II. Mối quan hệ giữa đặc điểm sinh học và xã hội trong nhân thân người phạm tội.
4. Việc phân loại biện pháp phòng ngừa dựa trên cơ sở tính chất củacác biện pháp phòng ngừa.
CHƯƠNG V NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘ
I. Khái niệm nhân thân người phạm tội
I.1.Khái niệm
Đặc điểm nhân thân là những đặc điểm thuộc về người phạm tội (được tích lũy hình thành trong suốt quá trình sống) và nó phản ánh bản chất xã hội của người phạm tội khi họ tham gia vào các mối quan hệ xã hội.
Những đặc điểm nhân thân của người phạm tội được tội phạm học nghiên cứu là những đặc điểm mang tính đặc trưng, phổ biến điển hình và có vai trò quan trọng trong cơ chế tâm lý xã hội của hành vi phạm tội.
Các đặc điểm nhân thân của người phạm tội được tội phạm học nghiên cứu ở 1 số khía cạnh
Đặc điểm sinh học Tuổi tác, giới tính.
Đặc điểm xã hội trình độ học vấn, nơi cư trú, nghề nghiệp.
Đặc điểm tâm lý phản ánh nhận thức xã hội tiêu cực của người phạm tội. Đặc điểm nhân thân mang tính pháp lý hình sự.
Nhân thân người phạm tội là những đặc điểm dấu hiệu đặc trưng nhất phản ánh bản chất của người phạm tội, những đặc điểm dấu hiệu này tác động với những tình huống và hòan cảnh khách quan khác đã tạo ra xử sự phạm tội của người đó.
I.2.Phân biệt khái niệm nhân thân người phạm tội trong tội phạm học với 1 số khái niệm có liên quan
Nhân thân chủ thể tội phạm và nhân thân người phạm tội trong khoa học luật hình sự Nhân thân của bị can, nhân thân của bị cáo trong luật tố tụng hình sự
Mục đích nghiên cứu của mỗi ngành khoa học
Tội phạm học nghiên cứu nhân thân người phạm tội nhằm xác định nguyên nhân và điều kiện tội phạm cụ thể, xây dựng các biện pháp phòng ngừa dự báo tội phạm trong xã hội
Luật hình sự nghiên cứu nhân thân người phạm tội để xác định căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự của tội phạm,
Luật tố tụng hình sự nghiên cứu nhân thân người phạm tội để định tội danh, định khung hình phạt
Phạm vi nghiên cứu
Tội phạm học nghiên cứu nhân thân người phạm tội với phạm vi rộng hơn, mức độ chi tiết hơn sâu sắc hơn ( do mục đích nghiên cứu ) nghiên cứu cả 4 nhóm đặc điểm
Luật hình sự nghiên cứu nhân thân người phạm tội với phạm vi hẹp hơn, chỉ tập trung vào nhóm đặc điểm mang tính pháp lý hình sự
Luật tố tụng hình sự nghiên cứu nhân thân bị can bị cáo để giải quyết đúng đắn vụ án, xác định quyền và nghĩa vụ của chủ thể trong các giai đọan khác nhau của vụ án. Ví dụ nghiên cứu nhân thân bị can bị cáo để xác định biện pháp ngăn chặn phù hợp
Ví dụ Nam giới không phạm tội giết con mới đẻ, độ tuổi ảnh hưởng đến lọai tội phạm đua xe hay kinh tế lạm dụng chức vụ, thể hiện mức độ xã hội hóa
I.3.Ý nghĩa
Nghiên cứu nhân thân người phạm tội tạo cơ sở cho việc xác định nguyên nhân và điều kiện của tội phạm,đặc biệt là nhóm nguyên nhân và điều kiện từ phía người phạm tội. Nghiên cứu nhân thân người phạm tội có ý nghĩa trong việc quyết định biện pháp trách nhiệm hình sự phù hợp. Ví dụ điều 45 luật hình sự qui định phải xem xét đặc điểm nhân thân người phạm tội
Nghiên cứu nhân thân người phạm tội sẽ tạo cơ sở cho việc xây dựng các biện pháp giáo dục cải tạo người phạm tội phù hợp
Nghiên cứu nhân thân người phạm tội tạo cơ sở cho việc xây dựng các biện pháp dự báo và phòng ngừa tội phạm trong xã hội.
