* Đai da:
- Bền tải lớn chịu va đập tốt, độ bền mòn tốt nên thường được dùng trong bộ truyền chéo.
- Giá đắt, không dùng được trong môi trường ẩm ướt, axit. - Vận tốc đai không quá 4050m/s.
* Đai vải cao su:
- Gồm nhiều lớp vải và cao su được sunfua hóa.
- Độ bền cao, đàn hồi tốt, ít chịu ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm. - Không chịu được va đập lớn, không chịu được dầu.
- Vận tốc đai không quá 30m/s.
* Đai sợi bông:
- Khối lượng nhỏ, giá rẻ, thích hợp với bộ truyền vận tốc cao, công suất nhỏ. - Khả năng chịu tải, độ bền và tuổi thọ kém hơn 2 loại đai trên. Đai mòn nhanh. - Đai nhanh chóng dẻo nên cần có thiết bị căng đai.
* Đai sợi len:
- Chế tạo từ len dệt được tẩm hổn hợp axit trì và dầu gai. - Có tính đàn hồi lớn Chịu va đập chịu tải không đều tốt. - Do đã tẩm hóa học nên ít bị ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm. - Làm việc tốt trong môi trường bụi, axit, kiềm.
* Đai bằng vật liệu tổng hợp:
- Có độ bền và tuổi thọ cao, chịu va đập.
2.1.3 Các phương pháp căng đai
Đai truyền làm việc sẽ dần dần dài ra, cho nên khi thiết kế phải nghĩ đến phương pháp điều chỉnh súc căng của đai tuyền:
- Lắp thêm các bánh răng: để tăng góc ôm và giàm nhẹ thiết bị căng , thường lắp bánh xe căng gần bánh đai nhỏ, nhưng ngược lại thời gian giữa hai lần uống của đai ngắn lại vì vậy tuổi bền giảm xuống.
- Dịch chuyển 1 trong 2 trục để điều chỉnh sức căng của đai truyền. Thông thường cách điều chỉnh này có tính chất định kỳ.
2.1.4. Các phương pháp nối đai
Đầu nối của đai truyền thích hợp hay không đều có ảnh hưởng lớn đến việc truyền động , nhất là trong trường hợp vận tốc lớn và khoảng cách trục ngắn. Có 3 phương pháp nối đai: dán, khâu và nối bằng kim loại.