3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.7.1. Kết quả theo dõi tính mẫn cảm của các chủng vi khuẩn chỉ điểm
(Salmonella) phân lập được từ các lô thí nghiệm
Để điều trị bệnh đạt hiệu quả thì yêu cầu quan trọng cần phải xác định tính mẫn cảm của vi khuẩn Salmonella phân lập được với một số kháng sinh và hóa dược đang được dùng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi tại những cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành thử kháng sinh đồ trên 20 chủng vi khuẩn
Salmonella phân lập được ở 02 lô thí nghiệm (Lô II và Lô III) với 9 loại kháng sinh, tiến hành kiểm tra và đánh giá theo phương pháp của Kirby- Bauer (1996). Các mẫu giấy kháng sinh do hãng OXOID sản xuất. Kết quả được trình bày ở bảng 3.15.
Bảng 3.15. Tính mẫn cảm của các chủng vi khuẩn chỉđiểm
(Salmonella) phân lập được từ các lô thí nghiệm
Tên kháng sinh
Tính mẫn cảm với kháng sinh của một số chủng
Salmonella spp phân lập được từ các lô thí nghiệm Lô II
(Lô bổ sung kháng sinh) Lô IV
(Lô sử dụng chế phẩm) Số mẫu kiểm tra Số mẫu mẫn cảm Tỷ lệ (%) Số mẫu kiểm tra Số mẫu mẫn cảm Tỷ lệ (%) Ceftiofur 20 16 80,0 20 18 90,0 Colistin 20 3 15,0 20 16 80,0 Enrofloxacin 20 17 85,0 20 19 95,0 Gentamicin 20 15 75,0 20 17 85,0 Trimethoprim + Sulfamethoxazol 20 2 10,0 20 4 20,0 Norfloxacin 20 18 90,0 20 20 100,0 Neomycin 20 12 60,0 20 15 75,0 Kanamycin 20 14 70,0 20 16 80,0 Tetracycline 20 0 0,0 20 0 0,0
Qua bảng 3.15 cho thấy hầu hết các chủng Salmonella phân lập được từ gà đều kháng với các loại thuốc kháng sinh. Tuy nhiên tỷ lệ kháng thuốc của vi khuẩn đối với từng loại kháng sinh là khác nhau.
Tetracycline là loại thuốc kháng sinh bị vi khuẩn kháng lại với tỉ lệ cao nhất 20/20 chủng (100%) ở cả 02 lô thí nghiệm, sau đó đến Trimethoprim + Sulfamethoxozol 18/20 chủng bằng 90% (Lô II) và 16/20 chủng bằng 80% (Lô IV).
Norfloxacin là loại kháng sinh vi khuẩn Salmonella phân lập được mẫn cảm nhất 20/20 chủng (100%) ở lô IV và 18/20 chủng (90%) ở lô II với đường kính vòng vô khuẩn trung bình đạt 34mm; 9/20 chủng phân lập (95%) ở lô IV và 17/20 chủng phân lập được (85%) ở lô II mẫn cảm với kháng sinh Enrofloxacin với đường kính vòng vô khuẩn trung bình là 26mm. 18/20 chủng phân lập (90%) ở lô IV và 16/20 chủng vi khuẩn phân lập được ở lô II mẫn
cảm với kháng sinh Ceftiofur, đường kính vòng vô khuẩn trung bình đạt 25mm. Kết quả nghiên cứu của tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của một số tác giả như: Phùng Quốc Chướng (2005), vi khuẩn Salmonella mẫn cảm nhất với Norfloxacin (100%) và Ciprofloxacin (100%). Nghiên cứu của Nguyễn Thị Chinh (2010) cho thấy: vi khuẩn Salmonella mẫn cảm nhất với Norfloxacin (100%); Ciprofloxacin và Ofloxacin là 90,91%.
Việc lạm dụng thuốc kháng sinh trong thực tế chăn nuôi hiện nay ở nước ta để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi nói chung và gia cầm nói riêng đang là vấn đề phức tạp, tạo điều kiện cho nhiều loài vi khuẩn chống lại tác dụng của thuốc để phát triển, gây khó khăn trong công tác điều trị bệnh của ngành thú y. Vì yếu tố kháng kháng sinh của vi khuẩn, Salmonella luôn luôn thay đổi theo thời gian, không gian, khác nhau ở từng cá thể. Vì vậy, trong từng thời gian nhất định, cần phải làm kháng sinh đồ để xác định chính xác khả năng kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây bệnh, ngoài mục đích lựa chọn kháng sinh mẫn cảm trong điều trị, còn để kiểm tra khả năng gây bệnh và độc lực của chủng vi khuẩn phân lập. Do đó, việc so sánh kết quả kháng sinh đồ trong nghiên cứu của tác giả này với tác giả kia chỉ có ý nghĩa tham khảo.
Như vậy, kết quả nghiên cứu khả năng mẫn cảm của vi khuẩn Salmonella
phân lập được ở cả 02 lô thí nghiệm với một số loại thuốc kháng sinh, chúng tôi nhận thấy trong 9 loại thuốc kháng sinh được thử thì thuốc có khả năng điều trị bệnh do Salmonella gây ra trên đàn gà nuôi thí nghiệm có 03 loại (norfloxacin, ceftiofur, enrofloxacin) có tác dụng tốt với vi khuẩn Salmonella
phân lập được. Riêng lô IV có 6 loại (norfloxacin, enrofloxacin, ceftiofur, Kanamycin, Gentamicin, Colistin). Như vậy có thể thấy rằng: ở lô IV số loại thuốc kháng sinh có tác dụng với vi khuẩn Salmonella phân lập cao hơn lô II (6 loại so với 3 loại), trong đó tính mẫn cảm của các chủng vi khuẩn Salmonella
với kháng sinh Colistin ở lô IV cao hơn hẳn lô II (16 chủng so với 03 chủng), điều này có thể giải thích như sau: Lô II là lô thí nghiệm chủ động bổ sung
kháng sinh Colistin vào khẩu phần ăn để phòng bệnh cho gà, vì vậy các chủng vi khuẩn Salmonella phân lập được từ lô II có tỷ lệ kháng cao hơn lô IV.
Nghiên cứu cũng cho thấy có một số loại thuốc kháng sinh đã bị vi khuẩn Salmonella kháng hoàn toàn, không có tác dụng điều trị bệnh như: tetracycline, trimethoprim+ sulfamethoxozol...Tuy nhiên trong quá trình điều trị bệnh cho vật nuôi cần phải chú ý tới nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh đồng thời phải kết hợp với thuốc tăng cường trợ sức, trợ lực cho vật nuôi như vitamin, premix khoáng, gluco. để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.