II. Mối quan hệ giữa các đặc điểm sinh học với các đặc điểm xã hội trong nhân thân người phạm tội.
II.1. Quan điểm đề cao vai trò các đặc điểm sinh học ( p93 tập bài giảng )
Quan điểm này cho rằng những đặc điểm sinh học của người phạm tội giữ vai trò quyết định đối với việc thực hiện tội phạm ( phạm tội bẩm sinh ) đồng thời nó phủ nhận vai trò của các đặc điểm xã hội thuộc người phạm tội
• Cấu tạo cơ thể ( kiểu cơ thể )
• Tội phạm có liên quan đến sự di truyền
Quan điểm này đã lọai bỏ hòan tòan vai trò của các nhân tố xã hội, môi trườn, giáo dục, sự kiểm sóat xã hội đối với hành vi và xử sự của con người. Đồng thời cũng lọai trừ hòan tòan sự tự do về ý chí con người khi lựa chọn hành vi và xử sự. Từ đó phủ nhận vấn đề lỗi trong trách nhiệm hình sự, mâu thuẫn giai cấp trong xã hội có nhà nước, vai trò xã hội đối với việc thực hiện tội phạm của con người và không có sự chia sẻ cần thiết về trách nhiệm xã hội
2 Quan điểm đề cao vai trò các đặc điểm xã hội ( p94 tập bài giảng )
Quan điểm này cho rằng các đặc điểm xã hội của người phạm tội giữ vai trò quyết định đới với việc thực hiện tội phạm. Tuy nhiên quan điểm này không lọai trừ hòan tòan vai trò của các đặc điểm sinh học trong cơ chế hành vi phạm tội mà quan điểm này thừa nhận yếu tố sinh học là tiền đề vật chất cần thiết cho sự phát triển đặc điểm xã hội. Yếu tố sinh học cũng ảnh hưởng 1 cách xác định đến việc lựa chọn phương thức thủ đọan, công cụ, phương tiện khi thực hiện tội phạm của cá nhân
Khẳng định yếu tố lỗi trong trách nhiệm hình sự cũng như việc chia sẻ trách nhiệm của nhà nước và xã hội trong việc phát sinh tội phạm
III. Các đặc điểm nhân thân đặc trưng của người phạm tội
III.1. Đặc điểm sinh học
Đặc điểm về giới tính
Nghiên cứu đặc điểm về giới tính của người phạm tội nhằm Xác định tỷ lệ phạm tội theo giới tính
Kết quả thống kê cho thấy trong mọi xã hội, tỷ lệ phạm tội của nam giới luôn cao hơn nữ giới. Tuy nhiên ở mỗi xã hội, mỗi nền văn hóa trong từng thời kỳ, đối với từng lọai tội phạm thì tỷ lệ này lại có sự thay đổi
Xác định các nét đặc trưng của tội phạm do nam giới và nữ giới thực hiện
Về cơ cấu của tội phạm theo giới, nam giới thực hiện tội phạm 1 cách phổ biến ở nhiều nhóm tội và lọai tội khác nhau (tội phạm xâm phạm tình dục). Trong khi đó, nữ giới lại
thường chiếm tỷ lệ cao ở 1 số nhóm tội nhất định như tội phạm mại dâm, tội phạm buôn người, ma túy, các tội phạm chiếm đọat không có dấu hiệu bạo lực
Sự khác nhau trong tỷ lệ phạm tội và cơ cấu tội phạm theo giới tính là xuất phát từ sự khác nhau giữa những đặc điểm thể chất, tâm lý và xã hội của mỗi giới tính. Sự khác biệt trong quá trình xã hội hóa đối với mỗi giới tính đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự khác biệt tạo điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm, ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương thức thủ đọan thực hiện tội phạm
Đặc điểm về độ tuổi
Nghiên cứu đặc điểm về độ tuổi của người phạm tội nhằm Xác định tỷ lệ phạm tội theo độ tuổi
Tội phạm học phân ra 4 nhóm tuổi : 14 – nhỏ hơn 18 tuổi, 18 – 30 tuổi, 30 -45 tuổi, lớn hơn 45 tuổi
Kết quả thống kê cho thấy tội phạm do nhóm người từ 18 – 30 thường chiếm tỷ lệ cao nhất trong xã hội, sau đó là nhóm 30 – 45 và những người chưa thành niên. Nhóm lớn hơn 45 tuổi có tỷ lệ phạm tội thấp nhất
Xác định cơ cấu tội phạm theo độ tuổi (các nét đặc trưng của tội phạm theo độ tuổi ) Phần lớn ngưiời chưa thành niên thường thực hiện các tội phạm xâm phạm sở hữu, điển hình là trộm cắp cướp giật tài sản, tội phạm về ma túy, các tội xâm phạm trật tự công cộng.
