2 Dự báo sự phát triển du lịch Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực tại nhà hàng sasuke japanese buffet (Trang 37 - 39)

I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA NHÀ HÀNG SASUKE

1. 2 Dự báo sự phát triển du lịch Việt Nam

Bối cảnh trong nước với những thuận lợi, khó khăn đan xen đòi hỏi ngành Du lịch phải khai thác được những điểm mạnh trở thành yếu tố thuận lợi và khắc phục những điểm yếu, hạn chế để vượt lên khó khăn, trở ngại.

Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng nhanh và liên tục trong nhiều năm nhưng chưa ổn định, chưa tương xứng với tiềm năng; tỷ trọng khách du lịch thuần tuý chi trả cao và nghỉ dưỡng dài ngày còn thấp. Khách du lịch nội địa tăng lên nhanh chóng; khách du lịch ra nước ngoài đang có xu hướng tăng trưởng rõ rệt.

Đầu tư du lịch được đẩy mạnh, đặc biệt đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò quan trọng dẫn dắt phát triển du lịch.

Kết cấu hạ tầng du lịch được quan tâm hỗ trợ đầu tư của Nhà nước và thu hút được các thành phần kinh tế tham gia đầu tư.

Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch phát triển nhanh, chất lượng được nâng lên một bước;

Ngành du lịch tạo ra ngày càng nhiều việc làm cho xã hội (hàng năm tạo thêm 30-40 ngàn việc làm trực tiếp)..

Sản phẩm du lịch đã có đổi mới, phát triển đa dạng hơn nhưng chất lượng còn nghèo nàn, đơn sơ; thiếu tính độc đáo, đặc sắc; thiếu đồng bộ và liên kết chưa cao và ít sáng tạo. Sản phẩm, dịch vụ có hàm lượng giá trị gia tăng cao còn chiếm tỷ trọng nhỏ, nhiều sản phẩm trùng lắp, suy thoái nhanh.

Thị trường du lịch đã từng bước được lựa chọn theo mục tiêu. Tuy nhiên công tác nghiên cứu thị trường còn nhiều yếu kém, chưa thực sự đi trước một bước. Khai thác, thu hút thị trường còn dừng ở bề nổi, thụ động; chưa phân đoạn và chưa có tiêu điểm tập trung.

Công tác xúc tiến quảng bá được triển khai khá sôi động trong và ngoài nước nhưng tính chuyên nghiệp và hiệu quả chưa cao, mới dừng ở quảng bá hình ảnh chung, chưa tạo được tiếng vang và sức hấp dẫn đặc thù cho từng sản phẩm, thương hiệu.

Công tác quản lý nhà nước về du lịch dần được đổi mới; Luật du lịch và các luật, pháp lệnh liên quan, hệ thống văn bản pháp quy hướng dẫn thi hành dần hoàn thiện và áp dụng trong thực tế. Tuy nhiên, tổ chức bộ máy của ngành có nhiều thay đổi; hiệu lực, hiệu quả quản lý chưa cao, còn chồng chéo trong quản lý liên ngành, liên vùng.

Việc khai thác tài nguyên du lịch không ngừng được mở rộng nhưng do thiếu kinh nghiệm và chưa có tầm nhìn dài hạn nên kém hiệu quả và bền vững; các di tích, di sản đã phát huy giá trị phục vụ du lịch nhưng sự chủ động liên kết khai thác chưa cao; công tác bảo tồn văn hoá và bảo vệ môi trường đã được chú trọng nhưng hiệu quả thực thi thấp, ô nhiễm môi trường diễn ra ở nhiều nơi. Vấn đề vệ sinh, trật tự, an ninh, an toàn, tệ nạn xã hội vẫn còn tồn tại phổ biến.

Nhận thức về du lịch đã có bước cải thiện và tiến bộ nhất định, nhiều chính sách được tháo gỡ tạo thuận lợi cho phát triển du lịch, các thủ tục thông thoáng hơn. Tuy nhiên, do xuất phát điểm còn thấp, phát triển du lịch còn là vấn đề mới nên mặt bằng chung về nhận thức du lịch vẫn còn khoảng cách xa so với yêu cầu phát triển.

Thị trường thế giới biến động khó lường; hậu quả của khủng hoảng kinh tế toàn cầu tác động mạnh tới quy mô, tính chất của thị trường gửi khách đến Việt Nam.

Một phần của tài liệu Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực tại nhà hàng sasuke japanese buffet (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w