w er có phương chiều trùng với phương chiều ve có độ lớn:
1.4. Khái niệm về nội lực, ứng suất 1 Nội lực:
1.4.1. Nội lực:
- Định nghĩa : Khi ngoại lực tác động lên vật thể và làm vật thể biến dạng, thì các lực liên kết giữa các phân tố trong vật thể sẽ bị biến đổi, làm xuất hiện trong vật thể những lực chống lại sự biến dạng đó.Những lực này gọi là nội lực .
Khi ngoại lực tăng dần thì nội lực cũng tăng dần để cân bằng với ngoại lực đó .Nhưng do tính chất của từng loại vật liệu, nội lực chỉ có thể tăng đến 1 giới hạn nhất định .Nếu ngoại lực tăng quá lớn, nội lực không tăng được nữa, lúc này vật liệu sẽ không đủ sức chống lại và sẽ bị phá hỏng.
Vì vậy việc xác định nội lực phát sinh trong vật thể dưới tác dụng của ngoại lực là 1 trong những vấn đề cơ bản của phần cơ học vật rắn biến dạng
Hình 3.3
Nếu tăng ngoại lực thì nội lực cũng tăng để cân bằng với ngoại lực. Ở mỗi vật liệu nội lực chỉ tăng đến một giới hạn nhất định, nếu quá giới hạn đó vật liệu sẽ không đủ sức chống lại sẽ bị phá hỏng. Việc xác định nội lực phát sinh trong vật thể là một vấn đề cơ bản của sức bền vật liệu.
1.4.2. Ứng suất
Căn cứ vào giả thuyết cơ bản về sự liên tục của vật liệu ta có thể giả định rằng nội lực phân bố liên tục trên mặt cắt ( như hình trên ) .Do đó cho phép ta xác định được thành phần nội lực trên 1 đơn vị diện tích mặt cắt. Thành phần nội lực trên 1 đơn vị diện tích mặt cắt đó được gọilà ứng suất .
Vậy ứng suất là trị số của nội lực trên 1 đơn vị diện tích của mặt cắt. Đơn vị của ứng suất là N/m2. Các bội số của đơn vị ứng suất là: kN/m2, MN/m2.
Ứng suất gồm 2 thành phần :
- Thành phần nằm trong mặt cắt gọi là ứng suất tiếp ký hiệu là đọc là Tô đơn vị N /m2 .
- Thành phần vuông góc với mặt cắt gọi là ứng suất pháp ký hiệu đọc là ( xích ma ) đơn vị N/m2.
- K gọi là ứng suất toàn phần của điểm I trên mặt cắt .
Hình 3.4
Để xác định ứng suất, phải xác định được nội lực trong mặt cắt và biết được tình trạng phân bố của nó trong mặt cắt.
Nội Lực - Nếu phân bố đều: Ứng suất =
Diện tích mặt cắt
- Nếu phân bố không đều: Cần phải tìm được quy luật phân bố, xác định được vùng phát sinh lớn nhất và đặt vấn đề xác định ứng suất lớn nhất trong mặt cắt.