Nhóm 18 -30 tuổi thực hiện phần lớn các tội phạm có sử dụng bạo lực ( giết người, cướp tài sản, hiếp dâm )
Nhóm 30-45 tuổi và từ 45 trở lên đặc trưng bởi các tội phạm về kinh tế, chức vụ, xâm phạm an ninh quốc gia
Nguyên nhân là ảnh hưởng của chức năng sinh học và xã hội. Nhóm chưa thành niên chưa có vai trò vị trí trong xã hội, định hướng giá trị chưa chín chắn, vững vàng nên muốn tự khẳng định bản thân
Yếu tố lứa tuổi của người phạm tội ảnh hưởng đến việc thực hiện tội phạm cũng xuất phát từ các đặc điểm thể chất, tâm lý, xã hội của mỗi lứa tuổi khác nhau. Trong đó, vai trò vị trí xã hội của mỗi độ tuổi luôn ảnh hưởng quyết định đến việc lựa chọn phương thức thủ đọan thực hiện tội phạm
III.2. Các đặc điểm xã hội Nghề nghiệp
Khi nghiên cứu về nghề nghiệp, tội phạm học nhận thấy những người không có việc làm ổn định thường có tỷ lệ phạm tội cao hơn so với người có việc làm ổn định. Tội
phạm cũng có sự liên quan chặt chẽ đến ngành nghề mà người phạm tội đang đảm nhiệm ( Ngành hải quan thì phổ biến tội phạm buôn lậu, hối lộ; ngành kiểm lâm thì phổ biến tội phạm phá rừng … )
Hòan cảnh gia đình
Khi nghiên cứu về hòan cảnh gia đình, tội phạm học nhận thấy tội phạm có mối liên hệ đến những gia đình có hòan cảnh kinh tế khó khăn, những gia đình có hòan cảnh hôn nhân bất hạnh hay điều kiện quản lý buông lỏng
Gia đình đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người, tác động trực tiếp đến việc hình thành và phát triển nhân cách.
Nơi cư trú
Khi nghiên cứu về nơi cư trú, tội phạm học nhận thấy tình hình tội phạm thường tập trung ở những thành phố lớn, những địa bàn có tốc độ phát triển kinh tế xã hội, tốc độ đô thị hóa, tốc độ dịch chuyển cơ cấu xã hội ở mức cao. Đặc biệt tội phạm cũng thường phát sinh ở những địa bàn có sự giáp ranh về địa giới hành chính, có sự khó khăn trong việc quan hệ xã hội, quan hệ con người. Ví dụ Tam giác Hà nội - Qủang ninh - Hải phòng, Thành phố Hồ Chí Minh,
III.3. Các đặc điểm về tâm lý, nhận thức của người phạm tội Trình độ học vấn
Trình độ học vấn giữ vai trò quan trọng trong nhận thức con người, có liên quan chặt chẽ, có ảnh hửơng xác định đến việc hình thành những nhu cầu, lợi ích sở thích, định hướng giá trị, quan điểm sống của cá nhân, tác động đến việc sử dụng thời gian, đến cách xử sự của con người nói chung và các hành vi phạm tội nói riêng
Những người có học vấn thấp thường chiếm tỷ trọng cao hơn trong cơ cấu tình hình tội phạm; ở những lọai tội phạm khác nhau thì trình độ học vấn của người phạm tội cũng có sự khác nhau. Các tội xâm phạm tính mạng sức khỏe, danh dự, nhân phẩm con người, tội phạm xâm phạm sở hữu, tội phạm xâm phạm trật tự công cộng, các tội phạm có sử dụng bạo lực mang tính côn đồ hung hãn thường do nhóm người có trình độ học vấn thấp thực hiện. Riêng nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội phạm về kinh tế, chức vụ, xâm phạm họat động tư pháp lại thường do nhóm người có trình độ học vấn cao thực hiện. Đối với nhóm người có trình độ học vấn cao khi thực hiện tội phạm thường có thủ đọan phương thức tinh vi xảo quyệt hơn những người có trình độ học vấn thấp
Nhu cầu
Nhu cầu là những đòi hỏi mà cá nhân thấy cần phải được thỏa mãn trong những điều kiện nhất định để có thể tồn tại và phát triển. Nhu cầu gây cho con người đang ở trong
tình trạng thiếu thốn và cá nhân tìm mọi cách để đáp ứng thỏa mãn nó. Nhu cầu của người phạm tội có các đặc điểm
• Người phạm tội thường có sự hạn hẹp trong hệ thống nhu cầu
• Người phạm tội thường có sự mất cân đối trong hệ thống nhu cầu, thường quá tập trung quá mức vào những nhu cầu thực dụng, cực đoan.
