- Quy đổi từ ngày công 62.377 10.865 11.203 8.815 30.883 lao động
3.3.1.4. Huy động vốn để phát triển kết cấu hạ tầng góp phần về đích sớm các
mục tiêu Nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Với mức đầu tư từ ngân sách nhà nước kết hợp với nguồn vốn huy động của người dân, doanh nghiệp, các công trình kết cấu hạ tầng ở nông thôn được cải tạo và
xây dựng một cách đồng bộ, góp phần đáp ứng nhu cầu sản xuất, sinh hoạt và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn, bộ mặt nông thôn và tư duy của người dân đã thay đổi nhanh chóng. Sản xuất nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh đạt mức phát triển khá, ổn định, an ninh lương thực được đảm bảo; Nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung được hình thành và bắt đầu mở rộng; Bước đầu hình thành nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Mô hình chuỗi giá trị trong nông nghiệp từ “sản xuất giống - thức ăn - gia công - thu mua - chế biến - phân phối” đạt hiệu quả kinh tế cao bước đầu được áp dụng; công tác “dồn điền, đổi thửa” hoàn thành, tạo điều kiện cho việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất. Hiện nay, toàn tỉnh đã có khoảng 5.000 máy làm đất, 910 công cụ gieo hàng, 5 máy cấy và 80 máy gặt đập liên hợp; đã cơ bản áp dụng các biện pháp kỹ thuật che phủ nilon cho mạ, cấy mạ non, nhổ mạ không đập, cấy theo phương pháp hàng rộng, hàng hẹp, kỹ thuật gieo thẳng bằng công cụ gieo rải hàng, bón phân cân đối, hợp lý; áp dụng tốt việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đã góp phần nâng cao năng suất, sản lượng lúa của tỉnh [76].
Đến nay, cơ cấu tổng sản phẩm nông lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 5% năm 2013 xuống còn 2,6% năm 2018 (mục tiêu đến năm 2020 còn 3,8%). Tổng giá trị sản xuất năm 2018 đạt 8.861,8 tỷ đồng, năm 2019 đạt 8.473 tỷ đồng, tăng so với năm 2014 lần lượt là 5,6% và 1,05% (trong đó, giá trị sản xuất trồng trọt tăng lần lượt là 0,78% và 0,76%; giá trị sản xuất chăn nuôi tăng 10,1% và giảm 3,1%; giá trị sản xuất thủy sản tăng lần lượt là 1,56% và 5,4% so với cùng kỳ năm 2014). Tỷ trọng giá trị trồng trọt trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp tiếp tục giảm (năm 2014 là 41,56%; 2019 còn 39,62%); tỷ trọng giá trị chăn nuôi - thủy sản trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp tiếp tục tăng (năm 2014 là 53,49%; năm 2018 đạt 54,68%; năm 2019 còn 50,3%, do tiêu hủy lợn bởi dịch tả lợn Châu Phi) [71].
* Về kết quả sản xuất nông nghiệp
- Trồng trọt: Sản xuất đang chuyển dịch theo hướng tích cực, bước đầu hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa cho giá trị kinh tế cao, một số sản phẩm chủ lực như: vùng rau xanh 300 triệu/ha/năm (tại Tiên Du, Từ Sơn, Yên Phong, Thuận Thành); vùng hành tỏi 150 triệu/ha (tại Gia Bình, Lương Tài); vùng khoai tây từ 70-90 triệu/ha/vụ (Quế Võ, Yên Phong); vùng cà rốt sông Thái Bình từ 120 triệu đồng/ha/vụ
(Lương Tài); vùng hoa cây cảnh trên 500 triệu/năm (tại Tiên Du, Từ Sơn); vùng cà chua 180 triệu đồng/ha/vụ (tại Yên Phong)… Sản xuất rau an toàn đang từng bước được mở rộng, đến nay có 03 cơ sở được chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm với tổng diện tích 19,5 ha; 08 cơ sở được cấp giấy chứng nhận VietGap diện tích 82,6 ha [71].
- Chăn nuôi: Chăn nuôi nông hộ ngày càng giảm, chăn nuôi trang trại, gia trại tiếp tục phát triển ở nhiều nơi, quy mô chăn nuôi trong các trang trại ngày càng tăng, hình thành những vùng chăn nuôi tập trung lớn. Trên địa bàn tỉnh đã có 6 doanh nghiệp chăn nuôi được Bộ Nông nghiệp và PTNT cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; 20 trang trại chăn nuôi gia công cho các doanh nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Dịch bệnh gia súc, gia cầm, đặc biệt là dịch cúm gia cầm, tai xanh ở lợn, lở mồm long móng gia súc đang từng bước được khống chế. Số ổ dịch xuất hiện qua các năm giảm cả về quy mô và mức độ gây hại [71].
