d. Tính toán về uốn
1.2.4. Hiện tượng trượt của đai truyền
Hình 4.2:
Trong bộ truyền đai, có 2 dạng trượt: Đàn hồi và trươt trơn.
+ Khi đai làm việc, theo kết quả thực nghiệm của Jucovski, xảy ra hiện tượng trượt đàn hồi và trượt trơn. Trượt đàn hồi xảy ra với bất kỳ tải trọng F1 nào tác động lên bộ truyền. Trượt trơn chỉ xảy ra khi quá tải.
+ Như thế, trên bánh dẫn, đai vào tiếp xúc với bánh đai tại điểm A với lực căng F1tương ứng đai bị biến dạng 1 và rời khỏi bánh đai tại B với lực căng F2 tương ứng đai bị biến dạng 2. Vì F1>F2 cho nên 1 2, tức là khi vào tiếp xúc với bánh dẫn đai do bị co lại, do đó bị trượt trên bánh đai và chuyển động chậm hơn bánh đai.
+ Trên bánh bị dẫn thì ngược lại: đai vào tiếp xúc tại điểm C với lực căng F2 và rời khỏi đai tại D với lực căng F1. Do đó, khi chuyển động từ C đến D đai bị giãn ra, trượt trên bánh đai và chuyển động nhanh hơn bánh bị dẫn.
+ Hiện tượng trên đây là do biến dạng đàn hồi của đai, dưới tác dụng của lực căng khác nhau, gọi là trượt đàn hồi, vì đây là bản chất của dây đai nên ta không thể nào khắc phục được.Trượt đàn hồi càng nhiều khi chênh lệch lực căng F1-F2=Ftcàng lớn
+ Tuy nhiên, trượt đàn hồi không xảy ra trên toàn bộ cung ôm AB và CD mà chỉ xảy ra trên các cung IB và KD nhỏ hơn, gọi là các cung trượt. Các cung AI và CK còn lại gọi là cung tĩnh. Trên cung AI và CK, khi đai mới vào tiếp xúc với bánh đai, sự thay đổi của lực căng còn ít, chưa lớn hơn lực ma sát giữa đai và bánh đai trên đoạn đó và biến dạng đàn hồi thay đổi còn chưa đáng kể. Tại các điểm I và K, sự biến dạng đã rõ rệt và sự trượt mới bắt đầu. Khi tăng Ft thì cung trượt tăng theo và nếu tiếp tục tăng lên nữa thì cung trượt chiếm toàn bộ cung ôm và hiện tượng trượt trơn bắt đầu.
+ Trươt trơn chỉ xảy ra khi lực vòng Ft lớn hơn lực ma sát Fs ( moment truyền T lớn hơn moment ma sát). Nếu bộ truyền quá tải từng phần sẽ trượt trơn từng phần, nếu nếu quá tải luôn thì sẽ trượt trơn hoàn toàn. Khi đó bánh dẫn sẽ dừng lại và hiệu suất bằng 0.