• Người phạm tội thường tồn tại những nhu cầu biến dạng, đi ngược lại những chuẩn mực đạo đức và pháp luật ( nhu cầu lệch chuẩn : thể hiện sự mâu thuẫn với sự phát triển bình thường của đời sống xã hội )
• Biện pháp thõa mãn nhu cầu của người phạm tội thường là vô đạo đức, phi pháp luật, không lựa chọn những phương pháp thỏa mãn nhu cầu hợp lý. Ví dụ : chiếm đọat tài sản của người khác để thõa mãn nhu cầu vật chất của cá nhân.
Định hướng giá trị - giữ vai trò quyết định trong việc hình thành động cơ phạm tội
Định hướng giá trị là tập hợp những giá trị tích lũy ở cá nhân trong quá trình sống dưới sự ảnh hưởng của môi trường xung quanh, kinh nghiệm sống và sự giáo dục. Định hướng giá trị được hình thành và củng cố bởi năng lực nhận thức, bởi kinh nghiệm cá nhân qua sự trải nghiệm lâu dài. Định hướng giá trị của người phạm tội có 1 số biểu hiện cụ thể
• Người phạm tội thường có sự đánh giá không đúng, có sự nhầm lẫn giữa các giá trị trong xã hội ( xung đột giữa quan niệm của người phạm tội và chuẩn mực chung của xã hội )
• Có sự mất cân đối trong hệ thống giá trị, người phạm tội thường tập trung vào các giá trị thứ yếu, giá trị thực dụng, mang tính cực đoan
• Người phạm tội thường xác định thứ bậc các giá trị theo mục đích ích kỷ, riêng biệt ( nhóm giá trị xã hội, nhóm giá trị tập thể, nhóm giá trị cá nhân ). Người phạm tội sẵn sàng đặt nhóm giá trị cá nhân lên trên các giá trị xã hội, tập thể.
Hứng thú
Có vai trò quan trọng trong hành vi của con người nói chung, hành vi phạm tội nói riêng. Cùng c71i nhu cầu nó được coi là 1 trong hệ thống động lực của nhân cách
Ý thức đạo đức, ý thức pháp luật
Sự hiểu biết giá trị đạo đức và pháp luật của người phạm tội còn hạn chế
Quan niệm của người phạm tội về giá trị đạo đức và pháp luật có sự xung đột với các chuẩn mực chung của đời sống xã hội
Các đặc điểm nhận thức tâm lý của người phạm tội đóng vai trò trực tiếp, quyết định trong việc hình thành động cơ phạm tội
III.4. Các đặc điểm nhân thân có tính pháp lý hình sự
Ví dụ Người lần đầu phạm tội, tái phạm, tái phạm nguy hiểm, lưu manh chuyên nghiệp, phạm tội côn đồ, người tổ chức, cầm đầu, đồng phạm, người chưa thành niên phạm tội … được qui định trong thể hiện tính chất nguy hiểm của hành vi phạmluật hình sự tội đối với xã hội
IV Phân lọai người phạm tội
Tham khảo tập bài giảng ( p113 ), có thể phân lọai dựa trên • Căn cứ vào đặc điểm sinh học xã hội
• Căn cứ vào khuynh hướng chống đối xã hội của người phạm tội • Căn cứ vào dấu hiệu pháp lý hình sự