- Tthủy sản: Trong giai đoạn 2011-2019, tỉnh tập trung cải tạo đàn cá bố mẹ, hình thành các vùng nuôi cá thâm canh tập trung trong các ao đất và nuôi cá lồng trên sông (hiện có trên 900 lồng nuôi cá trên sông) đã đưa năng suất thủy sản thả nuôi tăng từ 5,8 tấn/ha năm 2011 lên 7,08 tấn/ha năm 2019. Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã hình thành 172 vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, quy mô vùng từ 10 ha trở lên tại Lương Tài, Gia Bình, Quế Võ,... với diện tích 3.509 ha, doanh thu bình quân đạt 207 triệu/ha/năm [71].
* Về phát triển làng nghề
Triển khai chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống theo phương châm “Mỗi làng một nghề”, hiện toàn tỉnh có 62 làng nghề, bằng trong đó, có 30 làng phát triển hiệu quả, chủ yếu sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, sắt thép, đồng nhôm, giấy, dệt. Điển hình như: Đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, Phù Khê, Hương Mạc; sắt thép (Đa Hội, Trịnh Xá); đồng, nhôm (Đại Bái, Mẫn Xá, Quảng Phú); giấy (Dương ổ, Đào Xá); dệt (Hồi Quan); may (Đại Mão); gốm (Phù Lãng); tre trúc (Xuân Lai)…. [71].
* Từng bước đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn
Toàn tỉnh hiện có 523 hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp (trong đó, có 321 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và 202 hợp tác xã chuyên ngành
nông nghiệp), so với năm 2013 có 616 hợp tác xã hoạt động; có 250 trang trại tập trung, sản xuất theo hướng hàng hóa, tăng 172 trang trại so với năm 2013 (trong đó, có 153 trang trại chăn nuôi (61,2%); 49 trang trại trồng trọt (19,6%); 27 trang trại thủy sản (10,8%); 21 trang trại tổng hợp (8,4%). Đây là định hướng quan trọng cho phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn trong tỉnh (thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2013 là 31,9 triệu đồng, đến năm 2019 đạt 60 triệu đồng). Tạo điều kiện thuận lợi để hình thành và phát triển mạnh các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nông thôn với 2.825 doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó có 12 doanh nông nghiệp. Nhìn chung các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nông thôn hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đã khai thác tiềm năng về đất đai, vốn, lao động; giải quyết việc làm, tăng thu ngân sách và cải thiện đời sống của dân cư vùng nông thôn [71].
* Thiết chế giáo dục, văn hóa - thể thao, an sinh xã hội được đầu tư đồng bộ góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn
Công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập được coi trọng, 100% các xã có trung tâm học tập cộng đồng, phong trào xây dựng gia đình, dòng họ, thôn xóm hiếu học được triển khai sâu rộng có kết quả. Bắc Ninh là tỉnh đầu tiên của cả nước đạt chuẩn phổ cập giáo dục ở các cấp học ở mức độ cao nhất (hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; phổ cập giáo dục tiểu học ở mức độ 3; phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3; xóa mù chữa mức độ 2); 100% đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên đạt chuẩn, trên chuẩn là 70,86%, cao nhất vùng Đồng bằng Bắc Bộ; 100% các xã đạt chuẩn tiêu chí số 14 về Giáo dục và Đào tạo từ năm 2016; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tiếp tục học trung học luôn đạt trên 90%. Kết quả này giúp Bắc Ninh luôn đứng trong tốp 10 tỉnh dẫn đầu cả nước về phong trào giáo dục và kết quả thi Đại học, Cao đẳng [71].
