3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1.4. Kết quả tỷ lệ gà mắc bệnh thương hàn theo phương thức chăn nuôi
Tỷ lệ mắc thương hàn phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có phương thức chăn nuôi. Mỗi một phương thức chăn nuôi lại có những lợi ích khác nhau nhưng cũng ảnh hưởng nhất định tới tỷ lệ mắc bệnh thương hàn ở gà. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.4 và hình 3.4.
Bảng 3.4. Tỷ lệ gà mắc bệnh thương hàn theo kiểu chuồng STT Phchương thức
ăn nuôi Số gà ki(con) ểm tra Số gà m(con) ắc bệnh T(%) ỷ lệ
1 Chuồng kín 18.338 536 2,92 2 Chuồng hở 18.623 1.248 6,70 Tính chung 36.961 1.784 4,83 χ2 = 287,164; P = 0,000 2,92 6,70 0 1 2 3 4 5 6 7 Chuồng kín Chuồng hở Tỷ lệ (%)
Hình 3.4: Biểu đồ tỷ lệ gà mắc bệnh thương hàn theo kiểu chuồng
Qua bảng 3.4 và hình 3.4 cho thấy:
Phương thức chăn nuôi thả vườn cho đàn gà có chất lượng thịt ngon, giá thành cao hơn tuy nhiên lại dễ mắc bệnh hơn so với phương thức chăn nuôi chuồng kín. Qua theo dõi tỷ lệ mắc bệnh thương hàn ở phương thức nuôi chuồng hở là 6,70% cao hơn so với phương thức nuôi chuồng kín là 2,92%. Sự sai khác về tỷ lệ mắc bệnh ở gà theo phương thức nuôi có ý nghĩa thống kê (P < 0,01).
Nguyên nhân do gà thả vườn thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài, nhiệt độ và ẩm độ thay đổi làm tăng nguy cơ tiếp xúc với mầm bệnh. Còn trong chăn nuôi chuồng kín thức ăn và nước uống được cung cấp đầy đủ nên gà ít chịu tác động ngoại cảnh của môi trường nên tiếp xúc với mầm bệnh ít hơn.
3.1.5.Triệu chứng và bệnh tích ở gà mắc bệnh thương hàn
3.1.5.1. Các triệu chứng lâm sàng của gà mắc bệnh thương hàn
Bệnh thương hàn do vi khuẩn Salmonella gây ra ở gà thường xuất hiện rất nhiều các triệu trứng lâm sàng. Các triệu chứng lâm sàng biểu hiện khá rõ ràng khi tiến hành quan sát và mổ khám. Thời gian nung bệnh phụ thuộc vào độ tuổi và sức đề kháng của con vật khi bị nhiễm bệnh, thường kéo dài 2 – 14 ngày.
Bảng 3.5. Tỷ lệ và các triệu chứng lâm sàng của gà mắc bệnh thương hàn Số gà có triệu chứng (con) Các triệu chứng lâm sàng chủ yếu Số gà (con) Tỷ lệ (%) 1.784
Gà ốm yếu, giảm ăn, sụt cân 1.784 100
Gà con bị tiêu chảy phân trắng xuất hiện chất nhày
phân dính vào hậu môn, đóng cục 843 47,25 Gà tiêu chảy phân loãng màu xanh, khát nước, mào
nhợt nhạt. 1.195 66,98
Gà mái xoang bụng tích nước do viêm buồng trứng
và viêm phúc mạc 160 8,97 Gà ủ rũ, phân có màu vàng 1.291 72,37 bụng gà trễ xuống đứng dáng đứng “chim cánh cụt” 23 1,29 100 47,25 66,98 8,97 72,37 1,29 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Gà ốm yếu, giảm ăn, sụt cân
Gà con bị tiêu chảy phân trắng xuất hiện chất nhày phân dính vào hậu môn, đóng cục
Gà tiêu chảy phân loãng màu xanh, khát nước, mào nhợt nhạt.
