II. Mối quan hệ giữa đặc điểm sinh học và xã hội trong nhân thân người phạm tội.
4. Việc phân loại biện pháp phòng ngừa dựa trên cơ sở tính chất củacác biện pháp phòng ngừa.
CHƯƠNG IV NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TỘI PHẠM CỤ THỂ
I. Khái niệm chung
I.1. Khái niệm tội phạm cụ thể và cơ chế tâm lý xã hội của hành vi phạm tội
Tội phạm cụ thể được hiểu là 1 tội phạm riêng biệt, được qui định trong bộ luật hình sự và 1 tội phạm cụ thể được thực hiện trong thực tế bao giờ cũng biểu hiện ra bên ngòai bằng hành vi và phản ánh 1 quá trình diễn biến tâm lý xảy ra bên trong
Cơ chế tâm lý xã hội của hành vi phạm tội là : mối liên hệ và sự tác động lẫn nhau giữa các đặc điểm cá nhân của người phạm tội và những tình huống hòan cảnh khách quan bên ngòai làm hình thành tính động cơ của hành vi phạm tội, lên kế họach phạm tội và thực hiện tội phạm trong thực tế.
Cơ chế tâm lý xã hội của hành vi phạm tội phạm bao gồm hai yếu tố tác động lẫn nhau đó là tình huống khách quan bên trong và trạng thái tâm lý bên trong
Nó gồm 3 khâu
Quá trình hình thành tính động cơ
Việc kế hoạch hóa hành động phạm tội
Việc thực hiện tội phạm
Khâu 1 : + Quá trình hình thành tính động cơ - hình thành tính động cơ của hành vi phạm tội này bao gồm hệ thống các nhu cầu, ý định, dự định, kế họach và lợi ích trong đời sống cá nhân. Các yếu tố này trong sự tác động lẫn nhau với những tình huống khách quan bên ngòai sẽ làm phát sinh động cơ của hành vi phạm tội. Khâu thứ nhất của cơ chế còn diễn ra trong ý thức chủ quan của người phạm tội chưa có bất kỳ sự
biểu hiện nào ra bên ngòai thế giới khách quan. Vì vậy ở khâu này của cơ chế, người phạm tội chưa phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật, nhà nước và xã hội
• trong khâu này, chủ thể sẽ xác định
Khâu 2 : kế họach hóa mục đích của hành vi cũng như xác định cách thức phương tiện thủ đọan địa điểm thời gian thực hiện tội phạm đồng thời ra các quyết định cụ thể cho bản thân : khâu chuẩn bị phạm tội. Ở khâu này đã có sự bộc lộ ra bên ngòai thế giới khách quan thông qua những hành vi nhất định của người phạm tội. Tuy nhiên sự bộc lộ này vẫn còn hạn chế và chưa được mô tả trong cấu thành tội phạm tương ứng
• Khâu 3 : Thực hiện sau khi đã hình thành động cơ và vạch ra kế họachtội phạm thì người phạm tội sẽ thực hiện hành vi trong thực tế. Khâu này có mức độ biểu hiện ra bên ngòai 1 các đầy đủ và tòan diện nhất. Do vậy ở khâu này của cơ chế, người phạm tội phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật, nhà nước và xã hội
Ba khâu này của cơ chế luôn diễn ra trong 1 trình tự chặt chẽ, khâu trước là tiền đề là cơ sở của khâu sau, hòan tòan không có sự đảo lộn thay đổi về trật tự giữa các khâu. Chú ý Không phải bất cứ tội phạm nào được thực hiện cũng bộc lộ đầy đủ cả 3 khâu của cơ chế mà tùy thuộc vào lọai lỗi. Chỉ có tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý mới bộc lộ đầy đủ cả 3 khâu của cơ chế. Còn tội phạm được thực hiện với lỗi vô ý thì chỉ có khâu thứ 3 : thực hiện tội phạm
I.2.Phân lọai cơ chế tâm lý xã hội của hành vi phạm tội Căn cứ vào mức độ hòan thành của cơ chế thì có 2 nhóm
• Cơ chế tâm lý xã hội của hành vi phạm tội được biểu hiện 1 cách đầy đủ trong thực tế : bao giờ cũng đi cùng với lỗi cố ý. Chỉ có khâu thực hiện tội phạm
• Cơ chế tâm lý xã hội của hành vi phạm tội được biểu hiện không đầy đủ trong thực tế.
