HÀNG SASUKE JAPANESE BUFFET
1.Những biện pháp mà nhà hàng đã và đang sử dụng để phát triển nguồn nhân lực
Trong những năm gần đây chất lượng nhân viên của nhà hàng không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng . Chất lượng nhân viên là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên uy tín cũng như thương hiệu của nhà hàng. vì vậy nhà hàng rất chú trọng đến công tác nâng cao chất lượng, trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên.
Đội ngũ nhân viên của nhà hàng luôn thực hiện tốt mọi nội qui đã đề ra. Các vấn đề về đồng phục, thẻ của nhân viên trong nhà hàng cũng được nghiêm túc chấp hành.
Đối với nhân viên mới nhà hàng đều tổ chức đào tạo định hướng nghề nghiệp, đào tạo nghiệp vụ, đào tạo về an toàn lao động và an toàn trong nhà hàng. Ví dụ : đào tạo cách pha chế cafe và các loại đồ uống phổ biến trong nhà hàng khi vắng khách, training về rượu vang ...
Đối với nhân viên cũ đang làm việc tại nhà hàng thì có các buổi đào tạo lại về nghiệp vụ, các buổi đào tạo khi thay đổi thực đơn, quy trình phục vụ, hoặc nhà hàng có các loại thiết bị máy móc mới, khi nhà hàng áp dụng chương trình đối với khách hàng.
2. Hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của Nhà hàng Sasuke Japanese Buffet
Bảng 8 Hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực
Chỉ tiêu 2014 2015 2016 %nămsau / %năm trước 15/14 16/15 1.Tổng doanh thu 7530 8396 8895 111.5 106 2.Lao động bình quân 35 40 42 114.3 105 3.Lợi nhuận sau thuế 1137 1276 1388 112.2 108.7 4.Hiệu quả sử dụng LD
DT bình quân / người 215 210 212 97.6 100.9 LN bình quân / người 32.4 31.9 33 98.5 103.5
( Nguồn: Nhà hàng Sasuke Japanese Buffet) Qua bảng số liệu, ta thấy hiệu quả sử dụng lao động của nhà hàng có xu hướng tăng.
Với mỗi 1 lao động thì tạo ra cho nhà hàng 215 triệu đồng doanh thu và 32.4 triệu đồng lợi nhuận năm 2014; 210 triệu đồng doanh thu và 31.9 triệu đồng lợi nhuận năm 2015, năm 2016 là 212 triệu đồng doanh thu, 33 triệu đồng lợi nhuận.
Tỷ lệ doanh thu bình quân theo đầu người năm 2015 so với năm 2014 giảm 2.4%, tuy nhiên năm 2016 so với năm 2015 lại tăng 0.9%. còn lợi nhuận bình quân trên người năm 2015 so với năm 2014 giảm 1.5% và lợi nhuận bình quân trên đầu người năm 2016 so với năm 2015 tăng 3.5%. Điều đó cho thấy nhà hàng đang dần có những biện pháp sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.
3. Đánh giá tổng hợp về hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại nhà hàng Sasuke Japanese Buffet
• Trong công tác tuyển chọn có những ưu điểm và nhược điểm sau:
Ưu điểm: Nhà hàng đã tuyển chọn lao động chủ yếu là hợp đồng ngắn hạn, sau một thời gian làm việc. Nếu xét thấy người có năng lực thì xẽ ký hợp đồng dài hạn, đây là một biện pháp hợp lý vì nó có thể giảm chi phí đào tạo lại lao động và có đội ngũ lao động có năng lực thực sự.
Nhược điểm: Nhà hàng không thể giữ chân một số cán bộ giỏi.
Ưu điểm: Nhà hàng đã mở những lớp đào tạo như: Bồi dưỡng nâng cao tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ cho nhân viên, thông qua các khoá học ngắn ngày.
Nhược điểm: Vẫn có những nhân viên ra trường không phải chuyên ngành nhà hàng vì thế nhà hàng phải mở những lớp đào tạo.
• Chính sách tiền lương tổ chức tiền lương, tiền thưởng:
Ưu điểm: Nhà hàng trả tiền lương cho người lao động từng tháng được tính dựa trên con số lao động của người đó trong tháng. Nhà hàng thường có hình thức thưởng đột xuất cho những nhân viên có sáng kiến cải tạo lao động, nâng cao năng xuất lao động, những nhân viên phục vụ tốt được khách khen gợi.
Ngoài những quy định của nhà nước, nhà hàng còn những kỷ luật riêng, nhằm giáo dục cán bộ nhân viên nghiêm chỉnh, tự giác, chấp hành.
