Kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Luận án Lương Tuấn Đức (Trang 72 - 74)

Ở ĐỊA BÀN CẤP TỈNH

2.3.2.2. Kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ liền kề với thủ đô Hà Nội, thuộc vùng châu thổ Sông Hồng, giáp tỉnh Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ và thủ đô Hà Nội. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Vĩnh Phúc là 1.237,52km2, số đơn vị hành chính của tỉnh bao gồm: 01 thành phố, 01 thị xã, 07 huyện với tổng số 137 xã, phường, thị trấn. Thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,

nông thôn và xây dựng nông thôn mới, tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 27/12/2006 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2006 - 2010, định hướng đến năm 2020. Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành 30 Nghị quyết về cơ chế, chính sách đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn gắn với các nội dung tiêu chí xây dựng nông thôn mới; UBND tỉnh đã ban hành 35 quyết định và 13 kế hoạch cụ thể hóa nghị quyết của HĐND tỉnh, trong đó tập trung vào các lĩnh vực như: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch; hỗ trợ đầu tư xây dựng đường giao thông; tăng cường cơ sở vật chất trường học, cơ sở vật chất văn hóa; phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân; thu gom, xử lý rác thải, chất thải... [81].

Bảng 2.2. Tổng vốn đầu tư huy động cho xây dựng nông thôn mới Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 - 2018

STT Nội dung chỉ tiêu Giai đoạn Giai đoạn Thực hiện

2010 - 2015 2016 - 2018 2018

Tổng số 20.620.000 4.161.001 1.135.690

1 Ngân sách Trung ương

- Trị giá (triệu đồng): 183.000 16.126 0

- Tỷ lệ (%): 0,9 0,4 0

2 Ngân sách địa phương

- Trị giá (triệu đồng): 6.701.000 2.541.034 560.104

- Tỷ lệ (%): 32,5 61,06 49,3

3 Huy động từ người dân và nguồn vốn từ các chương trình khác

- Trị giá (triệu đồng): 13.736.000 1.603.841 575.586

- Tỷ lệ (%): 66,6 38,54 50,7

Nguồn: [80], [81]

Giai đoạn 2010 - 2015, tổng vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới của tỉnh Vĩnh Phúc là 20.620 tỷ đồng được huy động từ nhiều nguồn khác nhau. (Biểu 1). Tỉnh đã thực hiện nhiều chương trình vận động, hỗ trợ các địa phương trong xây dựng nông thôn mới như hỗ trợ xi măng, thưởng cho những xã, huyện về đích giai đoạn đầu. Đến hết năm 2015, hệ thống đường giao thông nông thôn chiếm 87,9% với chiều dài 4.199km; trong đó: đường huyện dài 493km; đường trục xã, trục thôn

và đường ngõ xóm là 3.706km; đường giao thông nội đồng với tổng chiều dài 2.159km, trong đó 1.115km đường trục chính giao thông nội đồng còn lại là đường nhánh khác [80].

Giai đoạn 2016 - 2018, toàn tỉnh huy động được hơn 4.161 tỷ đồng cho xây dựng NTM, trong đó, nhân dân đóng góp gần 136 tỷ đồng (3,27%); vốn doanh nghiệp đóng góp 15,651 tỷ (0,37%); vốn ngân sách đạt hơn 2.557 tỷ đồng (61,46%); vốn tín dụng đạt trên 957 tỷ đồng (23%). Từ nguồn lực này, các địa phương đã cứng hóa được 280,6 km đường trục xã, liên xã; 209 km đường trục chính giao thông nội đồng; kiên cố hóa 100% kênh loại I, II và 94,7% kênh loại III; trên 300 công trình đầu mối, trạm bơm, hồ đập được đầu tư, cải tạo, nâng cấp,... từng bước sẵn sàng ứng phó với biến đổi khí hậu, đáp ứng nhu cầu sản xuất, đời sống dân sinh. Đồng thời có thêm 37 xã được đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa xã, thôn, trong đó có 24/37 trung tâm văn hóa và hơn 300 nhà văn hóa và sân thể thao thôn được xây dựng, cải tạo đảm bảo đạt chuẩn NTM. Số xã được công nhận đạt chuẩn NTM: 83/112 xã; có

2 huyện đạt chuẩn và 02 hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Số tiêu chí đạt chuẩn bình quân/xã là 18,42 tiêu chí. Thu nhập bình quân đầu người/năm khu vực nông

thôn đạt 31 triệu đồng [81].

Một phần của tài liệu Luận án Lương Tuấn Đức (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(168 trang)
w