Vốn tín dụng cho phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn

Một phần của tài liệu Luận án Lương Tuấn Đức (Trang 46 - 47)

Ở ĐỊA BÀN CẤP TỈNH

2.1.4.2. Vốn tín dụng cho phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn

Ngoài vốn ngân sách, vốn đầu tư phát triển KCHT nông thôn có thể huy động thông qua hệ thống các tổ chức tín dụng như ngân hàng thương mại; ngân hàng phục vụ người nghèo, HTX tín dụng nông nghiệp, quỹ tín dụng nhân dân,… theo phương thức cho vay không lãi hoặc lãi suất ưu đãi. Nhà nước khuyến khích các tổ chức tín dụng cho vay dự án đầu tư phát triển KCHT nông thôn với lãi suất ưu đãi trong các lĩnh vực trọng điểm. Chênh lệch giữa lãi suất ưu đãi và lãi suất thông thường của ngân hàng thương mại được ngân sách Nhà nước cấp bù - đó là vốn có nguồn gốc từ ngân sách. Hình thức này được áp dụng đối với các dự án KCHT môi trường, chương trình xoá đói giảm nghèo. Nguồn tín dụng thuộc khu vực không chính thức là những định chế hoạt động kinh doanh tiền tệ nhưng không đăng ký theo pháp luật của nhà nước hoặc có đăng ký nhưng không đủ chức năng thật sự như một định chế chính thức. Hệ thống này bao gồm: người cho vay chuyên nghiệp ở nông thôn, bạn bè - bà con cho vay lẫn nhau, các tổ chức đoàn thể quần chúng làm dịch vụ tài chính như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân… Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, nguồn tín dụng không chính thức tiếp tục tồn tại và góp phần quan trọng đáp ứng nhu cầu tín dụng của nông dân và người dân ở vùng nông thôn.

Vai trò của nguồn vốn tín dụng trong đầu tư xây dựng KCHT NTM cũng được chú trọng với tỷ lệ vốn đầu tư được xác định khoảng 30%. Nguồn vốn tín dụng được huy động thông qua kênh tín dụng đầu tư phát triển nhà nước và tín dụng thương mại. Vốn tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước được thực hiện thông qua Chương trình kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, hạ tầng cơ sở nuôi trồng

thủy sản và hạ tầng cơ sở làng nghề ở nông thôn giai đoạn 2009 - 2015. Nguồn vốn thực hiện tín dụng đầu tư của Nhà nước khá đa dạng, bao gồm: Nguồn vốn từ NSNN, nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi, nguồn vốn huy động và vốn nhận ủy thác. Nguồn vốn cho vay của các tổ chức tín dụng cho phát triển KCHT nông nghiệp, nông thôn gồm: (i) Nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng và các tổ chức cho vay khác; (ii) Vốn vay, vốn nhận tài trợ, ủy thác của các tổ chức tín dụng , tín dụng trong và ngoài nước; (iii) Nguồn vốn ủy thác của Chính phủ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; (iv) Vốn vay NHNN. Các ngân hàng, tổ chức tài chính thực hiện cho vay các đối tượng chính sách, các chương trình kinh tế của Chính phủ ở nông thôn, được Chính phủ bảo đảm nguồn vốn cho vay từ ngân sách chuyển sang hoặc cấp bù chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay của tổ chức tín dụng.

Một phần của tài liệu Luận án Lương Tuấn Đức (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(168 trang)
w