- Quy đổi từ ngày công 62.377 10.865 11.203 8.815 30.883 lao động
3.3.1.1. Công tác lập kế hoạch và tổ chức thực hiện huy động vốn để phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn cơ bản phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế
triển kết cấu hạ tầng nông thôn cơ bản phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng và tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh.
Công tác lập kế hoạch huy động vốn được thực hiện theo đúng quy định của Luật Ngân sách và các quy định liên quan của Trung ương và của tỉnh Bắc Ninh. Các kế hoạch huy động vốn đầu tư cũng được xây dựng dựa trên kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch phát triển hệ thống KCHT và giao thông vận tải của tỉnh.
Bảng 3.9: Phân bổ vốn từ ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển KCHT toàn tỉnh và khu vực nông thôn
Đơn vị: tỷ đồng
Nội dung 2011 2015 2017 2018 2019 2020
Đầu tư từ NSĐP cho KCHT 1.421,05 2.853 3.528,38 2.261 2.800 2.343,6
Hỗ trợ đầu tư xây dựng 230 650 150 227,5 250 180 KCHT nông thôn
Cân đối chi đầu tư KCHT 179 111,8 150 172,5 200 200 ngân sách cấp huyện
Nguồn Chương trình mục tiêu 51,2 168,8 71,69 184,8 130,27 101.9 hỗ trợ từ NSTW
Nguồn vốn Trái phiếu chính phủ 453,888 158,86 350 250 Nguồn vốn khác 51,85 206,6 87,17 193,46 20
Nguồn: [77].
Bắc Ninh là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước, thu ngân sách trong những năm gần đây luôn đứng trong nhóm 5 địa phương có số thu ngân sách lớn nhất. Do đó, nhu cầu về phát triển KCHT và KCHT nông thôn nói chung luôn ở mức cao; đồng thời khả năng huy động vốn để phát triển KCHT nông thôn từ nguồn ngân sách địa phương khá cao. Tỉnh Bắc Ninh đã dành một phần ngân sách để đầu tư cho KCHT của tỉnh nói chung và của khu vực nông nghiệp, nông thôn. Việc phân bổ vốn cho đầu tư phát triển KCHT nông thôn cũng đã chú trọng vào các dự án phát triển và có cơ chế rõ ràng đối với các dự án ưu tiên, giảm bớt tình trạng đầu tư dàn trải, không hiệu quả. Kết quả cụ thể như sau:
Giai đoạn 2010 - 2019, tỉnh Bắc Ninh đã chỉ đạo và ban hành nhiều chủ trương, chính sách về phát triển hạ tầng nông thôn, hỗ trợ, động viên, khuyến khích các địa phương và người dân chủ động, tích cực tham gia hưởng ứng phong trào xây dựng KCHT nông thôn. Các dự án đầu tư để phát triển KCHT nông thôn được huy động từ các nguồn lực rất đa dạng, phong phú gồm nguồn vốn ngân sách nhà nước và có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước và nguồn vốn tín dụng.
Đối với nguồn hỗ trợ từ ngân sách bao gồm các nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ trực tiếp cho Chương trình; ngân sách tỉnh hỗ trợ (bao gồm hỗ trợ trực tiếp từ nguồn chi sự
nghiệp kinh tế trong dự toán ngân sách hàng năm; hỗ trợ qua cơ chế để lại số thu tại xã để xây dựng NTM; hỗ trợ qua cơ chế để lại số thu tiền sử dụng đất cho các xã xây dựng NTM…); vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án. Nguồn vốn tín dụng được huy động chủ yếu thông qua hệ thống Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam; Ngân hàng phát triển Việt Nam. Vốn huy động từ doanh nghiệp được thực hiện chủ yếu thông qua hình thức hỗ trợ tiền mặt hoặc sản phẩm của doanh nghiệp (ví dụ như xi măng, sắt thép, gạch, ngói,..), tham gia đầu tư trực tiếp. Vốn huy động từ cộng đồng bao gồm tiền mặt, đất đai, hoa màu và các tài sản gắn liền với đất, ngày công lao động,… và các hình thức xã hội hóa khác. Cơ chế huy động khá linh hoạt đã tạo sự chủ động cho các địa phương trong huy động nguồn lực. Nhiều địa phương đã xây dựng các cơ chế huy động cụ thể như cơ chế vốn mồi nhằm lôi cuốn, kích thích nguồn vốn huy động đóng góp từ các cá nhân, tổ chức kinh tế trên địa bàn [Bảng 3.9].