Phân loại tình huống.

Một phần của tài liệu Bài giảng môn tội phạm học (Trang 36 - 38)

IV. Các nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạ mở Việt Nam a/ Những nguyên nhân và điều kiện kinh tế xã hội.

b/ Phân loại tình huống.

Nếu căn cứ vào thời gian tình huống tồn tại thì có thể chia:

• Tình huống tồn tại nhất thời (cãi cọ, tài sản không có người quản lý tạm thời). Tình huống xảy ra trong thời gian tương đối dài (giải phạm nhân trong tình trạng say rượu, đi qua một đoạn đường vắng). tình huống kéo dài (như có sự xung đột trong lối sống gia đình, sự trù dập cưỡng bức của người có chức có quyền trong tập thể).

Căn cứ vào mức độ tác động của tình huống có thể chia: • Tình huống khiêu khích phạm tội (khiêu khích người khác)

• Tình huống hỗ trợ cho người phạm tội (bỏ tài sản không canh gác..) Nếu căn cứ vào nguồn gốc xuất phát thì chia tình huống:

• Tình huống do chính người phạm tội tạo dựng để phạm tội (ví dụ như dụ dỗ trẻ em ra đường vắng để cướp tài sản, cho người uống rượu say để hiếp dâm…)

• Tình huống do chính người phạm tội tạo dựng nhưng không có ý định phạm tội trước (để mình rơi vào tình huống trạng say rượu để phạm tội)

• Tình huống xuất hiện do hành động vô đạo đức và vi phạm pháp luật của người khác (xúc phạm làm nhục người khác, sự phản bội của vợ chồng)

• Tình huống do các lực lượng tự phát trong tự nhiên tạo ra như kho tàng hư hỏng do mưa lũ nhiều…

Ý nghĩa của việc phân loại tình huống: Về mặt nhận thức việc phân loại tình huống giúp chúng ta đánh giá được vai trò của từng nhóm tình huống làm phát sinh tội phạm. Về mặt thực tiễn việc phân loại này là cơ sở cân nhắc xây dựng kế hoạch và biện pháp phòng ngừa các tội phạm cụ thể.

4. Khía cạnh nạn nhân trong các nguyên nhân và điều kiện phạm tội cụ thể.

Vai trò của nạn nhân có thể gắn với các nội dung sau:

 Gắn với trạng thái tình huống, thể lực trạng thái hạn chế sự kiểm tra hoàn cảnh xung quanh.

 Gắn với thái độ thiếu thận trọng vô ý, tự tin đối với sự an ninh của cá nhân mình, danh dự nhân phẩm của mình, tài sản của mình

 Gắn với việc không muốn thông báo cho các cơ quan bảo vệ pháp luật về hành vi phạm tội đã xâm phạm đến mình.

 Gắn với thái độ thiếu thận trọng, tự tin về các nguyên tắc bảo vệ trật tự công cộng.

 Gắn với hành vi khiêu khích kích động đối với người pham tội.

 Gắn với việc tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp. Không phải nạn nhân lúc nào cũng gắn liền với lỗi của họ. Cũng có những trường hợp nạn nhân gắn liền với lỗi của họ

 Một số dạng tình huống có liên quan đến nạn nhân:

 Người bị hại có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tình huống có thể xảy ra trong một lần hoặc trong một khoảng thời gian tương đối dài.

 Tình huống liên quan đến nạn nhân cũng có thể lặp lại nhiều lần của các tình huống cùng loại.

 Cũng có thể có hành vi xung đột mà cả hai bên đều có khả năng trở thành người bị hại từ các hành vi côn đồ của các thành phần có dùng vũ lực.

 Cũng có thể có hành vi xung đột mà cả hai bên đều có khả năng trở thành người bị hại từ các hành vi côn đồ của các thành phần có dùng vũ lực, hoặc đối với một số loại thành phần đặc trưng bởi một số hành vi đặc thù của người bị hại tạo điều kiện hỗ trợ cho việc phát triển tình huống phạm tội .

CHƯƠNG 5

NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI.

Một phần của tài liệu Bài giảng môn tội phạm học (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w