MÁY ĐO VOM HIỂN THỊ KIM

Một phần của tài liệu Bài giảng thực tập đo lường cảm biến cđ giao thông vận tải (Trang 41 - 46)

1. Tổng quát chung a. Chức năng a. Chức năng

_ Là dụng cụ sử dụng rất thông dụng trong lĩnh vực điện tử, điện công nghiệp, ngoài ra còn dùng trong gia đình, các công việc khác …

_ Đồng hồ VOM ( vạn năng kế) dùng để đo điện áp, dòng điện, điện trở. . . Khi cần đo đại lượng nào thì chỉnh núm điều chỉnh ở các vị trí tương ứng với đại lượng đo đó.

b. Vùng thang đo

_ Là vùng đọc trị số đo, gồm các cung tròn có chia vạch .

_ Thang đo chia vạch đều gọi là thang đo tuyến tính, chia không đều là thang không tuyến tính. Tùy loại máy đo mà các thang đo dùng riêng hoặc dùng chung cho một hoặc nhiều đại lượng đo khác nhau.

Hình 6.1 : Các thang đo cơ bản trên máy đo VOM

_ Là vùng chọn đại lượng đo, chức năng đo của máy đo.

_ Vùng tầm đo ghi rõ khả năng đo tối đa và tối thiểu trị số của đại lượng đo.

_ Chọn tầm đo đo một đại lượng là công việc luôn phải thực hiện trước khi tiếp xúc đo.

Hình 6.2 : Vùng tầm đo cơ bản trên máy đo VOM

d. Các bộ phận khác

_ Nút chỉnh kim chuẩn 0 nằm dưới các thang đo.

_ Nút chỉnh 0 ôm khi máy đo đo điện trở nằm ở góc phải trên vùng tầm đo.

_ Các que đo thường làm đỏ đen trùng màu với chổ gắn. Lưu ý khi đo tín hiệu điện 1 chiều tiếp xúc phải đúng cực tính đỏ (+), đen (-).

_ Máy cần nguồn Pin để mạch hoạt động cho các chế độ, đặc biệt là chế độ đo điện trở, đo kiểm tra linh kiện …

Hình 6.3 : Hình thức bên trong và bên ngoài của máy đo VOM

2. CÁCH THỨC ĐO OHM

a. Các bước chuẩn bị

- Vặn núm điều chỉnh sang vị trí đo điện trở . - Chỉnh giải đo tương ứng với trị số cần đo - Sử dụng VOM như một Ohm kế .

- Chuẩn máy đo 0 ôm.

b. Đo đọc trị số đo

_ Xác định đúng thang đo điều chỉnh để đọc đúng trị số điện trở trên mặt đồng hồ.

_ Kết quả đo được xác định = số chỉ trên thang đo nhân với tầm đo và kèm theo đơn vị đọc

3. CÁCH THỨC ĐO ĐIỆN ÁP XOAY CHIỀU

a. Các bước chuẩn bị

- Vặn núm điều chỉnh sang vị trí đo điện áp xoay chiều ( ACV ) - Chỉnh thang đo tương ứng với trị số cần đo.

- Sử dụng VOM như một Vôn-kế.

b. Đo đọc trị số đo

_ Xác định đúng thang đo điều chỉnh để đọc đúng trị số điện áp trên mặt đồng hồ.

_ Kết quả đo được xác định = số chỉ trên thang đo nhân với tầm đo chia mười và kèm theo đơn vị đọc

4. CÁCH THỨC ĐO ĐIỆN ÁP 1 CHIỀU

a. Các bước chuẩn bị

- Vặn núm điều chỉnh sang vị trí đo điện áp một chiều ( DCV ) - Chỉnh thang đo tương ứng với trị số cần đo.

- Sử dụng VOM như một Vôn-kế.

b. Đo đọc trị số đo

_ Xác định đúng thang đo điều chỉnh để đọc đúng trị số điện áp trên mặt đồng hồ.

_ Kết quả đo được xác định = số chỉ trên thang đo nhân với tầm đo chia mười và kèm theo đơn vị đọc

5. CÁCH THỨC ĐO DÒNG ĐIỆN 1 CHIỀU

a. Các bước chuẩn bị

- Vặn núm điều chỉnh sang vị trí đo dòng điện một chiều ( đại lượng DCmA). - Chỉnh thang đo tương ứng trị số cần đo.

- Sử dụng VOM như một Ampe-kế một chiều.

b. Đo đọc trị số đo

_ Xác định đúng thang đo theo núm điều chỉnh, để đọc đúng trị số dòng điện trên đồng hồ.

_ Kết quả đo được xác định = số chỉ trên thang đo nhân với tầm đo chia mười và kèm theo đơn vị đọc.

6. CÁC TÍNH NĂNG ĐO KHÁC

a) Đo kiểm tra linh kiện điện trở :

- Bước 1 : chuyển chọn chế độ đo Ohm của máy đo VOM và chọn tầm đo. - Bước 2 : Hiệu chỉnh chuẩn máy đo.

