HÌNH ẢNH CỦA MỘT NHÀ TIÊN TR

Một phần của tài liệu nguoi-chua-thuong-sao-van-gap-tai-uong-gia-nen-(why-bad-things-happen-to-gods-people) (Trang 129 - 131)

Tôi muốn liên hệ đến hai phần Kinh Thánh khác nói về các nhà tiên tri vì tôi tin rằng phần lớn bức tranh hiện đại về các nhà tiên tri là không phù hợp với Kinh Thánh. Nhiều người dường

như nghĩ rằng việc trở thành một nhà tiên tri là khá thú vị và rất có uy tín. Tuy nhiên, mọi thứ không được hào nhoáng như vậy trong thời của Kinh Thánh. Trong Bài giảng trên núi, Chúa Jesus nói:

Phước cho các con [các môn đồ] khi vì Ta mà các con bị mọi người nhục mạ, bắt bớ, vu cáo đủ mọi điều xấu. Hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng của các con ở trên trời là rất lớn; bởi vì các nhà tiên tri trước các con cũng từng bị người ta bắt bớ như vậy.”

(Ma-thi-ơ 5:11-12)

Chúng ta có coi những sự bắt bớ này là một phước lành không? Chúa Jesus nói chúng ta nên như vậy. Chúa nói rằng chúng ta thuộc dòng dõi của các nhà tiên tri, vì vậy những thử thách mà các nhà tiên tri đã trải qua có thể sẽ xảy ra với bạn và tôi. Nhưng, thật đáng ngạc nhiên, Chúa Jesus nói rằng khi những thử thách đó xuất hiện, chúng ta nên vui mừng và vui mừng tột độ.

Cũng nói về các tiên tri trong Cựu Ước, Hê-bơ-rơ 11:37-38, chép:

Họ đã bị ném đá, bị cưa đôi, bị giết bằng gươm; lưu lạc rày đây mai đó, mặc bằng da chiên, da dê, bị thiếu thốn, bị hà hiếp và ngược đãi. Thế gian không xứng đáng cho họ ở. Họ phải lưu lạc trong hoang mạc, trên núi cao, trong hang động, trong những hầm hố dưới đất.

Tôi đã nêu ra câu hỏi này trong một chương trước: Có bao nhiêu người trong chúng ta muốn thực hiện công tác sứ đồ sau khi nghe về mô tả công việc trong Kinh Thánh? Sau khi nghe những lời giải thích này về những khó khăn của các nhà tiên tri, có bao

nhiêu người trong chúng ta muốn làm một nhà tiên tri theo những mô tả trong Kinh Thánh? Khuôn mẫu cho nhà tiên tri là đau khổ, hoạn nạn và chịu đựng. Đó là vấn đề xây dựng tính cách trong những người được Ngài chọn. Đức Chúa Trời không có vấn đề gì khi đưa ra sự mặc khải. Vấn đề của Chúa là xây dựng tính cách. Sự mặc khải có thể đến bất cứ lúc nào. Nhưng tính cách phải được xây dựng theo thời gian.

Trong phân đoạn được trích dẫn ở đầu chương này - Gia-cơ 5:10-11 - Gia-cơ hướng sự chú ý của chúng ta đến hai yếu tố trong câu chuyện của Gióp; thứ nhất, sự chịu đựng của Gióp và thứ hai, kết cuộc Đức Chúa Trời dành cho Gióp. Điều quan trọng là phải nhận ra rằng nếu Gióp không chịu đựng, ông sẽ không bao giờ đi đến cái kết tốt đẹp đó.

Một phần của tài liệu nguoi-chua-thuong-sao-van-gap-tai-uong-gia-nen-(why-bad-things-happen-to-gods-people) (Trang 129 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)