Nhược điểm: Nhà hàng chưa có biện pháp nhằm nâng cao mức thu nhập cho người lao động. Việc kỷ luật của nhà hàng vẫn chưa chặt chẽ, các cán bộ quản lý chưa thật sự nghiêm khắc với nhân viên.
• Hoạt động tổ chức quản lý:
Với mô hình quản lý trực tuyến chức năng rất thuận lợi cho công tác quản lý. Giám đốc là người quản lý mọi hoạt động kinh doanh của nhà hàng thông qua quản lý và trưởng các bộ phận. Các bộ phận đều được quy định nhiệm vụ rõ ràng nên rất dễ xác định quyền hạn và trách nhiệm của từng bộ phận. Mặt khác do có mối quan hệ trực tiếp giữa các cấp quản lý và đối tượng quản lý nên không có sự sai lệch trong công việc. Nhìn chung, công tác quản trị nhân lực tại nhà hàng mặc dù vấp phải những khó khăn như về số lượng lớn, do khối lượng nhân viên thuộc lao động hợp đồng nhiều nên các công tác về điều chỉnh nhân sự ở các vị trí khó khăn. Nhưng với những kinh nghiệm lâu năm, trình độ cao ban quản lý nhân sự đã
đưa ra những chính sách, những điều chỉnh hợp lý trong công tác quản lý và đào tạo nguồn nhân lực để đưa nhà hàng tồn tại và phát triển như ngày nay.
CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NHÀ HÀNG SASUKE JAPANESE BUFFET I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA NHÀ HÀNG SASUKE JAPANESE BUFFET NHỮNG NĂM TỚI
1. Dự báo tình hình du lịch Việt Nam đến năm 2019 tầm nhìn 20301.1 Tiềm năng phát triển du lịch Việt Nam 1.1 Tiềm năng phát triển du lịch Việt Nam
Việt Nam có vị trí địa lý đặc biệt, với diện tích 331.210km2, tổng chiều dài trên 3000km nằm dọc theo bờ biển Đông có tác động quan trọng trong xây dựng, phát triển kinh tế, củng cố an ninh quốc phòng. Với vị trí địa lý thuận lợi, Việt Nam có nhiều ưu thế trong khai thác các nguồn tài nguyên cho phát triển du lịch.
Đối với tài nguyên thiên nhiên, nước ta có nhiều địa danh nổi tiếng như cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang), vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), khu danh thắng Tràng An (Ninh Bình), vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình),… Nhiều khu dự trữ sinh quyển của thế giới: Cát Bà (Hải Phòng), vườn Quốc gia rừng U Minh (Cà Mau), Phú Quốc (Kiên Giang)… Với hệ thống các đảo Cô Tô (Quảng Ninh), Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), Cồn Cỏ (Quảng Trị), quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng), Trường Sa (Khánh Hòa), Phú Quý (Bình Thuận), Phú Quốc (Kiên Giang), Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu)… thuận lợi cho phát triển các loại hình du lịch thiên nhiên.
Trên thực tế, du lịch Việt Nam đã hình thành những khu du lịch, nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế như Tuần Châu (Quảng Ninh), FLC Sầm Sơn (Thanh Hóa), Nha Trang (Khánh Hòa), Mũi Né - Phan Thiết (Bình Thuận), Đà Lạt (Lâm Đồng), Phú Quốc (Kiên Giang), Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu)… với dịch vụ tốt nhất thu hút khách trong nước và quốc tế.
Bên cạnh đó, Việt Nam còn có hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú, đa dạng: theo thống kê cả nước có trên 44.000 địa danh, danh thắng và di tích lịch sử được kiểm kê, trong đó có 62 di tích được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, 3.174 di tích xếp hạng di tích cấp quốc gia, 7.848 di tích xếp hạng cấp tỉnh, 7 di sản văn hóa, danh thắng được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa thế giới. Toàn quốc có 7.996 lễ hội các loại hình, trong đó có 7.039 lễ hội dân gian chiếm 88,36%. Ngoài ra, Việt Nam còn là quê hương của những làn điệu dân ca như quan họ Bắc Ninh, bài chòi (liên khu 5), hò ví giặm (Hà Tĩnh), ca trù, cải lương, nhã nhạc cung đình Huế, đờn ca tài tử (Nam Bộ),… Với vị trí địa lý và đặc điểm văn hóa đa dạng, phong phú, du lịch Việt Nam luôn là điểm đến hấp dẫn của du khách trong nước và quốc tế.
1.2 . Dự báo sự phát triển du lịch Việt Nam
Bối cảnh trong nước với những thuận lợi, khó khăn đan xen đòi hỏi ngành Du lịch phải khai thác được những điểm mạnh trở thành yếu tố thuận lợi và khắc phục những điểm yếu, hạn chế để vượt lên khó khăn, trở ngại.
Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng nhanh và liên tục trong nhiều năm nhưng chưa ổn định, chưa tương xứng với tiềm năng; tỷ trọng khách du lịch thuần tuý chi trả cao và nghỉ dưỡng dài ngày còn thấp. Khách du lịch nội địa tăng lên nhanh chóng; khách du lịch ra nước ngoài đang có xu hướng tăng trưởng rõ rệt.
Đầu tư du lịch được đẩy mạnh, đặc biệt đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò quan trọng dẫn dắt phát triển du lịch.
Kết cấu hạ tầng du lịch được quan tâm hỗ trợ đầu tư của Nhà nước và thu hút được các thành phần kinh tế tham gia đầu tư.
Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch phát triển nhanh, chất lượng được nâng lên một bước;
Ngành du lịch tạo ra ngày càng nhiều việc làm cho xã hội (hàng năm tạo thêm 30-40 ngàn việc làm trực tiếp)..
Sản phẩm du lịch đã có đổi mới, phát triển đa dạng hơn nhưng chất lượng còn nghèo nàn, đơn sơ; thiếu tính độc đáo, đặc sắc; thiếu đồng bộ và liên kết chưa cao và ít sáng tạo. Sản phẩm, dịch vụ có hàm lượng giá trị gia tăng cao còn chiếm tỷ trọng nhỏ, nhiều sản phẩm trùng lắp, suy thoái nhanh.
Thị trường du lịch đã từng bước được lựa chọn theo mục tiêu. Tuy nhiên công tác nghiên cứu thị trường còn nhiều yếu kém, chưa thực sự đi trước một bước. Khai thác, thu hút thị trường còn dừng ở bề nổi, thụ động; chưa phân đoạn và chưa có tiêu điểm tập trung.
Công tác xúc tiến quảng bá được triển khai khá sôi động trong và ngoài nước nhưng tính chuyên nghiệp và hiệu quả chưa cao, mới dừng ở quảng bá hình ảnh chung, chưa tạo được tiếng vang và sức hấp dẫn đặc thù cho từng sản phẩm, thương hiệu.
Công tác quản lý nhà nước về du lịch dần được đổi mới; Luật du lịch và các luật, pháp lệnh liên quan, hệ thống văn bản pháp quy hướng dẫn thi hành dần hoàn thiện và áp dụng trong thực tế. Tuy nhiên, tổ chức bộ máy của ngành có nhiều thay đổi; hiệu lực, hiệu quả quản lý chưa cao, còn chồng chéo trong quản lý liên ngành, liên vùng.
Việc khai thác tài nguyên du lịch không ngừng được mở rộng nhưng do thiếu kinh nghiệm và chưa có tầm nhìn dài hạn nên kém hiệu quả và bền vững; các di tích, di sản đã phát huy giá trị phục vụ du lịch nhưng sự chủ động liên kết khai thác chưa cao; công tác bảo tồn văn hoá và bảo vệ môi trường đã được chú trọng nhưng hiệu quả thực thi thấp, ô nhiễm môi trường diễn ra ở nhiều nơi. Vấn đề vệ sinh, trật tự, an ninh, an toàn, tệ nạn xã hội vẫn còn tồn tại phổ biến.
Nhận thức về du lịch đã có bước cải thiện và tiến bộ nhất định, nhiều chính sách được tháo gỡ tạo thuận lợi cho phát triển du lịch, các thủ tục thông thoáng hơn. Tuy nhiên, do xuất phát điểm còn thấp, phát triển du lịch còn là vấn đề mới nên mặt bằng chung về nhận thức du lịch vẫn còn khoảng cách xa so với yêu cầu phát triển.
Thị trường thế giới biến động khó lường; hậu quả của khủng hoảng kinh tế toàn cầu tác động mạnh tới quy mô, tính chất của thị trường gửi khách đến Việt Nam.
2. Định hướng kế hoạch phát triển kinh doanh và thu hút khách của nhà hàng Sasuke Japanese Buffet giai đoan 2017- 2019 Sasuke Japanese Buffet giai đoan 2017- 2019
a. Mục tiêu tổng quát
- Ổn định và giữ vững thị trường hiện tại - Thực hiện đa dạng hóa sản phẩm
- Bảo toàn và phát triển vốn - Bảo đảm lợi ích khách hàng
- Bảo vệ môi trường & sức khỏe cộng đồng
b. Mục tiêu cụ thể phát triển kinh doanh
* Định hướng mục tiêu phát triển tổng lượt khách
Căn cứ vào bảng 3 xác định nhịp độ tăng bình quân hàng năm tổng lượt khách thời kỳ 2014-2016 là:
Căn cứ vào kết quả tính ở trên Luận văn kiến nghị nhịp độ tăng thời kỳ (2017- 2019) là: 6.5%
Kế hoạch tổng lượt khách (2017 - 2019) là: Năm 2017: 28500 × () = 30352 lượt.
