Ở ĐỊA BÀN CẤP TỈNH
2.1. LÝ LUẬN VỀ VỐN ĐỂ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG NÔNG THÔN Ở ĐỊA BÀN CẤP TỈNH
2.1.1.1. Quan niệm về kết cấu hạ tầng nông thôn
"Kết cấu hạ tầng - infrastructure" là thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng Latinh - infrastructura - được ghép từ "Infra" (nghĩa là nền móng, nền tảng) và từ "Structura" (nghĩa là kết cấu, kiến trúc, cấu trúc) với hàm ý chỉ hệ thống các công trình vật chất kỹ thuật, xã hội nhằm phục vụ các nhu cầu có tính phổ biến của sản xuất và đời sống xã hội.
Theo Raphael Henry Arndt trong tác phẩm Hiệu quả của phân bổ rủi ro trong các dự án đầu tư tư nhân cho KCHT, KCHT được hiểu là “những nhân tố cấu trúc nhằm cung cấp các dịch vụ cơ bản cho công nghiệp và tiêu dùng” [84]. Nghĩa là, KCHT là các công trình cung cấp các tiện ích căn bản, thiết yếu, phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất hàng ngày của mọi người dân cũng như các nhà sản xuất, kinh doanh như điện, nước, hệ thống xử lý rác, nước thải, hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt, hàng không, cầu cống, kênh đào,...
Từ điển Oxford định nghĩa: “KCHT là một thuật ngữ tổng hợp để chỉ những bộ phận kết cấu, nền tảng cho việc phát triển nền kinh tế” [102].
Ngân hàng thế giới đã chỉ ra những lĩnh vực được xem là KCHT, bao gồm các lĩnh vực cơ bản: (1) Tiện ích công cộng (public utilities): năng lượng, viễn thông, nước sạch cung cấp qua hệ thống ống dẫn, khí đốt truyền tải qua ống, hệ thống thu gom và xử lý các chất thải trong thành phố... (2) Công trình công cộng (public works): đường sá, các công trình xây dựng đập, kênh phục vụ tưới tiêu... (3) Giao thông (transport): các trục và tuyến đường bộ, đường sắt, cảng cho tàu và máy bay, đường thuỷ...(4) Hạ tầng xã hội (social infrastructure): các cơ sở, thiết bị và công