tất cả các tội phạm thực hiện với lỗi vô ý
Chỉ có khâu hình thành động cơ và kế họach hóa
gồm có
Chỉ có khâu hình thành động cơ và kế họach hóa do nguyên nhân chủ quan : bản thân người phạm tội quyết định nửa chừng chấm dứt không phải chịu trách nhiệm hình sự, ngọai trừ tội phạm khi đã hình thành cấu thành tội phạm khác. Ví dụ : Không thực hiện cướp thì vẫn phạm tội mua bán, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng.
Chỉ có khâu hình thành động cơ và kế họach hóa do nguyên nhân khách quan : tội phạm không hòan thành vì lý do khách quan.
Ví dụ Nổ súng giết người nhưng không gây hậu quả do đạn lép vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự tương ứng với việc phạm tội chưa đạt (tương đương ¾ mức hình phạt của tội phạm hòan thành)
Căn cứ vào nguồn gốc hình thành của cơ chế thì có 4 nhóm
• Cơ chế tâm lý xã hội của hành vi phạm tội được hình thành do sự biến dạng của hệ thống nhu cầu và lợi ích cá nhân. Ví dụ Tội phạm sử dụng ma túy, hành vi mua dâm v.v. là những đòi hỏi quá đáng, mâu thuẫn với sự phát triển của xã hội đã thúc đẩy cá nhân phạm tội, tìm kiếm phương thức thỏa mãn nhu cầu.
• Cơ chế tâm lý xã hội của hành vi phạm tội được hình thành từ những mâu thuẫn giữa nhu cầu và lợi ích với khả năng của bản thân cá nhân. Tuy là động lực để xã hội phát triển nhưng nếu chủ thể không thể kiểm sóat được thì có thể trở thành tội phạm.
• Cơ chế tâm lý xã hội của hành vi phạm tội có liên quan đến sự biến dạng của 1 số quan điểm quan niệm về đạo đức, về pháp luật cũng như định hướng giá trị của cá nhân. Ví dụ Đánh giá, nhận thức sai lầm của cá nhân về khái niệm tự do so với chuẩn mực của đời sống xã hội: Nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự xã hội.
• Cơ chế tâm lý xã hội của hành vi phạm tội được hình thành từ những khiếm khuyết và sai sót trong việc đề ra và thực hiện 1 số quyết định của bản thân cá nhân
Xây dựng các biện pháp kiểm tra giám sát các hành vi của con người trong thực tế nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tội phạm.
I.3. Khái niệm nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể
Nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể chính là các nhóm yếu tố tham gia tác động lẫn nhau trong cơ chế tâm lý xã hội của hành vi phạm tội.
Khái niệm
Nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể là những đặc điểm cá nhân của người phạm tội và những tình huống hòan cảnh khách quan bên ngòai trong sự tác động lẫn nhau của chúng dẫn đến việc là những yếu tố đến từ phía người thực hiện tội phạm cụ thể phạm tội, đóng vai trò quyết định. Các yếu tố khách quan chỉ tạo ra hòan cảnh, điều kiện thuận lợi.
Đặc điểm
• Nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể luôn được thể hiện dưới dạng những đặc điểm cá nhân cụ thể : sinh học, nhận thức, xã hội ( giới tính, trình độ … )
• Nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể luôn được thể hiện dưới dạng những tình huống và hòan cảnh khách quan mang tính cá biệt khác với tình hình tội phạm :
không lập đi lậ p lại đơn nhất , tồn tại rất ngắn. Ví dụ chỉ vừa quên khóa xe thì đã mất, chỉ vừa lơ đãng nghe điện thọai thì bị giật
• Nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể luôn luôn thể hiện ở 1 thể thống nhất của các nhân tố khách quan và chủ quan tương tác với nhau.
