NHỮNG MÂU THUẪN RÕ RÀNG

Một phần của tài liệu nguoi-chua-thuong-sao-van-gap-tai-uong-gia-nen-(why-bad-things-happen-to-gods-people) (Trang 105 - 107)

Lĩnh vực giả định đầu tiên mà chúng ta đã giải quyết là tiền đề cho rằng những người vô tội không bị đau khổ - điều này rõ ràng là không đúng. Giả định thứ hai mà chúng ta thường đưa ra là mọi thứ đều công bằng - và nếu một người không được đối đãi công bằng, thì đó là lỗi của họ. Nhiều người đã hỏi tôi tại sao Chúa không can thiệp vào những cuộc khủng bố và bách hại khủng khiếp trong những thập kỷ gần đây. Những gì thế giới chứng kiến ở Rwanda và Nam Tư là những tình huống dường như được mô tả một cách sống động trong những phần Kinh Thánh mà chúng ta đã học từ Gióp. Tại sao Chúa không can thiệp? Câu trả lời của tôi sẽ là: bạn mong đợi Chúa làm gì? Xóa sổ tất cả ư? Thả một vài loại vũ khí hạt nhân xuống một khu vực? Trong trường hợp không có những hành động như vậy, có vẻ như Đức Chúa Trời không làm gì cả.

Đây là một vấn đề nghiêm trọng đối với nhiều người - đặc biệt là với những người trẻ. Trước những đau khổ và khốn khó, họ tự hỏi: “Chúa đang ở đâu?” Gióp cũng đã tự hỏi điều tương tự 4.000 năm trước đây. Nó không phải là một câu hỏi lỗi thời. Gióp lập luận rằng người công chính không phải lúc nào cũng thịnh vượng, và kẻ ác không phải lúc nào cũng bị trừng phạt. Quả thật, ông đang nhìn mọi thứ theo cách chúng đang diễn ra.

Tôi tin rằng đây là một trong những câu hỏi lớn mà nhân loại phải đấu tranh: Công lý của Đức Chúa Trời ở đâu? Tại sao kẻ ác lại thịnh vượng? Không chỉ kẻ ác được thịnh vượng - đôi khi họ còn được tán thưởng vì điều đó.

Đây là câu hỏi thường trực trong tâm trí của thi sĩ khi ông viết Thi Thiên 73. Chúng ta bắt đầu từ câu 2:

Còn về phần con, chân con gần vấp ngã, suýt chút nữa bước con bị trượt. Vì khi con thấy sự thịnh vượng của kẻ ác thì ganh ghét kẻ kiêu ngạo. Vì chúng chẳng bị đau đớn khi chết; thân thể chúng vẫn mập mạnh. Chúng chẳng gặp rối ren như những người khác, cũng không bị tai họa như người đời. Vì thế, sự kiêu ngạo làm cái kiềng nơi cổ chúng; bạo ngược bao phủ chúng như áo quần. Mắt chúng lộ ra trong mỡ; lòng chúng đầy những ý tưởng điên rồ. Chúng chế giễu, nói những lời độc ác và đe dọa chúng nói cách kiêu kỳ. Miệng thì nói hành thiên thượng còn lưỡi lại vu cáo thế gian.

(Thi Thiên 73:2-9)

Vị thi sĩ phàn nàn rằng kẻ ác vẫn cứ hanh thông mặc cho những gian ác của chúng. Kết quả là ông gần như mất niềm tin. Nhưng rồi ông nói trong câu 15:

Nếu con có nói rằng: “Ta sẽ nói như thế” thì con đã phạm tội bất trung với dòng dõi con cái Chúa. Khi con suy ngẫm để hiểu rõ điều ấy thì con cảm thấy cực nhọc phiền lòng. Cho đến khi con vào nơi thánh của Đức Chúa Trời, thì mới hiểu được sự cuối cùng của chúng.

(Thi Thiên 73:15-17)

Người duy nhất có thể giải thích được những mâu thuẫn rõ ràng của cuộc sống cho bạn là Đức Chúa Trời. Khi vị thi sĩ này đến trước mặt Đức Chúa Trời, thì ông bắt đầu nhìn mọi thứ từ một khía cạnh khác. Sau đó ông hiểu ra kết cục của kẻ ác:

Chúa thật đặt chúng trong nơi trơn trợt; Ngài làm cho chúng rơi vào cảnh diệt vong. Kìa, chúng bị hủy diệt trong chốc lát, nỗi kinh hoàng khiến chúng tiêu vong.

(Thi Thiên 73:18-19)

Khi vị thi sĩ nhìn thấy những kẻ ác được thịnh vượng, gia tăng trong sự gian ác của họ, ông tự hỏi liệu Đức Chúa Trời có quan tâm không. Nhưng Chúa nói rằng thời điểm những kẻ ác này bước vào cõi đời đời, họ sẽ bị chìm vào bóng tối vĩnh viễn. Điều đó không xảy ra trong đời này - nhưng sẽ xảy ra trong sự phán xét. Nó không diễn ra trong đời này mà là trong cõi đời đời.

Một phần của tài liệu nguoi-chua-thuong-sao-van-gap-tai-uong-gia-nen-(why-bad-things-happen-to-gods-people) (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)