- Bước 3 : Tiếp xúc đo và đọc kết quả trị số đo R.

- Bước 4 : So sánh kết quả đo với trị số danh định. Điện trở còn tốt khi trị số đo chênh lệch không quá  5% so với trị số danh định.

b) Đo kiểm tra linh kiện tụ điện :

- Bước 2 : Hiệu chỉnh chuẩn máy đo.

- Bước 3 : Đo lần 1 : Tiếp xúc que đo vào chân tụ quan sát kim chỉ thị trên máy đo trả về dấu vô cực.

- Bước 4 : Đo lần 2 : Đảo que đo và tiếp xúc que đo vào chân tụ quan sát kim chỉ thị trên máy đo trả về dấu vô cực.

- Bước 5 : Đánh giá : tụ tốt khi bước 3 và bước 4 cho kết quả đo giống nhau.

c) Đo kiểm tra linh kiện Diode :

+ Bước 1: chuyển chọn chế độ đo R của máy đo VOM và chọn tầm đo X1 hoặc X10.

+ Bước 2: Hiệu chỉnh chuẩn máy đo.

+ Bước 3: Đo lần 1; Tiếp xúc que đo vào chân Diode quan sát kim chỉ thị trên máy đo .

+ Bước 4: Đo lần 2; Đảo que đo và tiếp xúc que đo vào chân Diode quan sát kim chỉ thị trên máy đo.

+ Bước 5 : Đánh giá; Diode tốt khi đo bước 3 hoặc bước 4 có 1 lần đo kim chỉ vô cực và 1 lần đo cho kết quả đo vài trăm  đến vài K.

d) Đo kiểm tra linh kiện Transistor BJT :

- Bước 1 : chuyển chọn chế độ đo R của máy đo VOM và chọn tầm đo. - Bước 2 : Hiệu chỉnh chuẩn máy đo.

- Bước 3 : Tiếp xúc chân transistor đo 6 trường hợp : + Trường hợp 1 : chân B(+) và chân C( _ ). + Trường hợp 2 : chân B(+) và chân E( _ ). + Trường hợp 3 : chân C(+) và chân B( _ ). + Trường hợp 4 : chân C(+) và chân E( _ ). + Trường hợp 5 : chân E(+) và chân B( _ ). + Trường hợp 6 : chân E(+) và chân C( _ ). - Bước 4 : kết luân.

+ Trong 6 trường hợp đo có 2 trường hợp (1 và 2) cho kết quả đo giống nhau, các trường hợp khác cho kết quả đo là vô cực. Transistor NPN còn tốt.

+ Trong 6 trường hợp đo có 2 trường hợp (3 và 5) cho kết quả đo giống nhau, các trường hợp khác cho kết quả đo là vô cực. Transistor PNP còn tốt.

7. KỸ THUẬT AN TOÀN

_ Khi tiếp xúc đo tránh chạm vào vật đo linh kiện đo nguồn điện đo. _ Tiếp xúc đúng chiều phân cực của que đo, cực tính nguồn đo. _ Sau khi tiếp xúc đúng vị trí đo giữ cố định rồi đọc kết quả đo.

_ Tránh tiếp xúc điện nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng, bị rung động gây cản trở khó chạm khó tiếp xúc …

iI. MÁY ĐO VOM HIỂN THỊ SỐ

1. Tổng quát chung a. Cấu trúc cơ bản a. Cấu trúc cơ bản

_ Các dụng cụ đo lường điện tử(đơi khi được gọi là hệ thống đo lường điện tử) là các dụng cụ đo lườngcĩ chức năng đo lường các đại lượng vật lýhoặc

phi vật lý với sự trợ giúp của các thiết bị điện tử. Chúng thường biểu diễn kết quả đo thơng qua các phương tiện hiển thị khác nhau.

_ Thơng thường một dụng cụ đo lường điện tử cĩ cấu trúc gồm khối cảm

biến, bộ khuếch đại, bộ xử lý và cuối cùng là bộ hiển thị. Bộ cảm biến cĩ

nhiệm vụ thực hiện cảm nhận và biến đổi các đại lượng vật lýhoặc phi vật lý

cần đo thành các tín hiệu điện. Các tín hiệu điện này sau đĩ sẽ được khuếch

đạivà hiệu chỉnh sao cho tương quan sự biến đổi giữa các đại lượng vật lý

hoặc phi vật lý và tín hiệu điện sau cảm biếncĩ tính chất tuyến tính. Hay nĩi

cách khác, sự biến đổicủa tín hiệu điện sau cảm biếnsẽ phản ánh thực chất

của quá trình biến đổi các đại lượng vật lý, phi vật lý đĩ. Tiếp sau, các tín

hiệunày sẽ được tiếp tục đưa qua các hệ thốngxử lý tín hiệu(cĩ thể là xử lý

tín hiệu sốhoặc tương tự) rồi sau đĩ phối ghép và đưa qua các phương tiện

hiển thị như màn hình, bảng hiển thị LED, các thiết bị in ấnhoặc các thiết bị ngoại vi khác...

