II. Mối quan hệ giữa đặc điểm sinh học và xã hội trong nhân thân người phạm tội.
4. Việc phân loại biện pháp phòng ngừa dựa trên cơ sở tính chất củacác biện pháp phòng ngừa.
CHƯƠNG II I: NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN
I.1.Định nghĩa
Là những hiện tượng, quá trình xã hội có khả năng làm phát sinh tình hình tội phạm trong thực tế.
Là những hiện tượng có trước tội phạm về thời gian.
Trong mối quan hệ giữa nguyên nhân điều kiện với tình hình tội phạm thì : nguyên nhân là nhân tố trực tiếp làm phát sinh tình hình tội phạm, luôn thể hiện những mâu thuẫn về nhiều mặt trong đời sống xã hội, và những mâu thuẫn này luôn tồn tại 1 cách ổn định bền vững về mặt thời gian.
Điều kiện của tình hình tội phạm là những nhân tố không có khả năng trực tiếp làm phát sinh tình hình tội phạm, không chứa đựng những mâu thuẫn và xung đột trong xã hội nhưng lại tạo ra những khả năng và hòan cảnh thuận lợi để nguyên nhân nhanh chóng làm phát sinh tình hình tội phạm.
Điều kiện thường biểu hiện sự sơ hở và thiếu sót trong các họat động quản lý nhà nước, quản lý xã hội.
Điều kiện là những nhân tố tồn tại kém vền vững, không ổn định, dễ bị phá vỡ và thay đổi.
Bản thân tình hình tội phạm trong xã hội cũng có thể trở thành nguyên nhân và điều kiện của chính nó làm phát sinh tình hình tội phạm.
Nguyên nhân và điều kiện luôn có sự thay đổi liên tục về mặt lịch sử, 1 nhóm nguyên nhân và điều kiện có khả năng làm phát sinh nhiều nhóm tội, lọai tố khác và bản thân tình hình tội phạm cũng được coi là hậu quả đến từ các nhóm nguyên nhân và điều kiện
Nguyên nhân và điều kiện tội phạm là tổng hợp những hiện tượng quá trình xã hội, xác định tình hình tội phạm là hậu quả của chúng, đó là tòan bộ những hiện tượng và quá trình xã hội có khả năng làm phát sinh tồn tại tình hình tội phạm
II. Đặc điểm của nguyên nhân và điều kiện
• Luôn là những hiện tượng có nguồn gốc và bản chất xã hội
• Luôn thể hiện những mâu thuẫn và xung đột trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội. Ví dụ : kinh tế chính trị, tư tưởng tâm lý
• Luôn thể hiện tính tiêu cực : ở sự cản trở, đối lập với xu thế phát triển chung của đời sống xã hội như sự chống đối về chính trị, những chính sách phát triển kinh tế xã hội không phù hợp, trình độ dân trí thấp kém, sự vi phạm pháp luật, đạo đức
• Tính phổ biến và ổn định tương đối về mặt thời gian
Việc nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện là cơ sở để xây dựng các biện pháp phòng ngừa tội phạm 1 cách khoa học vàhiệu quả
Là cơ sở cho việc họach định các chính sách phát triển kinh tế xã hội 1 cách phù hợp giảm thiểu các mâu thuẫn xã hội là nguyên nhân làm phát sinh tình hình tội phạm
IV. Phân lọai nguyên nhân và điều kiện
1. Phạm vi và mức độ tác động
• Nguyên nhân và điều kiện tình hình tội phạm chung : rộng
• Nguyên nhân và điều kiện lọai tội phạm : hẹp, chỉ tác động đến từng nhóm quan hệ xã hội nhất định
• Nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể : hẹp nhất, tác động đến từng cá nhân người phạm tội. Luôn là những tình huống và sự kiện mang tính đơn nhất và chỉ làm phát sinh 1 hành vi phạm tội
2. Căn cứ vào nội dung sự tác động
• Về kinh tế : những mâu thuẫn bất hợp lý trong đời sống xã hội
• Về chính trị tư tưởng : phản ánh những mâu thuẫn về lợi ích chính trị của các tầng lớp giai cấp khác. Thể hiện sự xung đột củacác học thuyết , hệ tư tưởng, chủ nghĩa • Về tâm lý văn hóa : thể hiện sự xung đột và mâu thuẫn của các lọai trào lưu, giá trị văn hóa, phong tục tập quán, thói quen sở thích và thị hiếu của 1 bộ phận dân cư không phù hợp với chuẩn mực xã hội hiện đại
• Về tổ chức và quản lý xã hội : phát sinh chủ yếu từ những sai sót yếu kém mâu thuẫn trong các họat động quản lý
• Về pháp luật và công tác phòng chống tội phạm
3. Căn cứ vào nguồn gốc hình thành
• Chủ quan : Đến từ phía các chủ thể họat động phòng chống tội phạm, từ nội tại của các quốc gia nơi có tình hình tội phạm tồn tại
• Khách quan : Là những nhân tố tác động từ những xu thế quá trình mang tính khu vực và quốc tế
Nguyên nhân và tình hình tội phạm ở Việt nam qua các thời kỳ
Từ 1976 – 1985
Chính trị Chính sách can thiệp và thù địch của lực lượng phản động Kinh tế kế họach Chậm đổi mới làm phát sinh nhiều mâu thuẫn Từ 1986 – nay
Chính sách ngọai giao đa phương, giao lưu về du lịch văn hóa phát triển
Trình độ quản lý của cán bộ, chính sách kinh tế trong điều kiện của sự di dân hội nhập còn nhiều hạn chế