là dung dịch có khả năng bị nén nên nó có nhược điểm là tương đối khó đạt được tốc độ đều. Đặc trưng của kỹ thuật áp suất khí nén được thể hiện trong bảng 2-1.

Bảng 2-1 Đặc trưng của kỹ thuật áp suất khí nén

Ưu điểm Nhược điểm

1. Có thể tìm năng lượng sử dụng một cách dễ dàng.

2. Việc truyền động lực đơn giản và dễ dàng vận chuyển trên một quãng đường dài.

3. Có khả năng lưu giữ dưới dạng năng lượng.

4. Việc gia tăng lực tiện lợi và việc điều chỉnh tốc độ dễ dàng.

5. Việc điều khiển dễ dàng và sử dụng thuận tiện.

6. Không có tính nguy hiểm phát nổ và gây cháy.

7. An toàn với trường hợp quá tải.

8. Không lo ngại về việc gây ô nhiễm môi trường.

1. Vì là năng lượng có khả năng bị nén nên khả năng điều khiển vị trí kém.

2. Áp khí nén không thể tạo ra một lực lớn như so với điện hoặc thủy áp.

3. Khả năng ứng đáp giảm. 4. Gây tiếng ồn khi thải khí. 5. Khó đạt được tốc độ đều. 6. Cần thiết bị bôi trơn.

7. Tiêu tốn nhiều chi phí sản xuất năng lượng giai đoạn đầu.

các sản phẩm như dầu hoặc dầu tổng hợp của ngành dầu mỏ đang được ứng dụng. Ưu điểm lớn của thiết bị thủy áp là điểm so với máy móc hay năng lượng điện, nó có thể tạo ra một lực lớn.

Phương pháp khuếch đại lực so với thiết bị cơ khí có kích thước tương đồng (ví dụ: bánh răng, xích, ròng rọc…) rất đơn giản để có thể khuếch đại lực từ hàng chục lần trở lên một cách dễ dàng, và các ví dụ đó có thể dễ dàng tìm thấy trong các thiết bị từ kích thủy lực cỡ nhỏ đến thiết bị hạng nặng dùng trong xây dựng công trình lớn, thiết bị bốc dỡ hàng ở cảng…

Ngoài ra, việc điều khiển tự động thiết bị thủy áp tuy có hạn chế nhưng nếu kết hợp với các phụ tùng điện, điện tử để sử dụng thì có thể nâng cao hiệu quả một cách rõ rệt và so với hình thức dùng điện thì do kích thước nhỏ gọn và nhẹ hơn nên ảnh hưởng của quán tính ít.

Thời gian gần đây, thông qua phương pháp truyền lực, có phương pháp sử dụng năng lượng máy móc, năng lược điện hoặc năng lượng áp suất thủy khí tùy theo đặc tính của công việc đó.

Tuy nhiên, gần đây, dù là sử dụng năng lượng dưới dạng nào thì việc ứng dụng phương pháp điều khiển thông qua máy vi tính cũng rất phổ biến, nên để sử dụng một cách có hiệu quả năng lượng và nâng cao khả năng sản xuất, có thể kết hợp một cách hợp lý các nguồn năng lượng để sử dụng. Các đặc trưng của năng lượng thủy áp được thể hiện trong bảng 2-2.

Bảng 2-2 Đặc trưng của kỹ thuật thủy áp

Ưu điềm Nhược điểm

1. Có thể nhận được lực đầu ra lớn nhờ một thiết bị cỡ nhỏ.

2.Điều khiển dễ dàng và thao tác đơng giản.

3. Phương pháp và công cụ truyền động lực đơn giản.

4. Có khả năng điều khiển tự động. 5. Có thể điều khiển từ xa.

6. Phản ứng của đầu ra với đầu vào nhanh. 7. Có khả năng biến tốc vô cấp.

8. Việc chống ăn mòn và bôi trơn được thực hiện một cách tự động.

1. Có khả năng nguy hiểm do rò rỉ dầu ở áp suất cao.

2. Việc suy giảm độ nhớt do sự thay đổi của nhiệt độ gây ảnh hưởng đến việc tác động của thiết bị, và có thể làm thay đổi lực đầu ra của bộ dẫn động.

3. Bong bóng trộn trong dầu có thể làm cho việc vận hành không chính xác.

4. Có nguy hiểm gây ra cháy.

5. So với các đường dây điện, công việc cấu tạo khó khăn hơn.

6. Tốc độ vận hành bị giảm hơn so với áp suất không khí.

Một phần của tài liệu Giáo trình robot công nghiệp (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)