Nhóm các đặc điểm pháp lý hình sự.

Một phần của tài liệu Bài giảng môn tội phạm học (Trang 45 - 50)

II. Mối quan hệ giữa đặc điểm sinh học và xã hội trong nhân thân người phạm tội.

4. Nhóm các đặc điểm pháp lý hình sự.

Đặc điểm pháp lý hình sự bao gồm những dấu hiệu thể hiện tính chất nguy hiểm của tội phạm và của nhân thân người phạm tội, nhóm này bao gồm các dấu hiệu sau.

• Tính chất của hành vi phạm tội • Động cơ mục đích phạm tội

• Phạm tội một mình hay có tổ chức

• Phạm tội chuyên nghiệp, tái phạm, tái phạm nguy hiểm • Tiền sự phạm tội lần đầu, phạm tội nhiều lần

• Các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ khác.

IV. Phân loại người phạm tội.

1. Phân loại người phạm tội dựa vào đặc điểm nhân chủng học xã hội.

Dựa vào đặc điểm nhân chủng học xã hội nếu theo giới tính thì người phạm tội chia thành bốn nhóm: Người chưa thành niên, người thành niên, trung niên và người già. Nếu theo tinh thần xã hội thì người phạm tội chia thành 4 nhóm công nhân, nông dân, học sinh, tri thức và người về hưu mất sức

Ý nghĩa: Việc phân người phạm tội dựa vào các đặc điểm nhân chủng học xã hội sẽ góp phần vào việc xác định phương hướng chung cho công tác phòng ngừa tội phạm.

2. Phân loại người phạm tội dựa vào đặc điểm pháp lý hình sự.

Dựa vào đặc điểm pháp lý hình sự người phạm tội được phân thành các loại tội phạm sau:

• Người phạm tội vì mục đích chống chính quyền nhân dân

• Những người phạm tội vì động cơ bạo lực đó là những người phạm tội xâm phạm tính mạng sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người.

• Những người phạm tội vì động cơ vụ lợi, nhóm những người này thường rơi vào những người xâm phạm sở hữu, tội phạm chức vụ, tội phạm kinh tế.

• Những người phạm tội lần đầu thuộc loại tội phạm ít nguy hiểm • Những người phạm tội lần đầu thuộc loại tội phạm nghiêm trọng • Những người phạm tội nhiều lần

CHƯƠNG 6

PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM.

I. Khái niệm chung.

1. Định nghĩa về phòng ngừa tình hình tội phạm.

Phòng ngừa tình hình tội phạm là hệ thống các biện pháp Nhà nước và xã hội nhằm khắc phục nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm làm giảm bớt hoặc tiến tới loại trừ tình hình tội phạm ra khỏi đời sống xã hội ở tương lai.

2. Các điều kiện của phòng ngừa tình hình tội phạm .

- Phòng ngừa tội phạm xét cho cùng là giải pháp làm sáng tỏ các nguyên nhân và điều kiện dẫn đến việc phạm tội phạm do đó các biện pháp phòng ngừa đòi hỏi phải được tổ chức theo khu vực dịa lý, theo cấp, địa phương và toàn quốc dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng Nhà nước và các tổ chức xã hội.

- Hoạt động phòng ngừa phải thu hút sự tham gia đông đảocủa các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội và đông đảo quần chúng nhân dân lao động

- Hoạt động phòng ngừa phải trên cơ sở các đặc điểm kinh tế xã hội tâm lý và các đặc điểm truyền thống của từng địa phương.

- Phòng ngừa tội phạm phạm cần mang tính kế hoạch, thường xuyên. Mặt khác cũng cần đặt vấn đề trách nhiệm hành chính cũng như trách nhiệm hình sự đối với cá nhân trực tiếp điều hành các hoạt động phòng ngừa tội phạm phạm từ cơ sở đến trung ương.

3. Hình thức phòng ngừa.

Truy cứu trách nhiệm là hình thức phòng ngừa chủ động và có hiệu quả.

Phòng ngừa tội phạm phạm còn thẻ hiện ở việc cải thiện các điều kiện kinh tế xã hội xóa bỏ các nguyên nhân và điều kiện phạm tội. hoàn thành các điều kiện tích cực cho việc hoàn thiện nhân cách con người mới.

