IV. Các nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạ mở Việt Nam a/ Những nguyên nhân và điều kiện kinh tế xã hội.
c/ Nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể là một thể thống nhất giữa các nhân tố khách quan và chủ quan.
II. Nội dung của các bộ phận cấu thành nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể
1. Cơ chế tâm lý xã hội của hành vi phạm tội
Cơ chế tâm lý xã hội của hành vi phạm tội được hiểu đó là mối liên hệ và sự tác động lẫn nhau giữa những nhân tố bên ngoài của hiện thực khách quan với quá trình và trạng thái tâm lý bên trong.
Những cái quyết định việc thực hiện hành vi phạm tội, định hướng kiểm tra giám sát việc thực hiện các quyết định đó.
Cơ chế tâm lý xã hội của hành vi phạm tội phạm bao gồm hai yếu tố tác động lẫn nhau đó là tình huống khách quan bên trong và trạng thái tâm lý bên trong
Nó gồm 3 khâu
Quá trình hình thành tính động cơ
Việc kế hoạch hóa hành động phạm tội
Việc thực hiện tội phạm + Quá trình hình thành tính động cơ.
Bao gồm hệ thống các nhu cầu cá nhân các ý định, dự định, kế hoạch và lợi ích trong đời sống. các yếu tố đó trong sự tác động lẫn nhau với định hướng hệ thống giá trị của cá nhân và các tình huống khách quan bên ngoài sinh ra động cơ của hành vi phạm tội.
Động cơ phạm tội có bốn chức năng:
Chức năng phản ánh: chức năng này cho phép coi tính động cơ của tội phạm là hình thức đặc thù của sự phản ánh chủ quan của các hiện tượng phạm tội (nói cách khác phản ánh nguồn gốc của sự hình thành tính động cơ)
Chức năng thúc đẩy: nếu như chức năng phản ánh nguồn gốc của động cơ thì chức năng thúc đẩy thể hiện sự cần thiết phải thực hiện tội phạm.
Chức năng điều chỉnh: là nó quản lý hoạt động của con người nói chung và chủ thể thực hiện tội phạm nói riêng.
Chức năng kiểm tra: thể hiện sự đánh giá lại hành vi của con người dự định sẽ thực hiện trong đó có hành vi phạm tội.
+ Việc kế hoạch hóa việc thực hiện tội phạm tội: chính là sự cụ thể hóa tính động cơ vào kế hoạch thực hiện hành vi phạm tội (phạm tội xác định mục đích, vạch ra kế hoạch, công cụ, phương tiện, thời gian thực hiện hành vi phạm tội )
+ Việc trực tiếp thực hiện tội phạm tức là sau khi hình thành động cơ phạm tội, vạch ra kế hoạch phạm tội thì người phạm tội thực hiện hàn vi phạm tội
Lưu ý : không phải bất kỳ hành vi phạm tội nào khi thực hiện cũng thể hiện đầy đủ cơ chế của hành vi phạm tội.
Các nhóm của cơ chế tâm lý xã hội của hành vi phạm tội.
Tùy theo nguồn gốc của cơ chế hình thành hành vi phạm tội mà bao gồm các nhóm:
Cơ chế của hành vi phạm tội có liên quan đến sự biến dạng các nhu cầu và lợi ích của cá nhân
Liên quan đến mâu thuẫn giữa nhu cầu lợi ích và khả năng của chủ thể
Cơ chế hành vi phạm tội liên quan đến sự biến dạng các quan niệm về đạo đức, về pháp luật, về định hướng giá trị và mục đích xã hội của cá nhân.
Cơ chế phạm tội liên quan đến các khuyết tật sai sót trong việc lập ra và thực hiện các quyết định (có sự mâu thuẫn giữa nhận thức và hành động. Ý nghĩa của việc tìm hiểu cơ chế của động cơ phạm tội là để hiểu cơ sở hình thành các động cơ và quyết định thực hiện tội phạm trong cơ chế hành vi phạm tội.
Về mặt thực tiễn: nó có ý nghĩa định hướng cho việc đề ra các biện pháp phòng ngừa cho các tội phạm cụ thể trên cơ sở tác động xóa bỏ nguồn gốc làm phát sinh ra nó.
2. Môi trường tác động đến những hình thành sai lệch trong nhân cách cá nhân người phạm tội.
a/ Gia đình.
Là nguồn gốc của sự hình thành nhân thân con người, xây dựng những đặc điểm tính cách, sự định hướng của hành vi con người từ thời thơ trẻ, gia đình luôn luôn tác động trực tiếp đến con người.
Gia đình tác động đến mọi mặt của toàn bộ đời sống của cá nhân con người trong sự giao tiếp trực tiếp
Gia đình có sức mạnh ảnh hưởng tối đa về mặt tình cảm, tư tưởng…
Gia đình tác động thông qua lối sống, bầu không khí của mình và thông qua giáo dục có định hướng.
Gia đình kết hợp sự hình thành trí tuệ, quan điểm đạo đức, ý chí cảm xúc các khuôn mẫu hành vi của con người.
Gia đình trực tiếp và thường xuyên hình thành các nhu cầu lợi ích nhất định và phương án hành vi cho phép và được đồng tình trong những tình huống có xung đột thực hiện sự kiểm tra xã hội đối với định hướng của cá nhân và hoạt động của nó.
+ Gia đình tác động đến sự hình thành những biến dạng trong nhân cách cá nhân người phạm tội bởi các nhân tố.
• Gia đình có hành vi phạm tội hoặc vi phạm pháp luật của nhiều thành viên trong gia đình. Từ chỗ không phản kháng đến đồng tình rồi quen dần với hành vi phạm tội của thành viên trong gia đình.
• Gia đình có thói quen chống đối xã hội như say rượu, nghiện ma túy, hành vi vô đạo đức trong sinh hoạt tình dục, sự trốn tránh lao động công ích.
• Trong gia đình có bầu không khí xung đột, căng thẳng thường xuyên, tính tội phạm trong các quan hệ, cãi cọ, đối xử tàn tệ.
• Sự không tôn trọng đối với các giá trị đạo đức như tính tập thể, tính tích cực xã hội, sự phù hợp về các đòi hỏi lợi ích nhất định với sự đóng góp của cá nhân vào xã hội, lòng lương thiện, tinh thần giúp đỡ không đồng chí không vụ lợi.
• Nhu cầu lợi ích văn hóa của gia đình thấp