3. Truyền động bánh răng 1 Khái niệm chung.
3.2. Các loại bộ truyền bánh răng 1 Nguyên lý truyền động
3.2.1. Nguyên lý truyền động
Cơ cấu bánh răng dùng để truyền chuyển động quay giữa các trục theo 1 tỉ số truyền nhất định, nhở sự ăn khớp của 2 khâu có răng gọi là bánh răng (H4.6) .
Hình 4.6:giới thiệu lược đồ cấu tạo cơ cấu bánh răng .
Trong đó bánh răng dẫn I có tốc độ góc 1 truyền động cho bánh răng bị dẫn II có tốc độ góc 2 .
0102là khoảng cách giữa 2 trục quay .Ký hiệu : A gọi là khoảng cách trục
3.2.2. Phân loại:
Theo vị trí giữa 2 trục cơ cấu bánh răng được phân ra làm 2 loại : cơ cấu bánh răng phẳng, và cơ cấu bánh răng không gian .
Cơ cấu bánh răng phẳng : dùng để truyền chuyển động giữa 2 trục song song gồm :
- Bánh răng trụ răng nghiêng có đường răng nghiêng với trục một góc (H4-7b) .
- Bánh răng trụ răng chữ V có đường răng là 2 đường nghiêng với trục nhưng đối chiếu nhau (H4-7c) .
Nếu dùng bộ truyền bánh răng ăn khớp ngoài (H4-6) thì trục bị dẫn quay ngược chiều với trục dẫn .
Nếu dùng bộ truyền bánh răng ăn khớp trong thì trục dẫn và trục bị dẫn quay cùng chiều nhau (H4-7d) .
Trong 1 bánh răng phẳng (H4-8) mỗi khoảng trống giữa hai răng gọi là 1 rãnh răng .Hai cạnh bên của mỗi răng là 2 đoạn đường cong gọi là biên dạng răng.Chiều cao của răng được giới hạn bởi vòng đỉnh răng có bánh kính re và chiều sâu của răng được giới hạn bởi vòng chân răng cóbán kính ri .Cung giữa 2 biên dạng răng cùng phía của 2 răng kề nhau trên vòng tròn cơ sở gọi là bước
a
) b) c)
d
)
răng ký hiệu tx .Cung giữa 2 biên dạng răng của 1 răng gọi là chiều dày răng ký hiệu Sx .Cung giữa 2 biên dạng của 1 rãnh răng gọi là chiều rộng rãnh ký hiệu Wx .