Năm 2019: 28500 × lượt
*Kế hoạch tổng doanh thu:
Căn cứ vào bảng số liệu 4, xác định nhịp độ tăng doanh thu trung bình hằng năm thời kỳ 2014-2016 như sau:
100 × − 100 = 8.6 %
Căn cứ vào dự báo trên và tốc độ tăng lạm phát, luận văn kiến nghị nhịp độ tăng bình quân hàng năm tổng doanh thu thời kỳ 2017 - 2019 là 8.6 % và tổng doanh thu kế hoạch là:
Năm 2017: 8895 × = 9659(triệu đồng)
Năm 2019: 8895 × = 11392 (triệu đồng)
*Mục tiêu kế hoạch phát triển lợi nhuận
Căn cứ vào bảng số liệu 5 tỷ suất lợi nhuận sau thuế, luận văn xác định tỷ suất lợi nhuận bình quân hàng năm thời kỳ 2017 - 2019 là:
= 16.1%
Căn cứ vào nhịp độ tăng tỷ suất lợi nhuận thời kỳ 2014 – 2016 vừa tính được, Luận văn kiến nghị nhịp độ tăng của thời kỳ 2017 – 2019 là 16,1%.
Năm 2019: 11392 x 16.1% = 1834(triệu đồng)
Bảng 9: Kế hoạch phát triển kinh doanh và hiệu quả kinh doanh tại nhà hàng Sasuke Japanese Buffet
Chỉ tiêu Đơn vị 2016 Kế hoạch Nhịp độ tăng
bình quân (%) 2017 2019 1. Tổng lượt khách Lượt 28500 30352 34426 6.5 2. Tổng doanh thu Triệuđồng 8895 9659 11392 8.6 3. Tổng lợi nhuận Triệuđồng 1388 1555 1834 8.6 -Tỷ suất lợi nhuận % 15.6 15.2 15.2 -
II. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA NHÀ HÀNG SASUKE JAPANESE BUFFET NHÂN LỰC CỦA NHÀ HÀNG SASUKE JAPANESE BUFFET
1. Đào tạo và nâng cao chất lượng phục vụ khách
Đào tạo và nâng cao chất lượng phục vụ khách rất quan trọng và được hầu hết các doanh nghiệp quan tâm. Nhà hàng Sasuke Japanese Buffet nên có những biện pháp hữu hiệu để thực hiện các công việc này một cách tốt nhất.
- Thứ nhất là nhà hàng cần xác định rõ nhu cầu đào tạo: Mục tiêu của nhà hàng là phải thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng trên cơ sở mang lại lợi nhuận. Do đó mà nhà hàng cần phải luôn luôn khuyến khích nhân viên học hỏi chuyên môn nghiệp vụ, linh hoạt sáng tạo và trong mỗi bộ phận cần có chương trình đào tạo, phát triển phù hợp.
Ở bộ phận bếp việc vệ sinh an toàn thực phẩm là rất quan trọng, nhà hàng cần định kỳ cử nhân viên đi học về nghiệp vụ bảo quản thực phẩm, cách chế biến các món ăn theo nhiều cách thức vừa ngon lại đơn giản phù hợp với từng loại khách.
Những khi nhà hàng có những đoàn khách lớn, các bộ phận nên có các kế hoạch để tìm hiểu về văn hóa lịch sử, phong tục tập quán của họ để phục vụ một cách tốt nhất.
Do trong hoạt động kinh doanh của nhà hàng thường xuyên xảy ra những tình huống bất ngờ khó xử. Vì vậy nhà hàng nên có chương trình đào tạo về xử lý tình huống có thể xảy ra và tình huống hay gặp trong quá trình làm việc để có thể giải quyết ngay các rắc rối, không làm ảnh hưởng tới chất lượng phục vụ. Chương trình đào tạo nên là ban giám khảo đưa ra các tình huống sau đó từng nhân viên tham gia trả lời để đưa ra các khả năng xử lý, ban giám khảo chấm điểm từng nhân viên, tìm ra cách ứng xử hay nhất rồi sau đó để các nhân viên khác học tập làm theo.
- Thứ ba là đánh giá hiệu quả sau đào tạo
Là một công cụ quan trọng để nhà hàng biết được hiệu quả của chất lượng đào tạo và chi phí bỏ ra để đào tạo. Sau mỗi khóa đào tạo, nhà hàng cần phải kiểm tra sự tiến bộ của nhân viên thông qua việc đánh giá kết quả thực hiện công việc.
2. Nâng cao hiệu quả sử dụngnguồn vốn vốn