Gà mái xoang bụng tích nước do viêm buồng trứng và viêm phúc mạc Gà ủ rũ, phân có màu vàng bụng gà trễ xuống đứng dáng đứng “chim cánh cụt” Hình 3.5. Biểu đồ tỷ lệ và các triệu chứng lâm sàng của gà mắc bệnh thương hàn
Qua bảng 3.5 và hình biểu đồ 3.5 cho thấy trong tổng số 1784 gà mắc bệnh thương hàn. Triệu chứng đặc trưng là gà ốm yếu, giảm ăn, sụt cân chiếm tỷ lệ 100%; gà tiêu chảy phân loãng màu xanh, khát nước, mào nhợt nhạt chiếm tỷ lệ 66,98%; gà ủ rũ, phân có màu vàng chiếm 72,37%. Triệu chứng tiêu chảy phân trắng xuất hiện chất nhày phân dính vào hậu môn, đóng cục chủ yếu xảy ra với giai đoạn gà con ít xảy ra trên gà đẻ chiếm tỷ lệ 47,25%. Trong đó một số triệu chứng chủ yếu xảy ra trên gà đẻ như: gà mái xoang bụng tích nước do viêm buồng trứng và viêm phúc mạc chiếm 8,97%; bụng gà trễ xuống đứng dáng đứng “chim cánh cụt„ chiếm 1,29%.
3.1.5.2. Bệnh tích của gà mắc bệnh thương hàn Bảng 3.6. Tỷ lệ và các bệnh tích của gà mắc bệnh thương hàn Số gà có bệnh tích (con) Bệnh tích chủ yếu Số gà (con) Tỷ lệ (%) 318
Túi lòng đỏ không tiêu có mùi hôi khắm, chứa chất nhầy màu trắng, gan, lách sưng to, có nhiều điểm hoại tử có màu trắng lấm tấm, thận sung huyết đỏ, phổi tim và thành dạ dày có nhiều điểm trắng xám nhạt. Ruột viêm với các mảng trắng trên niêm mạc ruột.
183 57,55
Gan sưng, hoại tử, màu trắng xám. Xác chết gầy. Tim gà có u, hoại tử, xoang bao tim tích nước có fibrin. Ruột viêm hoại tử và loét thành từng vệt trên niêm mạc.
46 14,47 Ống dẫn trứng và buồng trứng bị viêm; nang
trứng méo mó dị hình. Gà trống mắc bệnh thường bị viêm dịch hoàn
89 27,99
Trong tổng số 318 gà chết chúng tôi mổ khám từng cá thể cho thấy 183 gà có bệnh tích túi lòng đỏ không tiêu có mùi hôi khắm, chứa chất nhầy màu trắng, gan, lách sưng to, có nhiều điểm hoại tử có màu trắng lấm tấm, thận sung huyết đỏ, phổi tim và thành dạ dày có nhiều điểm trắng xám nhạt, ruột
viêm với các mảng trắng trên niêm mạc ruột chiếm tỷ lệ 57,55%, trong đó bệnh tích túi lòng đỏ không tiêu có mùi hôi khắm xuất hiện chủ yếu trên gà con. Có 46 gà chết mổ có bệnh tích gan sưng, hoại tử, màu trắng xám, xác chết gầy, Tim gà có u, hoại tử, xoang bao tim tích nước có fibrin, ruột viêm hoại tử và loét thành từng vệt trên niêm mạc chiếm tỷ lệ 14,47%. Trong 89 số gà chết bệnh tích chủ yếu ống dẫn trứng và buồng trứng bị viêm, nang trứng méo mó dị hình, gà trống bị bệnh thì chủ yếu là viêm dịch hoàn chiếm tỷ lệ 27,99%, bệnh tích này thường xuất hiện trên gà mái đẻ và gà trống trưởng thành.