w er có phương chiều trùng với phương chiều ve có độ lớn:
1.7. Các loại chịu lực
Ngoại lực là lực từ những vật khác hoặc môi trường xung quanh tác dụng lên vật thể đang xét và làm cho nó bị biến dạng.
Đối với ngoại lực cần phân biệt tải trọng và phản lực. Tải trọng là những lực tác dụng trực tiếp lên vật thể. Phản lực phát sinh ở chỗ tiếp xúc giữa các vật thể do kết quả của tải trọng tác dụng lên vật thể đang xét.
b. Phân loại:
Căn cứ vào cách tác dụng, phân ngoại lực ra thành lực tập trung và lực phân bố.
- Lực tập trung: Là lực tác dụng lên một diện tích truyền lực nhỏ so với diện tích của vật thể. Có thể coi diện tích đó là một điểm trên vật thể. Đơn vị của lực tập trung là Niutơn (N).
- Lực phân bố: Là lực tác dụng liên tục trên một đoạn dài hay một diện tích truyền lực nhất định của vật thể.
+ Lực phân bố theo chiều dài: Đơn vị (N/m)
Hình 3.8
Trên chiều dài l có tác dụng của hệ lực phân bố đều thì hợp lực của nó đặt ở điểm giữa đoạn phân bố và có trị số:
R = q . l
Trên chiều dài l có tác dụng của hệ lực phân bố bậc nhất thì hợp lực của hệ đặt tại trọng tâm của hình phân bố và có trị số:
R = q0 . 2
l + Lực phân bố diện tích: Đơn vị (N/m2) + Lực phân bố thể tích: Đơn vị (N/m3)
Căn cứ tính chất thay đổi theo thời gian, phân ngoại lực thành lực tĩnh và lực động.
- Lực tĩnh là lực không thay đổi theo thời gian. Ví dụ: Trọng lực của vật, áp lực của nước lên thành bể.
- Lực động là lực thay đổi theo thời gian. Dưới tác dụng của lực động, các phân tố của vật chuyển động có gia tốc.