b. Chức năng các bộ phận

Sơ đồ khối tổng quát thiết bị đo điện tử thường được chia thành các bộ phận như sau:

Hình 13.1 : Sơ đồ khối cơ bản của máy đo hiển thị số

Cảm biến: phần tử biến đổi các đại lượng đo không điện sang đại lượng điện hoặc đại lượng điện thành một đại lượng điện khác để đo trung gian.

Bộ phận điều chế tín hiệu: biến đổi tín hiệu điện (điện áp, dòng điện, điện trở...) từ bộ phận cảm biến và xử lý điều chế tín hiệu ra cho phù hợp với bộ phận chỉ thị kết quả. Bộ phần này bao gồm: mạch phân tầm đo, mạch điều hợp tổng trở, mạch khuếch đại tín hiệu đủ lớn cho bộ chỉ thị kết quả, mạch cầu đo đối với đại lượng điện trở, điện cảm, điện dung. Ngoài ra, trong bộ điều chế có thể còn có các mạch lọc, mạch chỉnh lưu, mạch sửa dạng tín hiệu, mạch biến đổi tín hiệu sang dạng số (biến đổi A/D) hoặc biến đổi từ dạng số sang qua analog (biến đổi D/A)...

Bộ chỉ thị kết quả: trong bộ phận này, kết quả đo được chỉ thị dưới hai hình thức: kim hoặc hiển thị số. Ngoài ra còn có thể có bộ phận ghi lại kết quả hoặc lưu giữ lại trị số đo trong đĩa từ, băng từ hoặc trong các chíp nhớ cũng như trong bộ nhớ của máy tính…

2. CÁCH THỨC ĐO OHM

- Vặn núm điều chỉnh sang vị trí đo điện trở . - Chỉnh giải đo tương ứng với trị số cần đo - Sử dụng VOM như một Ohm kế.

CẢM BIẾN ĐIỀU CHẾ

TÍN HIỆU

CHỈ THỊ KẾT QUẢ

- Tiếp xúc đo điện trở an toàn.

- Đọc kết quả đo trên màn hình hiển thị số kèm theo đơn vị.

3. CÁCH THỨC ĐO ĐIỆN ÁP XOAY CHIỀU

- Vặn núm điều chỉnh sang vị trí đo điện áp xoay chiều ( ACV ) - Chỉnh tầm đo tương ứng với trị số cần đo.

- Sử dụng VOM như một Vôn-kế.

- Tiếp xúc đo điện áp xoay chiều an toàn.

- Đọc kết quả đo trên màn hình hiển thị số kèm theo đơn vị.

4. CÁCH THỨC ĐO ĐIỆN ÁP MỘT CHIỀU

- Vặn núm điều chỉnh sang vị trí đo điện áp một chiều ( DCV ) - Chỉnh tầm đo tương ứng với trị số cần đo.

- Sử dụng VOM như một Vôn-kế.

- Tiếp xúc đo điện áp một chiều an toàn.

- Đọc kết quả đo trên màn hình hiển thị số kèm theo đơn vị.

5. CÁCH THỨC ĐO DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU

- Vặn núm điều chỉnh sang vị trí đo dòng điện xoay chiều ( ACA ) - Chỉnh tầm đo tương ứng với trị số cần đo.

- Sử dụng đo gián tiếp qua hiệu ứng Hall (Ampe kẹp). - Tiếp xúc đo dòng điện xoay chiều an toàn.

- Đọc kết quả đo trên màn hình hiển thị số kèm theo đơn vị.

6. CÁC TÍNH NĂNG ĐO KHÁC

a) Đo kiểm tra linh kiện điện trở : (Tương tự như VOM hiển thị kim) b) Đo kiểm tra linh kiện tụ điện : (Tương tự như VOM hiển thị kim) c) Đo kiểm tra linh kiện Diode : (Tương tự như VOM hiển thị kim) d) Đo kiểm tra Transistor BJT : (Tương tự như VOM hiển thị kim)…

7. KỸ THUẬT AN TOÀN

_ Khi tiếp xúc đo tránh chạm vào vật đo linh kiện đo nguồn điện đo. _ Tiếp xúc đúng chiều phân cực của que đo, cực tính nguồn đo. _ Sau khi tiếp xúc đúng vị trí đo giữ cố định rồi đọc kết quả đo.

_ Tránh tiếp xúc điện nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng, bị rung động gây cản trở khó chạm khó tiếp xúc …

Một phần của tài liệu Bài giảng thực tập đo lường cảm biến cđ giao thông vận tải (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)