I.4.Các nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể
I.4.1. Các tình huống hòan cảnh phạm tội cụ thể ( các yếu tố khách quan )
Tình huống phạm tội là những hòan cảnh được xác định 1 cách cụ thể về không gian và thời gian, tình huống cũng có thể được tạo ra bởi đặc điểm của đối tượng phạm tội và của nạn nhân. Tình huống xét về mặt chủ quan chính là mối tương quan là sự so sánh và đánh giá của người phạm tội với đối tượng phạm tội và với nạn nhân. Tình huống chỉ xuất hiện trong thực tế khi trong sự đánh giá đó thì sự mạo hiểm của việc thực hiện tội phạm được giảm xuống ở mức thấp nhất. Ví dụ Chọn địa điểm vắng vẻ, thời gian nửa đêm để thực hiện tội phạm. Chọn tài sản quí giá, nhỏ gọn dễ tiêu thụ cất giấu. Nạn nhân có thói quen đeo nhiều nữ trang, là phụ nữ, người già
I.4.2. Phân lọai tình huống phạm tội
Căn cứ vào thời gian tồn tại của tình huống thì có 3 nhóm
• Tình huống tồn tại nhất thời, 1 lần : Ví dụ Lơ đãng gọi điện thọai di động
• Tình huống tồn tại trong thời gian tương đối dài Ví dụ nạn nhân đang đi trên đọan đường vắng vẻ
• Tình huống tồn tại kéo dài và mang tính lập lại : có mức độ ổn định, thể hiện các mâu thuẫn xung đột của các cá nhân Ví dụ Việc tham gia vào tình huống, vào quan hệ xã hội hành hạ trong đời sống gia đình : có tác động rất lớn
Căn cứ vào mức độ tác động của tình huống thì có 2 nhóm
• Tình huống hỗ trợ phạm tội : không có sự xung đột bên ngòai của các cá nhân tham gia vào tình huống. Ví dụ việc chen lấn xô đẩy nơi đông người tạo điều kiện cho việc trộm cắp
• Tình huống khiêu khích phạm tội : được tạo ra bởi những mâu thuẫn xung đột của các bên tham gia vào tình huống : hành vi, lời nói không chính đáng. Ví dụ Sự kích động, lăng mạ của các bên
Căn cứ vào nguồn gốc hình thành của tình huống thì có 3 nhóm • Tình huống do người phạm tội tạo ra. Bao gồm 2 nhóm
Tình huống do người phạm tội tạo ra và ngay sau đó thực hiện hành vi phạm tội.
Ví dụ gây ra va chạm trong giao thông để thực hiện trộm cắp, sử dụng giấy tờ giả để lừa đảo, dụ dỗ nạn nhân đến nơi thanh vắng để trấn lột
Ví dụ phạm tội khi sử dụng chất kích thích do đã đưa bản thân vào trạng thái hạn chế khả năng kiểm tra, giám sát và gây ra tội phạm mặc dù không có ý định trước.
Ví dụ: khi tham gia đánh bạc và bị cháy túi thì nảy ra ý định cướp của để bù đắp thâm hụt.
Hỗ trợ việc định tội lượng hình, đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng chống tội phạm.
• Tình huống do nạn nhân tạo ra (còn gọi là khía cạnh nạn nhân của tội phạm cụ thể ) là tổng hợp các yếu tố thuộc về nạn nhân có vai trò trong cơ chế tâm lý xã hội của hành vi phạm tội góp phần làm phát sinh 1 tội phạm cụ thể gây thiệt hại cho chính nạn nhân. Khía cạnh nạn nhân chỉ đóng vai trò trong vài nhóm tội phạm: tội phạm xâm hại sở hữu, tính mạng sức khỏe. Các nhóm tội khác như xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự công công, hối lộ thì không có nạn nhân cụ thể.