Cùng với việc thực hiện chính sách của Trung ương đầu tư thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách đặc thù như: nâng độ tuổi cho đối tượng được hỗ trợ học nghề theo Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong tỉnh; quy định chế độ hỗ trợ đào tạo và sử dụng lao động đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh,… đã tạo điều kiện thuận lợi, động viên, thu hút lao
động nông thôn tham gia học nghề gắn với việc làm tại doanh nghiệp. Đến nay, toàn tỉnh đã có gần 370.000 lao động nông thôn được tuyển sinh, đào tạo nghề ở các cấp trình độ; trong đó lao động nông thôn được hỗ trợ đào tạo theo chính sách của Đề án là 55.669 người, đạt 68,73% mục tiêu kế hoạch (trong đó, có 38.439 lao động nông thôn là nữ, chiếm 69,05%; tỷ lệ này bình quân cả nước giai đoạn 2010-2015 là 45,8%); có 24.075 lao động được hỗ trợ đào tạo nghề nông nghiệp (43,24%); có 31.594 lao động được hỗ trợ đào tạo nghề phi nông nghiệp (56,76%); tỷ lệ lao động được hỗ trợ theo Đề án có việc làm sau đào tạo đạt 80,62% (trong đó, nghề nông nghiệp đạt 83,26%, nghề phi nông nghiệp đạt 78,58%). Tổng kinh phí thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn là 176,02 tỷ đồng (ngân sách địa phương là 117,268 tỷ đồng, chiếm 66,62%). Năm 2019, tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm qua đào tạo đạt 83% (trong đó, số lao động có việc làm sau đào tạo gắn với các doanh nghiệp đạt tỷ lệ 25%) [71].
Các chính sách giảm nghèo ban hành theo hướng tăng cường hỗ trợ người nghèo toàn diện, cải cách quản lý; thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, như: hỗ trợ 100% người nghèo về giáo dục - đào tạo; tiếp cận y tế; truyền thông; trợ giúp pháp lý; hỗ trợ kinh phí tham gia BHYT cho hộ cận nghèo; hỗ trợ phương tiện nghe nhìn; hỗ trợ vay vốn tại ngân hàng CSXH; hỗ trợ tín dụng để lao động nghèo tham gia xuất khẩu lao động; hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020;... Hệ thống chính sách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh cũng không ngừng được mở rộng, bao phủ hầu hết các nhóm đối tượng từ trẻ sơ sinh đến người già và ngày càng được mở rộng sang các đối tượng khác, như: hỗ trợ 100% kinh phí tham gia bảo hiểm y tế cho người cao tuổi từ đủ 65 tuổi đến dưới 80 tuổi; trợ cấp hằng tháng từ 100.000-135.000 đồng/người/tháng cho người cao tuổi từ đủ 70 tuổi đến dưới 80 tuổi; đảng viên dưới 75 tuổi được tặng huy hiệu 40 năm tuổi đảng trở lên được trợ cấp 135.000 đồng/người/tháng và 01 thẻ bảo hiểm y tế cho đến khi đủ 75 tuổi; hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội, hỗ trợ truyền thông về chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước và trợ giúp pháp lý cho người nghèo... qua đó, góp phần thực hiện hiệu quả, tích cực vào mục tiêu giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh [71].
Mạng lưới công tác dân số từ tỉnh đến thôn được tổ chức lại và tiếp tục hoạt động có hiệu quả. Chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên, các địa phương làm
tốt công tác y tế dự phòng, nhiều bệnh dịch nguy hiểm được khống chế, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm được tăng cường. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với xây dựng NTM tiếp tục lan tỏa sâu rộng. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng nếp sống văn minh, văn hóa cộng đồng được chú trọng, chất lượng gia đình văn hóa, làng văn hóa tiếp tục được nâng lên, đời sống tinh thần của người dân nông thôn không ngừng được cải thiện. Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc khu vực nông thôn có bước phát triển mới với nhiều nội dung, hình thức phong phú, đa dạng; xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình tổ chức quần chúng làm công tác bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở theo hướng tự phòng, tự quản, tự bảo vệ, tự hòa giải, trong đó có nhiều mô hình đã phát huy hiệu quả, góp phần làm giảm tội phạm ở cơ sở, tiêu biểu như: Mô hình “Dòng họ không có tội phạm và tệ nạn xã hội”; câu lạc bộ “Phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội”; câu lạc bộ “Thanh niên tình nguyện phòng, chống tội phạm trên tuyến giao thông”, tổ “Liên gia an toàn”…. Toàn tỉnh có 93/97 xã đạt tiêu chí Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật, đạt 95,88% tổng số xã (tăng 13,41% so với năm 2010 và tăng 5,68% so với năm 2015); 96/97 xã đạt tiêu chí Quốc phòng và An ninh, đạt 98,97% tổng số xã (tăng 5,49% so với năm 2010 và tăng 3,23% so với năm 2015) [71].