II. Mối quan hệ giữa đặc điểm sinh học và xã hội trong nhân thân người phạm tội.
2. Nhóm các đặc điểm về tâm lý học xã hội.
Đặc điểm về tâm lý học xã hội bao gồm như nhu cầu, định hướng giá trị, quan điểm sống, sở thích, thiên hướng, thái độ đối với các giá trị chung của xã hội, tính tích cực về mặt xã hội thái độ đối với bổn phạn và những nghĩa vụ của mình.
a. Định hướng giá trị.
Khái niệm: là tập hợp các giá trị tích lũy của cá nhân thân trong quá trình sống với sự ảnh hưởng của môi trường xung quanh cảu kinh nghiệm sóng và sự giáo dục. Định hướng giá trị cho phép cá nhân thân trong những tình huống cụ thể chọn những hình thức xử sự có thề thỏa mãn tối đa nhu cầu và định hướng giá trị của người đó.
Ở người phạm tội tội phạm thường có sự biến dạng về định hướng giá trị chung như không nhìn nhận được những nguyên tắc quy dịnh cho hành vi của con người trong xã hội hoặc sắp xếp thứ tự các giá trị theo mục đichs riêng tư ích kỷ.
Nghiên cứu vấn đề này cho thấy trước đây con người chỉ thiên về những giá trị tinh thần không coi trọng những giá trị vật chất như việc động viên khen thưởng khích lệ chỉ thiên về tinh thần. Trong tình hình hiện nay định hướng giá trị về mặt vật chất đã ngày được coi trọng hơn. Chính vì vậy trong các tội phạm được thưc hiện yếu tố vật chất ngày càng được thực hiện nhiều như tội phạm kinh tế, giết người, cướp của xuất phát từ lợi ích kinh tế.
Là những đòi hỏi mà cá nhân thấy cần phải thỏa mãn trong những điều kiện nhất định để tồn tại và phát triển. Nhu cầu gây cho con người cảm giác đang ở trong tình trạng thiếu thốn và cơ thể cố gắng đáp ứng thỏa mãn.
Khi nghiên cứu nhu cầu của người phạm tội, tội phạm học chia ra làm 4 loại đó là nhu cầu bình thường, nhu cầu biến dạng. nhu cầu đồi bại và nhu cầu ảo.
+ Đối với nhu cầu bình thường là nhu cầu được xã hội thừa nhận và ghi nhận loại nhu cầu này cần thiết cho con người bình thường như là ăn, ở, mặc cần cho sự tồn tại của con người.
+ Nhu cầu biến dạng đó là những nhu cầu bị xã hội lên án ở các mức độ khác nhau trong nhu cầu này đã bắt đầu có độ sai chuẩn thường bị pháp luật nghiêm cấm ví dụ: nhu cầu độc quyền, nhu cầu chơi trội hơn mọi người, nhu cầu trả thù…
+ Nhu cầu đồi bại: Đó là những nhu cầu thể hiện sự bê tha, đồi bại trong các quan hệ xã hội nhất định.
+ Nhu cầu ảo: Là loại nhu cầu làm cho con người dễ đi đến đố kỵ, vị kỉ cố gắng đạt đến bằng những biện pháp man rợ nhưng thực chất không thể đạt được.
Trong 4 loại nhu cầu trên thì nhu cầu đồi bại và nhu cầu ảo là 2 loại nhu cầu lí giải tại sao con người bước vào con đường phạm tội.
c. Tính tích cực về mặt xã hội.
Người phạm tội thường có không có tính tích cực về mặt xã hội có nghĩa là bản thân họ không thực hiện tốt bổn phận của một thành viên trong xã hội.
Tính tích cực về mặt xã hội ở phía người dân mà không cao thì cũng tạo điều kiện thuận lợi cho kẻ phạm tội thực hiện hành vi phạm tội. Hiện nay tính tích cực xã hội của người dân không cao, một phần là do các cơ quan bảo vệ pháp luật không tích cực bảo vệ người dân, cơ chế bảo vệ người tố giác chưa có, hiện tượng trả thù người tố giác người tố giác còn cao, nhưng pháp luật lại xử lý không nghiêm minh.