Khía cạnh của nạn nhân có thể được tạo ra bởi Đặc điểm nhân thân ( sinh học, xã hội, tâm lý ).
Ví dụ Đặc điểm sinh học của ngừơi già, trẻ em, phụ nữ là khả năng phòng vệ hạn chế nên thường là nạn nhân. Đặc điểm xã hội của nghề phóng viên chiến trường, công an dễ bị thương tích.
Hành vi của nạn nhân
Hành vi tích cực của nạn nhân hành vi chính đáng, hợp pháp nhưng gây thiệt hại cho chính bản thân nạn nhân. Ví dụ Cảnh sát hình sự, kiểm lâm, thực hiện công vụ truy đuổi tội phạm, người làm chứng có thể bị tội phạm cố ý gây thương tích, giết người Hành vi tiêu cực hành vi bất hợp pháp không chính đáng vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật tác động trực tiếp đến kẻ phạm tội hay gián tiếp đến người thân của kẻ phạm tội. Ví dụ việc tấn công trước, việc thiếu chung thủy, việc xúc phạm danh dự,
Hành vi thể hiện sự tự tin, chủ quan, dễ dãi với vi vô ý cẩu thả sự an tòan, tính mạng, nhân phẩm, tài sản của nạn nhân. Ví dụ Trời nóng lên sân thượng hóng gió ngủ mà lại quên khóa cửa
Mối quan hệ giữa nạn nhân và kẻ phạm tội
Để đạt sự mạo hiểm thấp nhất và hiệu qủa phạm tội tối đa, kẻ phạm tội cần cân nhắc tính tóan, thu thập các thông tin về nạn nhân.
Quan hệ quen biết giữa nạn nhân và kẻ phạm tội
Quan huyết thống, gia đình, công tác, tín ngưỡng … : hệ phụ thuộc thường thể hiện mâu thuẫn giữa nạn nhân và kẻ phạm tội
Đưa ra các biện pháp phòng ngừa tội phạm cụ thể từ khía cạnh nạn nhân, tạo điều kiện phát hiện tỷ lệ tội phạm ẩn trong xã hội. Ví dụ tội phạm hiếp dâm, lọan luân, cưỡng dâm thường bị che dấu
• Tình huống do những lực lượng tự nhiên, tự phát, những hòan cảnh ngẫu nhiên tạo ra. Ví dụ : cây đổ, dây điện bị đứt, tăng giá hàng hóa khi giao thông khó khăn đình trệ do mưa bão
Tình huống đóng vai trò quan trọng trong việc phát sinh hành vi tội phạm, có thể tác động đến mọi khâu trong cơ chế tâm lý xã hội, đóng vai trò hỗ trợ thúc đẩy cho hành vi phạm tội xảy ra
Các nguyên nhân và điều kiện từ phía người phạm tội ( nhân tố chủ quan )
Là nhóm nguyên nhân điều kiện giữ vai trò quyết định trong việc làm phát sinh 1 tội phạm cụ thể, nếu không có thì không có hành vi phạm tội.
• Các đặc điểm sinh học và xã hội của không quyết định mà chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc người phạm tội thực hiện 1 tội phạm cụ thể, ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương thức thủ đọan, việc lựa chọn công cụ phương tiện phạm tội trong thực tế . Ví dụ tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, nơi cư trú, địa vị trong xã hội …
• Các đặc điểm tâm lý phản ánh nhận thức xã hội tiêu cực của người phạm tội : gồm những thuộc tính tâm lý cá nhân như nhu cầu, định hướng xã hội, hứng thú sở thích thị hiếu, ý thức pháp luật, chính là nguyên nhân gây ra tội phạm, … giữ vai trò quyết định trong tất cả các khâu của cơ chế tâm lý xã hội, nhất là việc hình thành động cơ phạm tội, kiểm tra giám sát hành vi của kẻ phạm tội