4. Ý nghĩa của việc phòng ngừa tình hình tội phạm.

+ Góp phần làm ổn định kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.

+ Góp phần vào việc tạo công bằng xã hội, giữ nghiêm kỷ cương pháp luật, hạn chế hậu quả xấu cho xã hội.

+ Thể hiện tính nhân đạo của Nhà nước; cải thiện đời sống xã hội đưa ra các biện pháp phòng ngừa thích hợp.

Các nguyên tắc tổ chức hệ thống phòng ngừa tình hình tội phạm.

1. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.

- Hoạt động phòng ngừa và các biện pháp phòng ngừa phải hợp Hiến và hợp pháp.

- Phải đặt toàn bộ công tác ohongf ngừa trên một nền tảng pháp lý xây dựng bộ luật tố tụng hình sự đẩm bảo quyền con người của người phạm tội đảm bảo cho mọi hoạt động tố tụng phải được chặt chẽ không chồng chéo nhau.

Điều kiện để thực hiện nguyên tắc này.

 Đối với các luật khác như luật tổ chức Quốc hội, UBND, HĐND, công đoàn, … đều phải đề cập đến vấn đề phòn ngừa tình hình tội phạm ở những mức độ khác nhau.

 Nghiên cứu xây dựng một luật phòng ngừa trong đó quy định nội dung phòng ngừa, các loại phòng ngừa và chủ thể phòng ngừa.

 Trong hoạt động phòng ngừa có các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ tuy nhiên các hoạt động này cần phải có một cơ sở pháp lý nhất định cụ thể.

Nguyên tắc này: Hoạt động phòng ngừa là hoạt động chung của toàn xã hội, của các cơ quan bảo vệ pháp luật, cảu các cơ quan Nhà nước và mọi công dân trong đó cơ quan bảo vệ pháp luật giữ nhiệm vụ chính vì vậy hoạt động phòng ngừa cần phải lội cuốn đông đảo quần chúng lao động tham gia đông đảo vào hoạt động phòng ngừa.

3. Nguyên tắc nhân đạo.

Các biện pháp phòng ngừa không được hạ thấp danh dự con người mà phải nhằm khôi phục con người, cưỡng bức là cần thiết song để con người trở về với cuộc sống lương thiện.

Hệ thống hình phạt cũng thể hiện tính nhân đạo, hệ thống hình phạt hiện nay không gây đau đớn về mặt thể xác cho con người ngoại trừ hình phạt tử hình. Hình phạt tử hình không áp dụng đối với người chưa thành niên hoặc phụ nữ mang thai.

Khi tiến hành các biện pháp phòng ngừa pahir tính đến quyền và lợi ích hợp pháp của các đối tượng phòng ngừa.

+ Đối tượng phòng ngừa có thể theo lứa tuổi, khu vực, nghề nghiệp, trình độ học vấn, đặc điểm địa lý…

+ Hoạt động phòng ngừa khi tiến hành phải kết hợp hoạt động nghiệp vụ nhằm bảo vệ các quyền lợi chính đáng của con người.

Biện pháp nghiệp vụ có hạn chế: chưa được quy định trong các văn bản pháp luật có trường hơp áp dụng tùy tiện.

4. Nguyên tắc phân hóa và cụ thể hóa.

Hoạt động phòng ngừa cần mang tính cụ thể của hoạt động phòng ngừa, về hành vi phạm tội phạm, về địa điểm phòng nguwafcungx như đối tượng phòng ngừa. tính cụ thể sẽ đảm bảo tính hiệu quả cảu công tác phòng ngừa và khắc phục được nguyên nhân, điều kiện củah hình tội phạm.

Đưa ra biện pháp phòng ngừa phải có tinmhs khả thi, phải dựa trên điều kiện thực tế của nơi đó.

Khi xây dựng biện pháp phòng ngừa phải tính đặc điểm, đối tượng những nơi cần phòng ngừa. ở địa phương này thì có đặc điểm khác địa phương khác, đặc điểm của người này khác đặc điểm của người khác.

Phân Loại biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm.

Một phần của tài liệu Bài giảng môn tội phạm học (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w